BÀI 32: LỰC HƯỚNG TÂM VÀ GIA TỐC HƯỚNG TÂM
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.2. Đánh giá định lượng
3.4.2.1. Kết quả thu được khi dạy thực nghiệm bài 31: “Động học của chuyển động tròn” (2 tiết)
Dưới đây là kết quả thu được về NLTH của 6 HS mà chúng tôi tập trung theo dõi (Bảng 3.3):
Bảng 3. 3. Kết quả thu được về NLTH của HS trong bài 31
Họ và tên
Mức độ biểu hiện
Thành tố 1 Thành tố 2 Thành tố 3 Thành tố 4 X1 X2 L1 L2 L3 T1 T2 T3 Đ1 Đ2 Đình
Minh
M1
M2 X X X X
M3 X X X X
Minh Triết
M1
M2 X X X
M3 X X X X X
Minh Tuấn
M1 X
M2 X X X
M3 X X X X
Minh Thư
M1
M2 X X X
M3 X X X X X
M1 X X X X X X
90 Gia
Hân
M2 X X
M3 Nhã
Linh
M1 X X X X X X
M2 X X
M3
Để thu được kết quả ở Bảng 3.3, chúng tôi căn cứ vào hành vi của nhận thức đối với HS ở phụ lục 6. Dưới đây là bảng căn cứ nhận xét cho điểm dựa trên các Phiếu học tập trong bài 31 “Động học của chuyển động tròn”.
3.4.2.2. Kết quả thu được khi dạy thực nghiệm bài 32: “Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm” (2 tiết)
Tương tự với bài 31, dưới đây là kết quả thu được về NLTH của 6 HS mà chúng tôi tập trung theo dõi (Bảng 3.5):
Bảng 3. 4. Kết quả thu được về NLTH của HS trong bài 32
Họ và tên
Mức độ biểu hiện
Thành tố 1 Thành tố 2 Thành tố 3 Thành tố 4 X1 X2 L1 L2 L3 T1 T2 T3 Đ1 Đ2 Đình
Minh
M1
M2 X
M3 X X X X X X X X
Minh Triết
M1 M2
M3 X X X X X X X X X
Minh Tuấn
M1
M2 X X X
M3 X X X X X X
Minh Thư
M1
M2 X X
M3 X X X X X X X
Gia Hân
M1 X X X X
M2 X X X X X
M3 Nhã
Linh
M1 X X X X X
M2 X X X X
91 M3
a) Đánh giá sự phát triển năng lực tự học trên từng đố tượng HS
* Nhóm đối tượng HS giỏi
Bảng 3. 5. Bảng tổng hợp điểm số các hành vi thông qua 2 bài học của HS Nguyễn Phan Đình Minh
Hình 3. 2. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của HS Nguyễn Phan Đình Minh Bảng 3. 6. Bảng tổng hợp điểm số các hành vi thông qua 2 bài học của HS Dương
Minh Triết
0 1 2 3 X1
X2
L1
L2 T1 T2
T3 Đ1
Đ2
Bài 31 Bài 32
Hành vi Điểm bài tập
X1 X2 L1 L2 L3 T1 T2 T3 Đ1 Đ2
Bài 31 3.0 3.0 3.0 2.0 0.0 3.0 2.0 0.0 2.0 2.0 Bài 32 3.0 3.0 3.0 3.0 0.0 3.0 3.0 3.0 2.0 3.0
Hành vi Điểm bài tập
X1 X2 L1 L2 L3 T1 T2 T3 Đ1 Đ2
Bài 31 3.0 3.0 3.0 3.0 0.0 2.0 2.0 0.0 2.0 3.0 Bài 32 3.0 3.0 3.0 3.0 0.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0
92
Hình 3. 3. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của HS Dương Minh Triết
* Nhận xét: Qua bảng tổng hợp và biểu đồ cho thấy, qua 2 bài học đa số các hành vi của NLTH của các HS trên có số điểm tăng lên. HS Đình Minh không có hành vi nào bị giảm các hành vi có tăng từ bài 31 sang bài 32. Tuy nhiên HS Minh Triết có 1 hành vi L2 bị giảm điểm, tuy nhiên HS này về mức độ phát triển NLTH không phát triển mạnh bằng HS Đình Minh. Xét tổng thể của các hành vi, qua các phiếu quan sát chúng tôi nhận thấy các nội dung được khai thác và sử dụng ở trên là phù hợp với nhận thức của HS, góp phần phát triển NL TH của bản thân HS.
* Nhóm đối tượng HS khá
Bảng 3. 7. Bảng tổng hợp điểm số các hành vi thông qua 2 bài học của HS Trần Minh Tuấn
Hình 3. 4. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của HS Trần Minh Tuấn
0 1 2 3X1
X2
L1
L2 T1 T2
T3 Đ1
Đ2
Bài 31 Bài 32
0 1 2 3X1
X2
L1
L2 T1 T2
T3 Đ1
Đ2
Bài 31 Bài 32
Hành vi Điểm bài tập
X1 X2 L1 L2 L3 T1 T2 T3 Đ1 Đ2
Bài 31 3.0 3.0 2.0 3.0 0.0 2.0 1.0 0.0 3.0 2.0 Bài 32 3.0 3.0 3.0 3.0 0.0 2.0 3.0 2.0 3.0 2.0
93
Bảng 3. 8. Bảng tổng hợp điểm số các hành vi thông qua 2 bài học của HS Nguyễn Hà Minh Thư
Hình 3. 5. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của HS Nguyễn Hà Minh Thư
* Nhận xét: Từ bảng tổng hợp và biểu đồ cho thấy, qua 2 bài học đa số các hành vi của NLTH của các học sinh có sự tăng giảm một cách đáng kể. So với Minh Tuấn thì Minh Thư là học sinh giữ vững được các chỉ số hành vi nhất. Trong khi đó Minh Tuấn tăng mạnh ở hành vi T2 và L2. Thông qua các hành vi, qua các bài tập chúng tôi nhận thấy các nhiệm vụ được khai thác và sử dụng ở trên là phù hợp với nhận thức của HS.
* Nhóm đối tượng HS TB, yếu
Bảng 3. 9. Bảng tổng hợp điểm số các hành vi thông qua 2 bài học của HS Mai Phan Gia Hân
0 1 2 3X1
X2
L1
L2 T1 T2
T3 Đ1
Đ2
Bài 31 Bài 32
Hành vi Điểm bài tập
X1 X2 L1 L2 L3 T1 T2 T3 Đ1 Đ2
Bài 31 3.0 3.0 3.0 2.0 0.0 3.0 2.0 0.0 2.0 3.0 Bài 32 3.0 3.0 3.0 3.0 0.0 3.0 3.0 2.0 2.0 3.0
Hành vi Điểm bài tập
X1 X2 L1 L2 L3 T1 T2 T3 Đ1 Đ2
Bài 31 2.0 1.0 1.0 1.0 0.0 1.0 1.0 0.0 1.0 2.0 Bài 32 2.0 2.0 1.0 1.0 0.0 2.0 2.0 1.0 1.0 2.0
94
Hình 3. 6. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của HS Mai Phan Gia Hân Bảng 3. 10. Bảng tổng hợp điểm số các hành vi thông qua 2 bài học của HS Lê
Nguyễn Nhã Linh
Hình 3. 7. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của HS Lê Nguyễn Nhã Linh
* Nhận xét: Từ bảng tổng hợp và biểu đồ cho thấy đối với nhóm đối tượng HS trung bình, yếu thì các hành vi của NLTH của các HS trên cũng có số điểm tăng lên, tuy nhiên việc số điểm tăng rất ít. Cụ thể: HS Nhã Linh đa số các hành vi đều tăng nhẹ, HS Gia Hân tương tự tuy nhiên các hành vi (L2, Đ1, Đ2) có điểm số giữ nguyên không đổi. Qua đó chúng ta có thể nhận thấy rằng mặc dù điểm số các hành vi ở nhóm đối tượng HS này tăng ít nhưng các nhiệm vụ được khai và sử dụng ở trên vẫn có thể sử dụng để phát triển NLTH của HS.
b) Đánh giá sự phát triển NLTH trên từng nhóm HS
* Đối với nhóm HS giỏi
Bảng 3. 11. Bảng tổng hợp ĐTB hành vi thông qua các bài tập của nhóm HS giỏi
0 0.5 1 1.5
2X1
X2
L1
L2 T1 T2
T3 Đ1
Đ2
Bài 31 Bài 32
0 0.5 1 1.5
2X1
X2
L1
L2 T1 T2
T3 Đ1
Đ2
Bài 31 Bài 32
Hành vi Điểm bài tập
X1 X2 L1 L2 L3 T1 T2 T3 Đ1 Đ2
Bài 31 2.0 1.0 1.0 1.0 0.0 1.0 1.0 0.0 1.0 2.0 Bài 32 2.0 2.0 1.0 1.0 0.0 2.0 1.0 1.0 1.0 2.0
95
Hình 3. 8. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của nhóm HS giỏi
* Nhận xét: Từ kết quả cho thấy rằng NLTH của HS thuộc đối tượng HS giỏi ngày càng phát triển và phát triển rất nhanh. Khi đưa ra một vấn đề mới thì nhóm đối tượng này phát hiện vấn đề nhanh, thậm chí chỉ cần nghe qua thì HS đã nhận ra ý tưởng, tự cân nhắc kiến thức cũng như tìm ra phương án để hình thành hành vi một cách nhanh chóng, ngắn gọn và chính xác.
* Đối với nhóm HS khá
Bảng 3. 12. Bảng tổng hợp ĐTB hành vi thông qua các bài tập của nhóm HS khá
0 1 2 3X1
X2
L1
L2 T1 T2
T3 Đ1
Đ2
Bài 31 Bài 32
Hành vi Điểm bài tập
X1 X2 L1 L2 L3 T1 T2 T3 Đ1 Đ2
Bài 31 3.0 3.0 3.0 2.5 0.0 2.5 2.0 0.0 2.0 2.5 Bài 32 3.0 3.0 3.0 3.0 0.0 3.0 3.0 3.0 2.5 3.0
Hành vi Điểm bài tập
X1 X2 L1 L2 L3 T1 T2 T3 Đ1 Đ2
Bài 31 3.0 3.0 2.5 2.5 0.0 2.5 1.5 0.0 2.5 2.5 Bài 32 3.0 3.0 3.0 3.0 0.0 2.5 3.0 2.0 2.5 2.5
96
Hình 3. 9. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của nhóm HS khá
* Nhận xét: Từ kết quả cho thấy rằng NLTH của HS thuộc đối tượng HS khá ngày càng phát triển. Tuy còn chậm hơn so với nhóm HS giỏi nhưng HS cũng đã biết phát hiện vấn đề, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
* Đối với nhóm HS TB, yếu
Bảng 3. 13. Bảng tổng hợp ĐTB hành vi thông qua các bài tập của nhóm HS TB, yếu
Hình 3. 10. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của nhóm HS TB, yếu
* Nhận xét: Từ kết quả cho thấy rằng NLTH của HS thuộc đối tượng HS TB, yếu cũng có sự phát triển tuy nhiên còn chậm.
3.4.2.3. Đánh giá kết quả thông qua bài kiểm tra
Để đánh giá việc sử dụng các BTVL có tác dụng đến kết quả học tập môn vật lí của HS hay không, chúng tôi tiến hành đánh giá, so sánh kết quả của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng thông qua một bài kiểm tra 45 phút (phụ lục 4). Kết quả tổng hợp điểm của 2 lớp thể hiện qua bảng:
0 1 2 3X1
X2
L1
L2 T1 T2
T3 Đ1
Đ2
Bài 31 Bài 32
0 0.5 1 1.5
2X1
X2
L1
L2 T1 T2
T3 Đ1
Đ2
Bài 31 Bài 32
Hành vi Điểm bài tập
X1 X2 L1 L2 L3 T1 T2 T3 Đ1 Đ2
Bài 31 2.0 1.0 1.0 1.0 0.0 1.0 1.0 0.0 1.0 2.0 Bài 32 2.0 2.0 1.0 1.0 0.0 2.0 1.5 1.0 1.0 2.0
97
Bảng 3. 14. Bảng kết quả tổng hợp bài kiểm tra 1 tiết
Bảng 3. 15. Bảng phân phối tần suất bài kiểm tra 1 tiết Điểm Xi
Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi
TN ĐC TN ĐC
0 0 0 0 0
1 0 0 0 0
2 0 0 0 0
3 0 2 0 4.35
4 1 4 2.08 8.70
5 8 16 16.67 34.78
6 13 11 27.08 23.91
7 10 7 20.83 15.22
8 9 4 18.75 8.70
9 5 2 10.42 4.35
10 2 0 4.17 0
Tổng 48 46 100 100
Hình 3. 11. Đồ thị mô tả phân phối tần suất bài kiểm tra 1 tiết
* Nhận xét: Dựa vào bảng và đồ thị, ta có thể nhận thấy rằng việc áp dụng BTVL trong các tiết học đã có tác động tích cực đến kết quả học tập của lớp thực nghiệm. Tỉ lệ HS đạt điểm dưới trung bình của lớp thực nghiệm ít hơn so với lớp đối chứng và số điểm
0 5 10 15 20 25 30 35 40
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0
TN ĐC
Lớp Số HS
Điểm số
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐTB
TN 48 0 0 0 0 1 8 13 10 9 5 2 6.9 ĐC 46 0 0 0 2 4 16 11 7 4 2 0 5.8
98
trên trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Ngoài ra, tỉ lệ học sinh đạt điểm cao (8, 9, 10) của lớp thực nghiệm cao hơn đáng kể so với lớp đối chứng, điều này cho thấy rằng việc sử dụng các BTVL đã giúp nâng cao trình độ của học sinh và có ảnh hưởng tích cực đến việc cải thiện kết quả học tập trong môn Vật lí của lớp thực nghiệm.
99
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chúng tôi nhận thấy rằng việc phát triển NLTH của HS là rất cần thiết. Qua quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Việc khai thác và sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực tư duy đã tạo động lực cho học sinh học tập, giúp họ trở nên tích cực và tự giác hơn trong quá trình học. Học sinh đã tự tìm kiếm và giải quyết các vấn đề trong các tình huống và hoạt động nhóm để tìm ra các giải pháp hiệu quả.
- Việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển NLTH trong giảng dạy đã khơi gợi tính tò mò và sáng tạo của HS, góp phần quan trọng vào việc tạo ra sự yêu thích môn học. Hơn nữa, quá trình tự học là cách giúp học sinh tiếp thu kiến thức mọi lúc mọi nơi và hình thành thái độ đối với các hiện tượng thực tiễn liên quan đến kiến thức một cách hết sức tự nhiên.
Các phân tích thực nghiệm trên đã khẳng định tính khả thi trong việc đổi mới phương pháp dạy học sử dụng bài tập Vật lí nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh đã góp phần phát triển mọi mặt năng lực của học sinh.
100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đề tài: Khai thác và sử dụng bài tập chương “Chuyển động tròn” – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh, đã giải quyết được những vấn đề sau:
- Trình bày được cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc khai thác và sử dụng bài tập Vật nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh, từ đó xây dựng Rubric đánh giá năng lực tự học.
- Phân tích được hệ thống bài tập chương “Chuyển động tròn”- Vật lí 10 của một số tài liệu Vật lý hiện hành và làm rõ thực trạng việc khai thác, sử dụng bài tập Vật lí trong dạy học Vật lí ở trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Đưa ra được nguyên tắc lựa chọn, khai thác bài tập Vật lí; quy trình khai thác và sử dụng bài tập Vật lí nhằm phát triển năng lực tự học của HS.
- Khai thác được 20 bài tập chương “Chuyển động tròn” - Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực tự học của HS.
- Thiết kế 2 tiến trình dạy học thuộc chương “Chuyển động tròn” - Vật lí 10
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm 4 tiết, đánh giá năng lực tự học của HS thông qua các phiếu học tập và 01 bài kiểm tra 01 tiết.
- Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm đã cho thấy rõ năng lực tự học của HS đã được hình thành và phát triển.
2. Kiến nghị
Căn cứ vào những kết quả thu được ở trên, chúng tôi nhận thấy đề tài có thể được phát triển theo các hướng sau:
Tiếp tục hoàn thiện và mở rộng phạm vi nghiên cứu về việc khai thác và sử dụng bài tập vật lí nhằm phát triển năng lực tự học của HS cho các phần, các chương thuộc chương trình vật lí THPT.
Đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích cho các GV dạy học môn vật lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.
Với thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, chúng tôi nhận thấy rằng nội dung luận văn là kết quả nghiên cứu ban đầu về khai thác và sử dụng bài tập nhằm phất triển năng lực tự học của HS nên chúngc tôi rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các anh chị và bạn bè nhằm bổ sung, hoàn thiện luận văn hơn. Xin chân thành cám ơn!
101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1]. BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Số 29-NQ/TW, Hà Nội.
[2]. Bộ GD & ĐT (2016), Tài liệu tập huấn Cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá môn Vật lí, Hà Nội.
[3]. Bộ GD & ĐT (2020), Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán Mô đun 3 Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn Vật lí, Hà Nội.
[4]. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
[5]. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng (2010).
Dạy và học tích cực một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. NXB Đại học Sư phạm.
[6]. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa.
[7]. Nguyễn Thị Nga (2020), Môdun 2 Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Toán, Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán, TP Hồ Chí Minh.
[8]. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh và cộng sự (2010), Bài tập vật lý lớp 10, NXB GD Việt Nam, Hà Nội.
[9]. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh và cộng sự (2010), Bài tập vật lý lớp 10 Nâng cao, NXB GD Việt Nam, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.
[11]. Hoàng Thơ Thơ (2017), Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế trong dạy học phần “Quang hình học” Vật lí 11 Trung học Phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, ĐH Sư phạm Huế.
[12]. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy – tự học. Nxb Giáo dục.
[13]. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục – tự học – tự nghiên cứu, tập 1. Trường ĐHSP Hà Nội.
[14]. Đỗ Hương Trà (chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Phạm Xuân Quế, Dương Xuân Quý (2019), Dạy học phát triển năng lực môn vật lí trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
102
[15]. Đỗ Hương Trà, Phạm Gia Phách (2009), Dạy học bài tập Vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.
[16]. Thái Duy Tuyên (2003), Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, Tạp chí giáo dục số 74, tháng 12.tr 99-110.
[17]. Thái Duy Tuyên (2003), Dạy tự học cho sinh viên trong các nhà trường Cao đẳng Đại học chuyên nghiệp, Chuyên đề Phương pháp dạy học cho học viên Cao học, ĐH Huế.
Tiếng Anh
[18]. Bob Taylor (1995), Self-Directed Learning: Revisiting an Idea Most Appropriate for Middle School Students, ERIC(ED395287), pp. 1-8.
[19]. Philip C Candy (1991), Self-Direction for Lifelong Learning. A Comprehensive Guide to Theory and Practice, ERIC.
103
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA HỌC SINH
Xin các em vui lòng cho biết một số ý kiến xung quanh công việc học tập thường ngày của mình theo những nội dung sau đây. (Các em hãy đọc kỹ phiếu khảo sát và đánh dấu (✓) vào ô mà các em cho là hợp lý nhất)
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên (phần này có thể không ghi): ………Lớp: ………
Trường THPT: ………
B. NỘI DUNG KHẢO SÁT
H.1. Em có thích học tiết bài tập Vật lí ở trên lớp không?
O Rất thích. O Thích.
O Bình thường. O Không thích.
H.2. Em có thái độ như thế nào khi làm bài tập Vật lí do thầy (cô) giao cho?
O Rất hứng thú, phải tìm hiểu bằng mọi cách.
O Hứng thú, muốn tìm hiểu.
O Làm đối phó.
O Không quan tâm.
H.3. Theo em hệ thống bài tập Vật lí trong SGK và sách bài tập hiện hành như thế nào?
O Quá ít. O Còn ít, cần bổ sung.
O Vừa đủ. O Quá nhiều.
H.4. Em thường làm bài tập Vật lí trong tài liệu nào?
O SGK. O Sách bài tập.
O Sách tham khảo. O Hệ thống bài tập do GV giao.
H.5. Những khó khăn em gặp phải khi giải bài tập Vật lí.
H.5.1. Không có đáp án.
O Không đồng ý. O Phân vân. O Đồng ý.
H.5.2. Không có bài giải mẫu.
O Không đồng ý. O Phân vân. O Đồng ý.
H.5.3. Thiếu bài tập tương tự.
O Không đồng ý. O Phân vân. O Đồng ý.
H.5.4. Thiếu thông tin để giải.
O Không đồng ý. O Phân vân. O Đồng ý.
H.6. Theo em để làm tốt bài tập Vật lí thì cần có:
H.6.1. GV hướng dẫn.
O Không đồng ý. O Phân vân. O Đồng ý.
104 H.6.2. Các tài liệu liên quan đến bài tập.
O Không đồng ý. O Phân vân. O Đồng ý.
H.6.3. Các bài giải mẫu/tương tự.
O Không đồng ý. O Phân vân. O Đồng ý.
H.6.4. Thông tin cần thiết để làm bài.
O Không đồng ý. O Phân vân. O Đồng ý.
H.6.5. Có hệ thống bài tập theo từng dạng.
O Không đồng ý. O Phân vân. O Đồng ý.
H.7. Theo em hệ thống bài tập Vật lí do GV xây dựng là:
O Không cần thiết. O Ít cần thiết.
O Cần thiết. O Rất cần thiết.
H.8. Tự học có vai trò như thế nào trong quá trình học tập của các em?
O Rất quan trọng. O Quan trọng.
O Ít quan trọng. O Không quan trọng.
H.9. Theo em thì làm thế nào để có thể phát triển năng lực tự học của bản thân thông qua việc sử dụng bài tập trong Vật lí?
H.9.1. Tập trung học tập và hoàn thành các nhiệm vụ thầy cô giao, tìm tòi và sử dụng kiến thức đã học với kiến thức thực tiễn.
O Không đồng ý. O Phân vân. O Đồng ý.
H.9.2. Chỉ cần tập trung lắng nghe thầy cô dạy kiến thức thực tế có liên quan đến bài tập thầy cô giao.
O Không đồng ý. O Phân vân. O Đồng ý.
H.9.3. Tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học, trao đổi bài tập với thầy cô, bạn bè khi không hiểu bài, có thắc mắc.
O Không đồng ý. O Phân vân. O Đồng ý.
H.10. Tần suất thời gian tự học của em.
O Rất thường xuyên tự học.
O Thường xuyên tự học.
O Thỉnh thoảng tự học hoặc chỉ tự học khi chuẩn bị kiểm tra.
O Không bao giờ tự học.
H.11. Khó khăn gặp phải của em khi tự học Vật lí.
H.11.1. Kiến thức bị rỗng và chưa có phương pháp học tập hợp lí.
O Không đồng ý. O Phân vân. O Đồng ý.
H.11.2. Kiến thức rộng và nội dung môn học khó.
O Không đồng ý. O Phân vân. O Đồng ý.
H.11.3. Không yêu thích, hứng thú với môn học.
O Không đồng ý. O Phân vân. O Đồng ý.