CHƯƠNG 2 TH ỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ
2.2.1. Quản lý đối tượng nộp thuế (ĐTNT)
Trong công tác hành chính thuế, công tác quản lý đối tượng nộp thuế đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua công tác này cơ quan thuế nắm được đối tượng nộp thuế, các chỉ tiêu kinh tế, tài chính cơ bản của đối tượng nộp thuế, từ đó có thể quản lý thu thuế một cách có hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế GTGT và khấu trừ thuế GTGT.
Căn cứ vào Luật thuế và quy trình quản lý thu thuế thì bất kỳ một sắc thuế nào, đối với đối tượng kinh doanh nào, muốn thu được thuế thì trước hết phải xác định được đối tượng nộp thuế. Đối với thuế GTGT cũng phải xác định đối tượng nào thuộc diện quản lý của thuế GTGT.
Quản lý đối tượng nộp thuế là khâu đầu tiên của quá trình quản lý thu thuế, quản lý đối tượng nộp thuế tốt sẽ tạo tiền đề định hướng cho quản lý doanh thu tính thuế, chi phí hợp lý, hợp lệ trong việc xác định thu nhập chịu thuế.
Trên địa bàn huyện Tương Dương, 100% các doanh nghiệp đăng ký mã số thuế tại Cục thuế tỉnh Nghệ an và phân về cho chi cục thuế Tương Dương quản lý trên địa bàn. Ngoài ra, trên địa bàn cũng có một số doanh nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp của Cục thuế tỉnh như Công ty CPVT nông nghiệp Tương Dương, Trung Tâm Thương Mại Tổng Hợp Tương Dương, Nhà máy thủy điện Khe Bố. Chi cục thuế Tương Dương đã có nhiều phương pháp quản lý đối tượng nộp thuế khác nhau như: Quản lý theo địa bàn, quản lý theo cán bộ
quản lý doanh nghiệp NQD, quản lý theo thuế môn bài, quản lý theo ngành nghề kinh doanh, quản lý theo loại hình doanh nghiệp, quản lý theo mã số thuế.
Trong giới hạn của bài viết này tôi chỉ xin đưa ra một số cách thức quản lý tiêu biểu mà chi cục thuế Tương Dương đã và đang áp dụng:
* Quản lý đối tượng nộp thuế theo thuế môn bài: Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có nghĩa vụ nộp thuế môn bài theo bậc, tuỳ thuộc vào vốn đăng ký kinh doanh của đơn vị đó: bậc 1 vốn trên 10 tỷ hình vẽ sau:
Bảng 2.6: Báo cáo thực thu thuế môn bài theo bậc của doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Tương Dương
Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy, việc quản lý đối tượng nộp thuế theo thuế môn bài của Chi cục thuế Tương Dương: Về số lượng doanh nghiệp năm 2013 tăng so với năm 2012 là 2 doanh nghiệp, làm cho số thuế môn bài thu được cũng tăng lên 9.000.000(đ). Sự tăng lên đó là do sự tăng lên của các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng bậc thuế môn bài. Số lượng các doanh nghiệp tăng mạnh ở bậc 1 và 2, số tiền thuế môn bài thu được cũng tăng cao ở 2 bậc này, số tăng tương ứng là 9.000.000đ và 4.000.000đ.
* Quản lý đối tượng nộp thuế theo loại hình doanh nghiệp:
Tính đến ngày 31/12/2013 đội thuế quản lý doanh nghiệp thuộc Chi cục thuế Tương Dương quản lý tổng số 34 doanh nghiệp NQD, trong đó đang hoạt động là 27 đơn vị, nghỉ kinh doanh với các lý do khác nhau là 7 đơn vị, trong đó doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có công văn là 2 đơn vị và nghỉ không có công văn 5 đơn vị. Ta sẽ thấy rõ điều này qua bảng báo cáo dưới đây:
Bảng 2.7: Báo cáo tình hình quản lý đối tượng nộp thuế tính đến ngày 31/12/2013 theo loại hình doanh nghiệp của đội QLDN
ĐVT: Doanh nghiệp
Trong 27 đơn vị đang hoạt động và 7 đơn vị đã nghỉ kinh doanh thì số lượng doanh nghiệp phát sinh tăng trong năm 2014 là do được cấp mã số mới và từ nơi khác chuyển về. Trong 6 tháng đầu năm 2014, Cục thuế Nghệ an đã cấp 6 đối tượng mà được chuyển về thuộc quản lý của Chi cục thuế Tương Dương có 1 đối tượng là doanh nghiệp và 5 đối tượng là công ty TNHH; đồng thời cũng đã đóng cửa 5 đơn vị. So với năm 2013 thì số lượng doanh nghiệp được cục thuế Nghệ an cấp mã số thuế trong năm 2014 là nhiều hơn.
Quản lý theo cán bộ quản lý doanh nghiệp NQD: Kế hoạch được đội trưởng lập ra, phân công cho 2 đồng chí cán bộ quản lý, một đồng chí quản lý
16 DN, đồng chí còn lại quản lý18 DN. Cán bộ quản lý chịu trách nhiệm, bám sát địa bàn, quản lý từ khâu kiểm tra hồ sơ khai thuế tại bàn, quyết toán thuế, đôn đốc và thu nợ thuế. Đội trưởng phụ trách chung.
Chi cục thuế Tương Dương, mà trực tiếp là đội quản lý doanh nghiệp, chỉ với 3 cán bộ và 1 đội trưởng phụ trách chung thì việc quản lý 34 doanh nghiệp, hoạt động trong toàn huyện đã gặp rất nhiều khó khăn.Tuy nhiên, với sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo Chi cục thuế Tương Dương thì đội quản lý doanh nghiệp cũng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế. Nhìn chung, công tác quản lý đối tượng nộp thuế đối với các doanh nghiệp NQD của chi cục thuế Tương Dương là tương đối tốt. Trong năm 2014, công tác quản lý doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến, đội quản lý doanh nghiệp chỉ đạo từng cán bộ quản lý theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của từng đối tượng để nắm được quy mô sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp, rồi đề ra các biện pháp quản lý phù hợp. Đó chính là tinh thần trách nhiệm của các cán bộ Chi cục thuế nói chung, mà đặc biệt là cán bộ của đội quản lý doanh nghiệp đã bám sát, theo dõi được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, không để sót, chậm quản lý đối với các doanh nghiệp mới thành lập; các doanh nghiệp mới phát sinh đều được hướng dẫn, đôn đốc kê khai, nộp thuế kịp thời; đối với những đối tượng có đơn nghỉ kinh doanh cũng được tăng cường kiểm tra quản lý.
Bên cạnh những thành tựu kể trên cũng phải kể đến những tồn tại trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế như: Vẫn còn có những doanh nghiệp nghỉ kinh doanh mà không thông báo cho cơ quan thuế; hoặc đã có đơn xin nghỉ nhưng trên thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, gây thất thu thuế cho NSNN. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu là do ý thức, trách nhiệm của đối tượng nộp thuế. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đều đi lên từ những hộ kinh doanh cá thể cho nên hoạt động vẫn mang tính tự phát, nhận
thức về công tác thuế còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nghiệp vụ kế toán, các đối tượng đều không ý thức được việc báo cáo cho cơ quan thuế quản lý về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình; mặt khác, cán bộ thuế quản lý ít với số lượng doanh nghiệp hoạt động phức tạp và không có ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Ngoài ra việc cán bộ kiêm nhiễm nhiều chức năng trong công tác quản lý thuế, chưa có tính chuyên sâu về một lĩnh vực, đội kiểm tra vừa thực hiện công tác kiểm tra thuế nói chúng, vừa đảm nhận công tác quản lý thu nợ thuế, công tác kiểm tra nội bộ và thực hiện một số nội dung khác khi được lãnh đạo Chi cục phân công. Tổng số cán bộ làm công tác kiểm tra chỉ 03 đ/c, trong đó 02 đ/c mới tuyển dụng vào ngành. Vì vậy khi phân công nhiệm vụ công tác kiểm tra thì vừa học vừa làm điều đó không tránh khỏi rũi ro về thuế, kỹ năng phân tích các hồ sơ khai thuế chưa có kinh nghiệm dẫn đến chất lượng kiểm tra hồ sơ khai thuế chưa bao quát hết các yếu tố đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp. Cán bộ làm công tác kiểm tra kiêm nhiễm nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác, lực lượng mỏng địa bàn rộng lớn, điều kiện đi lại khó khăn, bên cạnh đó các doanh nghiệp thì lại ở rất xa trụ sở cơ quan thuế đóng.