Nguyên tắc, quy trình lựa chọn, khai thác và sử dụng bài tập Vật lí nhằm phát triển năng lực tự học của HS

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng bài tập trong dạy học chương “chuyển động tròn” – vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh (Trang 28 - 31)

1.2. Bài tập Vật lí

1.2.2. Nguyên tắc, quy trình lựa chọn, khai thác và sử dụng bài tập Vật lí nhằm phát triển năng lực tự học của HS

1.2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn, khai thác bài tập Vật lí

Để phát triển năng lực tự học cho người học, việc lựa chọn các bài tập Vật lí nói chung, cần đảm bải rằng chúng phải phù hợp với nội dung dạy học, phù hợp với khả năng nhận thức của HS và phải phục vụ ý đồ về mặt phương pháp của GV, kiến thức trong mỗi bài tập phải nằm trong hệ thống kiến thức được quy định trong chương trình.

Đồng thời cũng phải xác định đúng vị trí của các bài tập trong tiến trình dạy học để chúng trở thành một hệ thống kiến thức cần truyền thụ. Ngoài ra, do bài tập Vật lí có những đặc thù riêng nên việc xây dựng cũng cần phải thõa mãn các nguyên tắc sau:

- Xác định mục tiêu sử dụng BTVL: Cần xác định rõ mục tiêu lựa chọn và sử dụng BTVL để làm điều kiện xuất phát (xây dựng kiến thức mới) hay lựa chọn bài tập vận

19

dụng; hay sử dụng cho HS tự học; hoặc sử dụng trong đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

- Lựa chọn đơn vị kiến thức, hiện tượng, bối cảnh/ tình huống thực tế có liên quan đến kiến thức cần nghiên cứu và phải đảm bảo tính mục tiêu của chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và rèn luyện, phát triển năng lực tự học của HS: Nếu bài tập có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức vật lí thì sẽ không tạo được động lực cho HS để giải bài tập đó.

- Bài tập phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và tính hiện đại: Trong dạy học vật lí, để có một hệ thống BT tốt thì mỗi bài tập phải có một nhiệm vụ và vị trí nhất định trong bài học, phải chứa đựng những kiến thức cơ bản, đảm bảo được tính chính xác, khoa học.

- Bài tập phải gần gũi với kinh nghiệm của HS, phải chứa đựng những tình huống gần gũi, thực tế phong phú, phải có nhiều bài tập chứa đựng những vấn đề mang tính địa phương nơi người học đang sống.

- Bài tập phải đảm bảo tính logic sư phạm, có tính hệ thống và phải phù hợp với trình độ, khả năng của HS. Các BT trong chương trình phải vừa được sắp xếp theo mức độ nhận thức của HS, vừa được sắp xếp theo chương, bài.

- Xây dựng đáp án, dự kiến lời giải cho bài tập.

- Chỉnh sửa, hoàn thiện bài tập và đề xuất hình thức sử dụng.

1.2.2.2. Quy trình khai thác và sử dụng bài tập Vật lí nhằm phát triển năng lực tự học của HS

Đối với việc khai thác và sử dụng các bài tập Vật Lí nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh cho một giờ học trên lớp hay một phần kiến thức, xuất phát từ những yêu cầu và nguyên tắc của bài tập Vật lí như đã trình bày ở trên, có thể thực hiện xây dựng theo quy trình gồm ba bước sau:

Hình 1. 4. Quy trình khai thác và sử dụng bài tập Vật lí Chuẩn bị kiến thức, kĩ

năng, công cụ để khai thác bài tập

Tiến hành lựa chọn bài tập nhằm phát

triển NL tự học

Sử dụng và kiểm tra tính đúng đắn của bài

tập QUY TRÌNH KHAI

THÁC VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÍ

20

- Chuẩn bị kiến thức, kĩ năng, công cụ để xây dựng bài tập [5]

+ Trước khi tiến hành lựa chọn bài tập, cần căn cứ vào mục tiêu và nội dung chương trình và sách giáo khoa để phân tích nội dung kiến thức của phần đó. Trong đó, cần phân tích rõ mục tiêu bài học, nội dung và kiến thức trong từng đơn vị bài học, từng chương cụ thể ứng với phần đó, xác định mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức và chỉ ra những kiến thức liên quan tới đời sống thực tiễn để phát triển năng lực cho HS.

+ Xác định được cấu trúc của hệ thống bài tập, xác định được chức năng, nhiệm vụ và nội dung của từng loại bài tập cụ thể trong tiến trình dạy học. Chỉ rõ từng bài tập sẽ phục vụ rèn luyện và phát triển kĩ năng nào của học sinh, áp dụng các bài tập đó trong những hoạt động dạy học và trong những tình huống sư phạm nào, từ đó phân bổ và xác định số lượng các bài tập cho từng bài học và cho cả phần.

+ Tìm hiểu kĩ các ứng dụng kĩ thuật, các hoạt động sinh hoạt, hoạt động lao động sản xuất, các quy luật, hiện tượng thực tiễn và các kiến thức thực tiễn có liên quan tới nội dung bài học hoặc phần học.

+ Chú ý tới trình độ nhận thức, học lực, điều kiện hoàn cảnh của từng vùng, từng lớp học sinh để lựa chọn và xác định kiến thức phù hợp với người học, để hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn đạt hiệu quả như mong muốn.

- Tiến hành lựa chọn, biên soạn bài tập nhằm phát triển năng lực tự học

+ Để tiến hành lựa chọn, soạn thảo bài tập có nội dung thực tiễn đạt được hiệu quả, giáo viên cần phải tìm hiểu, đọc và tham khảo nhiều tài liệu, sách bài tập, báo,.. đã được biên soạn. Số lượng thông tin và tài liệu giáo viên thu thập được sẽ quyết định tới hiệu quả xây dựng và soạn thảo bài tập, giáo viên thu thập và tham khảo được càng nhiều thông tin và tài liệu thì quá trình khai thác và soạn thảo sẽ càng nhanh chóng và đạt chất lượng cao hơn. Giáo viên có thể sử dụng các nguồn thông tin sau để lựa chọn và soạn thảo bài tập:

o Lựa chọn và soạn thảo dựa trên các bài tập đã được biên soạn và giới thiệu trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, các tài liệu tập huấn… có nguồn gốc từ các nhà xuất bản uy tín trong nước và nước ngoài.

o Lựa chọn và soạn thảo dựa trên kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn liên quan đến nội dung bài học và phần học của giáo viên.

o Lựa chọn và soạn thảo dựa trên các kênh thông tin đại chúng, mạng xã hội, internet, báo, …

+ Giáo viên lựa chọn và khai thác từng bài tập và xây dựng các phương án giải cho từng loại bài tập cụ thể. Sau đó, giáo viên tiến hành phân bố, lựa chọn từng bài tập theo nhiệm vụ, chức năng của chúng để tạo thành một hệ thống bài tập hoàn chỉnh.

- Sử dụng và kiểm tra tính đúng đắn của bài tập

21

+ Sau khi đã tiến hành lựa chọn được hệ thống bài tập, giáo viên cần đưa hệ thống bài tập đó vào quá trình dạy học trên lớp để kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của chúng.

+ Giáo viên cần rà soát lại hệ thống các bài tập sử dụng trong quá trình dạy học đã đảm bảo được sự cân đối về số lượng, nội dung kiến thức, chức năng, nhiệm vụ với hệ thống bài tập chung hay chưa. Giáo viên nên chú ý tới sự cân đối về mức độ khó của các loại bài tập từ đơn giản, nâng cao tới sáng tạo trong phân phối bài tập ở từng giờ dạy học.

+ Sau khi điều chỉnh và khắc phục các lỗi của hệ thống bài tập đã lựa chọn và biên soạn, giáo viên có thể tiến hành phát triển và bổ sung để hệ thống bài tập hoàn hảo, có tính thực tiễn và tính cập nhật cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng bài tập trong dạy học chương “chuyển động tròn” – vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)