Cung cấp thông tin chung về tình hình COVID-19

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thông tin về đại dịch covid 19 trên báo mạng điện tử việt nam (Trang 38 - 42)

Việc cung cấp thông tin là được cho là quan trọng trong suốt thời gian đại dịch.

Trong tổng số 236 bài vừa nói trên, có 74 bài cung cấp thông tin trong suốt khoảng thời gian này, chiếm 31,4%. Nhóm bài báo này chủ yếu tập trung vào (1) cung cấp số liệu về dịch bệnh, ví dụ như chuỗi bài viết “Cập nhật 7h00 ngày 9/2: Virus corona khiến 806 người tử vong, thêm nhiều ca nhiễm ngoài Trung Quốc, diễn biến lây nhiễm phức tạp” đăng vào ngày 09/2/2020 trên trang Thế giới & Việt Nam (https://baoquocte.vn/cap-nhat-7h00-ngay-92-virus-corona-khien-806-nguoi-tu-vong- them-nhieu-ca-nhiem-ngoai-trung-quoc-dien-bien-lay-nhiem-phuc-tap-109151.html);

“Covid-19: Hàn Quốc có ca tử vong thứ 6, bệnh nhân nhỏ nhất mới 4 tuổi” đăng vào ngày 23/2/2020 trên trang Người lao động (https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/covid-19- han-quoc-co-ca-tu-vong-thu-6-benh-nhan-nho-nhat-moi-4-tuoi-

20200223230554825.htm); “CẬP NHẬT dịch COVID-19 và ứng phó tới ngày 4/3”

đăng vào ngày 04/03/2020 trên trang Báo Điện tử Chính phủ

31

(https://baochinhphu.vn/cap-nhat-dich-covid-19-va-ung-pho-toi-ngay-4-3-

102267699.htm); hoặc (2) mô tả về diễn biến dịch bệnh ở một địa phương cụ thể, ví dụ như chuỗi bài viết: “Nữ bệnh nhân ở Thanh Hóa dương tính với corona được xuất viện”, đăng vào ngày 03/2/2020 trên trang Vietnamnet (https://vietnamnet.vn/nu-benh- nhan-o-thanh-hoa-duong-tinh-voi-corona-duoc-xuat-vien-613324.html); “Covid-19:

Một số bệnh nhân hồi phục còn dấu vết của virus” được đăng vào ngày 21/02/2020 trên trang Người lao động (https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/covid-19-nguoi-khoi-benh- van-bi-virus-bam-gieo-rac-noi-lo-lay-lan-rong-20200221101323817.htm); “Bệnh nhân 'siêu lây nhiễm' xuất viện cùng cả gia đình” được đăng vào ngày 3/4/2020 trên trang VNExpress (https://vnexpress.net/benh-nhan-sieu-lay-nhiem-xuat-vien-cung-ca-gia- dinh-4078930.html) hay (3) diễn biến một số sự kiện, sự kiện liên quan về đại dịch Covid-19, ví dụ như chuỗi bài viết: “Nửa đêm đốt bồ kết phòng dịch corona, nghìn dân chung cư nháo nhác chạy” được đăng vào ngày 10/02/2020 trên trang Vietnamnet (https://vietnamnet.vn/nua-dem-dot-bo-ket-phong-dich-corona-nghin-dan-chung-cu- nhao-nhac-chay-615266.html); “Giấy chuyển bệnh corona giả mạo phát tán trong khu dân cư”, được đăng vào ngày 03/02/2020 trên trang Dân trí (https://dantri.com.vn/suc- khoe/giay-chuyen-benh-corona-gia-mao-phat-tan-trong-khu-dan-cu-

20200207232328065.htm); “Cô gái nhiễm Covid-19 ở Hà Nội khiến dân mạng lo lắng, lên án việc không tự giác khai báo” được đăng vào ngày 07/03/2020 trên trang Thanh niên (https://thanhnien.vn/co-gai-nhiem-covid-19-o-ha-noi-khien-dan-mang-lo-lang- len-an-viec-khong-tu-giac-khai-bao-185932418.htm).

Thông qua số liệu ở Bảng 2, 4, 6 và 8, có thể nhận thấy bài viết về chủ đề Cung cấp thông tin chung về tình hình COVID-19 có số lượng nhiều nhất ở giai đoạn 4. Tuy nhiên, xét về tần số xuất hiện thì chủ đề này chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở giai đoạn 1 với 43.3%. Như vậy, có thể nói báo chí nói chung và BMĐT VN nói riêng trong giai đoạn này chỉ ưu tiên Cung cấp thông tin chung về tình hình Covid-19, chưa có nhiều bài báo viết về vấn đề sâu rộng hơn như Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch COVID- 19 hay Phân tích trạng thái “bình thường mới”.

Ví dụ, báo Hà Nội Mới có bài viết “Hơn nửa triệu người đã tử vong vì đại dịch Covid-19”, được đăng vào ngày 29/06/2020 (https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The- gioi/971279/hon-nua-trieu-nguoi-da-tu-vong-vi-dai-dich-covid-19).

32

Hình 5: Trang báo Hà Nội Mới đăng bài cung cấp số liệu về dịch bệnh Covid-19 ở giai đoạn 1.

Trong một bài viết với dung lượng khá dài như thế này, tuy nhiên bài báo chỉ Cung cấp thông tin chung về tình hình COVID-19. Và trong các vấn đề tập trung ở nhóm này, bài báo này thuộc nhóm (1) cung cấp số liệu về dịch bệnh. Bài viết diễn biến về số ca nhiễm ở 4 châu lục, rất nhiều con số trong bài báo nhưng lại không đề cập thêm gì về chính sách hay nói đến sự tác động của Covid-19 và cũng không có thông điệp hay lời khuyên nào được đưa ra trong bài báo với dung lượng khá dài như bài viết này.

Tiếp đến ở chủ đề này, chúng tôi tiến hành so sánh sự khác biệt giữa biến chủ đề với hai biến là Báo tổng hợp/ Báo chuyên biệt và Dịch/ Tự viết để xem sự khác biệt giữa mỗi biến với biến chủ đề cũng như có những nhận định cho chủ đề này.

Sử dụng kiểm định Fisher exact test để so sánh sự khác biệt giữa nhóm báo tổng hợp (ví dụ như Tuổi trẻ, Thanh niên, Vnexpress…) và nhóm báo có xu hướng tập trung vào lĩnh vực khoa học (ví dụ như Khoa học và phát triển, Sức khoẻ và đời sống, Tia sáng…), kết quả cho thấy không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm báo chí này (p>0.05 - Bảng 10). Cả hai nhóm báo chí đều ưu tiên phản ánh Chính sách ứng phó với dịch bệnhCung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh. Cả hai nhóm báo chí đều có ưu tiên số hai với chủ đề thông tin cho người dân về diễn biến, sự kiểm soát hoặc số liệu các ca mắc Covid-19 trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Bảng 10: So sánh sự khác biệt giữa báo tổng hợp & báo chuyên biệt với chủ đề.

33

Chủ đề Báo tổng hợp

(N= 216) %

Báo chuyên biệt

(N=20) % Cung cấp thông tin chung về tình hình

COVID-19

69 31.9 5 25

Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch COVID-19

16 7.4 0 0

Phân tích sự tác động của đại dịch COVID- 19 đến kinh tế, xã hội

18 8.3 2 10

Dự báo về tương lai sau đại dịch 3 1.4 1 5

Phân tích trạng thái “bình thường mới” 7 3.2 0 0

Chính sách ứng phó với dịch bệnh 103 47.7 12 60

Fisher exact test, *p>0.05

Tiếp tục sử dụng kiểm định Fisher exact test để so sánh sự khác biệt giữa các tác phẩm báo chí được các nhà báo tự viết và bài báo được dịch, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p < 0.05) giữa hai nhóm tác phẩm dịch và tác phẩm tự viết khi đưa tin về chủ đề Cung cấp thông tin chung về tình hình dịch bệnh. Cụ thể, đối với nhóm tác phẩm được chuyển dịch từ các nguồn thông tin quốc tế, các phóng viên ưu tiên hàng đầu trong việc cung cấp thông tin diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên thế giới (18/47, 38.8%) (Bảng 11). Ví dụ, bài báo “Sự kiện 'siêu lây nhiễm' góp phần gây thảm kịch Covid-19 ở Ấn Độ” được Vietnamnet đăng tải vào ngày 26/04/2021 (https://vietnamnet.vn/su-kien-sieu-lay-nhiem-gop-phan-gay-tham-kich-covid-19-o- an-do-730723.html). Tác giả của bài viết này đã dịch bài từ trang First Post của Ấn Độ để Cung cấp thông tin chung về tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ. Những con số như 185.000 nghìn ca tử vong vì Covid-19, cùng hơn 314.000 ca mắc mới trong một ngày,…

tất cả đều được dịch và lấy lại từ trang tin đã nêu trên.

Ngược lại, đối với các tác phẩm do các nhà báo tự khai thác, chủ đề Chính sách ứng phó với tình hình dịch bệnh chiếm tần số chủ đạo. Chủ đề Cung cấp thông tin chung về tình hình dịch bệnh không phải là ưu tiên số một. Mặc dù vậy, đây cũng là một trong các chủ đề được khai thác nhiều thứ hai trong nhóm bài tự viết (56/189, 29.6%).

Bảng 11: So sánh sự khác biệt giữa bài báo dịch & bài báo tự viết với chủ đề.

Chủ đề Bài dịch Bài tự viết

34

N = 47 % N = 189 %

Cung cấp thông tin chung về tình hình COVID-19 18 38.8 56 29.6

Phân tích sâu nội hàm khoa học về đại dịch COVID-19 10 21.3 6 3.2

Phân tích sự tác động của đại dịch COVID-19 đến kinh

tế, xã hội 6 12.8 14 7.4

Dự báo về tương lai sau đại dịch 2 4.3 2 1.1

Phân tích trạng thái “bình thường mới” 0 0.0 7 3.7

Chính sách ứng phó với dịch bệnh 11 23.4 104 55.0

Fisher exact test, *p<0.05

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thông tin về đại dịch covid 19 trên báo mạng điện tử việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)