1.5. Thực trạng của việc sử dụng bài tập Vật lí nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
1.5.3. Kết quả điều tra
1.5.3.1. Kết quả điều tra HS
Qua việc phát phiếu và lấy ý kiến của HS về thông tin liên quan đến việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí và khảo sát về một số yếu tố khi trong quá trình HS tự học, chúng tôi thu được kết quả như sau:
32 Đa số HS yêu thích tiết bài
tập Vật lí ở trên lớp. Tuy nhiên, cần phải hỗ trợ thêm cho HS khác để tăng cường sự hứng thú và động lực học
tập của các em. Hình 1. 5. Biểu đồ khảo sát mức độ yêu thích của HS về tiết bài tập Vật lí ở trên lớp.
Kết quả cho thấy tỉ lệ HS hứng thú, muốn tìm hiểu khi làm bài tập Vật lí khá cao và cho thấy rằng có một số HS thực sự quan tâm và đam mê môn học này. Tuy nhiên, một số HS không thực sự quan tâm và đam mê Vật lí và chỉ làm để hoàn thành yêu cầu của giáo viên.
Hình 1. 6. Biểu đồ khảo sát thái độ của HS khi làm bài tập Vật lí do thầy (cô) giao.
Rất nhiều HS cho rằng hệ thống BTVL trong SGK và SBT hiện hành với số lượng vừa phải nhưng vẫn chưa đa dạng để đáp ứng tốt hơn cho việc dạy học Vật lí.
Hình 1. 7. Biểu đồ khảo sát đánh giá của HS về hệ thống bài tập Vật lí trong SGK và SBT hiện hành.
Tỉ lệ học sinh sử dụng sách tham khảo là khá thấp cho thấy HS chưa có ý thức và kỹ năng tìm kiếm và sử dụng các tài liệu tham khảo khác ngoài sách giáo khoa và sách bài tập trong quá trình tự học của HS. Và tỉ lệ HS sử dụng hệ thống bài tập do giáo viên giao là rất cao, cho thấy HS đang rất chú trọng vào việc hoàn thành
.
Hình 1. 8. Biểu đồ khảo sát việc tự học của HS về tài liệu tham khảo để làm BTVL
33 các bài tập được giao bởi
GV.
Khi được khảo sát về những khó khăn HS khi giải bài tập Vật lí, HS gặp nhiều khó khăn khi giải các BTVL vì đa số các bài tập không có đáp số, không có lời giải mẫu, chưa có hệ thống BTVL đa dạng, thiếu thông tin để giải bài tập. Do đó, cần có hệ thống BTVL đa dạng, trong đó có chứa đựng những thông tin cần thiết để giải, cũng như cần có hướng dẫn gợi ý cần thiết để HS có thể làm tốt các BTVL.
Hình 1. 9. Biểu đồ khảo sát khó khăn gặp phải của HS khi giải bài tập Vật lí.
Hình 1. 10. Biểu đồ khảo sát đánh giá của HS về tiêu chí để làm tốt BTVL.
Hình 1. 11. Biểu đồ khảo sát đánh giá của HS về mức độ cần thiết hệ thống BTVL do GV khai thác.
Phần đông HS nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển NLTH trong quá trình học tập của HS.
Hình 1. 12. Biểu đồ kết quả khảo sát tìm hiểu vai trò của việc phát triển NLTH của HS trong quá trình học
tập.
34 Dựa vào kết quả khảo sát,
có thể thấy hầu hết HS đã nhận thức được việc phát triển NLTH của bản thân thông qua sử dụng BTVL và có ý thức giải pháp khi gặp khó khăn trong học tập.
Hình 1. 13. Biểu đồ kết quả khảo sát nhận thức của HS về việc phát triển NLTH của bản thân thông qua sử
dụng BTVL.
Hơn 60% HS cho biết thường xuyên hoặc rất thường xuyên tự học, đây là một kết quả khá tích cực.
Tuy nhiên, vẫn còn một số HS (4,9%) không bao giờ tự học, điều này cho thấy cần phải có các biện pháp khác nhau, khuyến khích và hỗ trợ HS để giúp các em nâng cao NLTH của mình một cách hiệu quả hơn.
Hình 1. 14. Biểu đồ kết quả khảo sát tần suất thời gian tự học của HS.
Khi được khảo sát về những khó khăn HS gặp phải khi tự học, 83% HS cho rằng kiến thức bị rỗng và chưa có phương pháp học tập hợp lí.
Những khó khăn khác như:
kiến thức rộng, cách lựa chọn bài tập, thiếu sự hướng dẫn của GV cũng rất cao.
Điều đó cho thấy, các em gặp rất nhiều rào cản trong việc phát triển NLTH.
Hình 1. 15. Biểu đồ khảo sát khó khăn gặp phải của HS khi tự học Vật lí.
35 Dựa trên kết quả khảo sát,
có thể thấy rằng hầu hết học sinh đều áp dụng phương pháp tự học bằng cách tự ôn tập, củng cố kiến thức, tìm hiểu qua internet và kết hợp nghe giảng, ghi chép và sử dụng SGK, làm bài tập mà giáo viên giao và tài liệu tham khảo. Điều này cho thấy rằng học sinh có xu hướng muốn tự tìm hiểu và tự rèn luyện kiến thức thay vì chỉ dựa vào giảng dạy của giáo viên hoặc gia sư.
Hình 1. 16. Biểu đồ khảo sát phương pháp thường dùng để tự học của HS.
1.5.3.2. Kết quả tham khảo góp ý kiến của GV
Qua việc khảo sát lấy ý kiến góp ý của GV, thống kê và phân tích số liệu chúng tô thu được một số đánh giá và kết quả sau:
Theo kết quả điều tra, có 90
% GV được hỏi cho rằng BTTH là các bài tập chứa đựng các thông tin cần thiết giúp HS có thể giải được
bài tập đó. Hình 1. 17. Biểu đồ khảo sát mức độ hiểu biết của GV về BTTH.
Theo số liệu điều tra, hiện nay hệ thống BTVL trong SGK và sách bài tập hiện hành với số lượng vừa phải nhưng vẫn chưa đa dạng để đáp ứng tốt hơn cho việc
dạy học Vật lí. Hình 1. 18. Biểu đồ khảo sát đánh giá của GV về hệ thống BTVL trong SGK và sách bài tập hiện hành.
36 Qua việc khảo sát về những
khó khăn gặp phải khi sử dụng BTVL trong dạy học chúng tôi nhận thấy khó khăn lớn nhất chủ yếu do thời gian hạn hẹp, trình độ của HS trong lớp không đồng đều và do khả năng TH của HS chưa cao.
Hình 1. 19. Biểu đồ khảo sát mức độ khó khăn khi sử dụng BTVL trong dạy học.
Kết quả khảo sát cho thấy các thầy, cô giáo thường quan tâm đến cả trang bị kiển thức và hình thành các năng lực cho HS trong quá trình dạy học.
Hình 1. 20. Biểu đồ khảo sát phương án GV thường quan tâm trong quá trình dạy học.
Dựa vào kết quả khảo sát, hầu hết GV tham gia khảo sát đều nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống BTVL trong dạy học Vật lý. Điều này cho thấy việc bồi dưỡng NLTH cho HS thông qua hệ thống BTVL là rất cần thiết để giúp học sinh hiểu sâu và áp dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn.
Hình 1. 21. Biểu đồ sự cần thiết phải khai thác hệ thống BTVL để bồi dưỡng NLTH cho học sinh trong dạy
học Vật lý.
37 Kết quả cho thấy mức độ
không quan trọng, bình thường chiếm tỉ lệ rất thấp.
Đa số GV đều nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển NLTH có ý nghĩa giúp HS hiểu bài, ghi nhớ bài lâu hơn, nâng cao khả năng tự học, phát huy tính tích cực, chủ động của HS.
Hình 1. 22. Biểu đồ mức độ quan trọng của việc phát triển năng lực tự học của học sinh.
Dựa vào kết quả khảo sát, có thể thấy GV sử dụng nhiều hình thức để kiểm tra việc tự học của HS trong quá trình dạy học từ giao bài tập về nhà và kiểm tra đến soạn bài và kiểm tra bài cũ.
Hình 1. 23. Biểu đồ hình thức GV sử dụng trong dạy học Vật lí để kiểm tra việc tự học của học sinh.
Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy nhiều giáo viên sử dụng các phương tiện hỗ trợ như phiếu học tập, sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lý nhưng không thường
xuyên. Hình 1. 24. Biểu đồ khảo sát việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong dạy học vật lý của GV.
Qua khảo sát cho thấy, mặc dù hiện nay các GV đã chú ý biên soạn hệ thống BTVL để bồi dưỡng NLTH cho HS nhưng chủ yếu là soạn bài tập dựa trên SGK, sách tham khảo và tài liệu có sẵn, chưa thực sự tự biên soạn các bài tập đó.
Hình 1. 25. Biểu đồ khảo sát tỉ lệ GV lựa chọn tài liệu để khai thác hệ thống BTVL.
38 Kết quả cho thấy GV
thường chú ý đến cả nội dung kiến thức cần hỏi, thông tin liên quan giúp HS giải bài tập, cách dẫn dắt câu hỏi và đáp án của bài
tập khi biên soạn. Hình 1. 26. Biểu đồ khảo sát tỉ lệ lựa chọn vấn đề cần lưu ý khi thiết kế một BTVL hệ thống BTVL.
Theo quan điểm của từng GV sẽ khai thác BTVL dựa vào nhiều tài liệu khác nhau tuy nhiên hiện nay xu hướng khai thác hệ thống BTVL chủ yếu là biên soạn theo từng chương hoặc chuyên đề.
Hình 1. 27. Biểu đồ khảo sát xu hướng khai thác hệ thống BTVL.
39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi đã nhận thấy việc phát triển năng lực tự học của học sinh qua giải bài tập Vật lí trong học tập sẽ góp phần đổi mới PPDH của GV đồng thời tăng cường hứng thú học tập và tiếp thu bài của HS.
Trong chương này tôi đã nghiên cứu, trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài cụ thể là:
1. Làm rõ được các khái niệm tự học, các hình thức tự học, vai trò của tự học.
2. Làm rõ khái niệm NLTH, Các năng lực thành phần của NLTH bao gồm: xác định được nhiệm vụ và mục tiêu học tập; lập kế hoạch và thực hiện các phương pháp TH; tự đánh giá và điều chỉnh việc TH của mình.
3. Làm rõ vai trò BTVL, khả năng hỗ trợ của BTVL trong tự học các kiến thức Vật lí.
4. Đánh giá được việc rèn luyện NLTH cho HS các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi nhận thấy việc dạy học có sử dụng bài tập vật lí nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh là việc làm có có cơ sở khoa học và thật sự cần thiết trong quá trình đổi mới PPDH.
Những kết quả trên làm tiền đề để thiết kế các bài dạy học phát triển năng lực tự học của HS được vận dụng ở chương “Chuyển động tròn” Vật lí 10 THPT.
40
CHƯƠNG II: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÍ CHƯƠNG
“CHUYỂN ĐỘNG TRÒN” – VẬT LÍ 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
2.1. Phân tích nội dung, cấu trúc chương “Chuyển động tròn” Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực của học sinh