Quản lý công tác kế toán doanh nghiệp và tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện tương dương, tỉnh nghệ an (Trang 54 - 60)

CHƯƠNG 2 TH ỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ

2.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế, miễn, giảm thuế

2.2.2.1. Quản lý công tác kế toán doanh nghiệp và tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ

a) Quản lý công tác kế toán doanh nghiệp:

Công tác kế toán doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, vì nó là một phần trong cơ chế giám sát doanh nghiệp, từ đó có thể điều hành hoạt động sản xuất cũng như đề ra phương hướng phát triển đúng đắn cho doanh nghiệp.

Đứng trên quan điểm của nhà quản lý thuế: Thuế và kế toán có mối quan hệ khăng khít, biện chứng cho nhau. Kế toán phản ánh, ghi chép đúng, chính xác, khoa học sẽ tạo điều kiện cho việc tính đúng, tính đủ số thuế.

Ngược lại, kế toán phản ánh, ghi chép không đúng, không chính xác, không khoa học thì không thể tính đúng, tính đủ số thuế; không có điều kiện để xử lý tranh chấp thuế nảy sinh. Hay nói cách khác, nếu số liệu kế toán không chính xác sẽ dẫn đến công tác quản lý thuế kém hiệu quả, công cụ thuế sẽ không phát huy hết chức năng điều chỉnh, kiểm soát vĩ mô nền kinh tế.

Mặc dù rất quan trọng nhưng phần lớn các doanh nghiệp có tâm lý ngại thực hiện sổ sách kế toán, nếu có cũng chỉ là chống đối, không đúng thực tế, có nhiều nghiệp vụ bỏ ngoài sổ sách kế toán. Theo thống kê, trong số hơn 700.000 doanh nghiệp hiện đang hoạt động hiện nay, có đến khoảng 60% là doanh nghiệp dân doanh mới thành lập theo Luật doanh nghiệp. Phần đông trong số đó thuộc doanh nghiệp nhỏ, nên chủ yếu chỉ sắp xếp một người làm kế toán, thậm chí là kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo chính quy hoặc khi có thanh tra, kiểm tra mới thuê kế toán.

Các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Tương Dương cũng không nằm ngoài đặc điểm chung của phần lớn đó. Tuỳ theo quy mô, năng lực, trình độ nhận thức mà công tác tổ chức kế toán được thực hiện là khác nhau.

Ta có thể nhận thấy các sai phạm trong công tác kế toán của một số doanh nghiệp, đó là: Đưa vào khấu trừ thuế đầu vào không có hoá đơn hoặc hoá đơn không hợp pháp; kê khai hoá đơn dịch vụ không được khấu trừ của hàng hoá không dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ

chịu thuế; kê khai trùng, lặp thuế GTGT đầu vào... Ví dụ: Trong quý 4 năm 2013, chi cục thuế Tương Dương đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH xây dựng và du lịch Nam Nghệ, mã số thuế: 2900872952, địa chỉ tại khối Hòa Đông – Thị trấn Hòa Bình - Tương Dương- Nghệ an; đã vi phạm:

- Ghi chép sổ sách kế toán không kịp thời, không đúng quy định của chế độ kế toán.

- Sửa chữa, tẩy xoá sổ sách kế toán không đúng quy định.

Chi cục thuế Tương Dương đã xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán theo Nghị định số 105/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về kế toán, số tiền phạt là 200.000đ.

Theo báo cáo: Năm 2012: Số quyết định xử phạt là 12 quyết định; tổng số tiền phạt là 130.309.671đ, trong đó truy thu thuế là 100.919.923đ, phạt hành chính là 29.389.748đ; Năm 2013: Số quyết định xử phạt là 14 quyết định; tổng số tiền phạt là 206.791.380đ, trong đó truy thu thuế là 180.885.668đ; phạt hành chính là 25.905.712đ.

* Nhận xét:

Có thể nhận thấy công tác kế toán không phải là công tác được các doanh nghiệp quan tâm. Việc sai phạm của các doanh nghiệp về chế độ kế toán ngày càng tăng, mà tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp kinh doanh xây dựng, dịch vụ vận tải. Mà nguyên nhân một phần là do nhận thức của các doanh nghiệp về tính cấp thiết của công tác kế toán, mặt khác là do đặc thù của ngành kinh doanh không thể theo dõi một cách chính xác doanh thu, chi phí, dẫn đến chế độ kế toán còn có nhiều hạn chế.

Ngược lại, với Chi cục thuế thì việc kiểm tra sổ sách ngày càng được chú trọng, quản lý ngày càng chặt chẽ, việc xử lý sai phạm ngày càng nhiều và kiên quyết hơn đối với các doanh nghiệp thực hiện không tốt chế độ kế toán.

b) Công tác quản lý hoá đơn, chứng từ:

Chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ được thực hiện theo Nghị định số 51/2010/NĐ - CP ngày 14/5/2010 quy định về hóa đơn, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ và theo thông tư 39 hướng dẫn thi hành nghị định số 51 về quản lý hóa đơn.

2.2.2.2. Tình hình kê khai nộp thuế GTGT Yêu cầu của việc kê khai nộp thuế là:

+ Các doanh nghiệp phải kê khai đúng và đầy đủ doanh thu, đúng thuế suất của từng mặt hàng và số thuế đầu vào phát sinh trong tháng, quý.

+ Cơ quan thuế phải có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra để đảm bảo các doanh nghiệp kê khai đúng quy định.

Quản lý tờ khai thuế GTGT là quản lý về thời gian nộp thuế và chất lượng tờ khai.

* Thời gian nộp tờ khai: Nhìn chung các doanh nghiệp NQD thuộc quản lý của Chi cục thuế Tương Dương đều nộp tờ khai đúng thời gian, đúng mẫu quy định của Luật thuế GTGT. Việc kê khai các dữ liệu trên các mẫu biểu cơ bản là đúng thuế suất, đúng nội dung, song vẫn còn một số doanh nghiệp khi kê khai hoá đơn dịch vụ mua vào (hoá đơn thông thường) vẫn kê khai thuế suất vào (hóa đơn thong thường không có thuế suất, nhưng DN vẫn kê khai thuế suất 10%), một số doanh nghiệp mới đăng ký thuế chưa nắm rõ thời gian phải nộp tờ khai thuế, do vậy khi cán bộ quản lý đôn đốc mới nộp.

* Chất lượng tờ khai thuế GTGT: Các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Tương Dương đã kê khai số thuế phải nộp theo hoá đơn đúng quy định nhưng chưa sát với tình hình thực tế kinh doanh, chủ yếu là các doanh nghiệp xăng dầu, vận tải, nhà nghỉ đã được cán bộ quản lý đôn đốc, nhắc nhở, nhưng việc kê khai doanh số bán cho người mua không ghi hoá đơn vẫn còn tồn tại, chưa chuyển biến nhiều.

Ví dụ: Trong quý 1 năm 2014,đội kiểm tra chi cục thuế Tương Dương đã kiểm tra chế độ kế toán và xác minh hoá đơn đầu vào, đã phát hiện đơn vị đưa số lượng lớn đầu vào không phục vụ mục đích hoạt động của đơn vị nên đã truy thu và xử phạt số thuế đầu vào được khấu trừ này.

Các doanh nghiệp xây dựng chưa nộp báo cáo của các hợp đồng xây dựng để tiện theo dõi trong công tác quản lý, vì vậy trong lĩnh vực xây dựng chưa theo dõi, quản lý kịp thời, dẫn đến chất lượng kê khai của ngành xây dựng chưa sát với tình hình kinh doanh thực tế.

Các doanh nghiệp bán hàng hoá, dịch vụ, đại lý kê khai chưa đúng với tờ khai, dẫn đến số thuế phải nộp và số thuế được khấu trừ chưa đúng với thực tế.

Ví dụ: Doanh nghiệp xăng dầu Thuận Thoải không kê khai doanh số bán lẻ xăng dầu cho các đối tượng không lấy hoá đơn, do vậy việc kê khai doanh số bán ra thấp hơn so với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.

Bảng 2.8: Công tác quản lý tờ khai thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD của chi cục thuế Tương Dương tháng 12/2012 và tháng 12/2013.

ĐVT: Doanh nghiệp Tờ khai thuế GTGT tháng 12/2012 và tháng 12/2013

Loại hình DN

Số đơn vị phải

nộp Số đã nộp Số phát sinh

giảm (-)

Số phát sinh phát sinh tăng (+) 2012 2013 2012 2013 2012 2013 2012 2013

Cty cổ phần 2 3 - 3 - 2 - 1

Cty TNHH 19 21 13 17 11 12 2 5

DN tư nhân 1 2 1 2 - 1 1 1

HTX - 1 2 1 - - 2 1

Tổng 22 27 16 23 11 15 5 8

Nguồn: Chi cục thuế Tương Dương.

Qua bảng số liệu trên có thể thấy: Số lượng doanh nghiệp nộp tờ khai thuế GTGT tháng 12/2013 cao hơn so với cùng kỳ năm 2012, đảm bảo thời gian nộp cũng tốt hơn, tuy nhiên về chất lượng lại không tốt, biểu hiện: Số tờ khai phát sinh âm (-) của năm 2013 tăng so với năm 2012 là rất đáng kể, trong khi đó số phát sinh dương (+) có tăng nhưng số tăng là không nhiều.

Nguyên nhân lớn nhất của vấn đề chất lượng tờ khai, nguyên nhân quan trọng nhất là trình độ thiếu hiểu biết, thiếu ý thức chấp hành luật thuế GTGT của các đối tượng nộp thuế; cố tình kê khai hoặc để ngoài những khoản thu nhập làm tăng doanh số kê khai với mục đích nhằm làm giảm số thuế GTGT đầu ra, tăng số thuế GTGT đầu vào; thêm vào đó là tình trạng nền kinh tế nước ta chưa đủ phát triển để khách hàng khi mua hàng hoá đều có ý thức lấy hoá đơn, chứng từ; phần nữa, như đã nêu ở trên, với số lượng cán bộ quản lý là rất ít so với số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, trình độ nghiệp vụ chưa thật sự cao, còn ngại đấu tranh với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng tờ khai thuế. Người nộp thuế tự download phần mềm hỗ trợ kê khai thuế, sau đó tự khai tự nạp qua phần mềm hỗ trợ kê khai thuế HTKK, theo đó người nộp thuế cam kết những số liệu khai trên hồ sơ khai thuế là đúng pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật những gì đã khai trên tờ khai thuế. Nếu có vướng mắc trong quá trình khai thì có thể gọi điện thoại hoặc đến trực tiếp tại đội tuyên truyền hỗ trợ- Chi cục thuế Tương Dương để được giải đáp.

Doanh nghiệp tự tính thuế, tự khai và tự nộp đã đề cao được sự chủ động cũng như sự tự chịu trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc kê khai, tính thuế. Tuy nhiên, về phía đối tượng nộp thuế, phải nắm vững các quy định về thuế suất, cách xác định số thuế phải nộp, các hồ sơ, chứng từ cần thiết làm cơ sở để xác định nghĩa vụ thuế như các điều kiện miễn, giảm thuế, hoàn thuế...

Đối tượng nộp thuế phải kê khai mọi chỉ tiêu, nội dung về thuế GTGT có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh như: thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT được hoàn trả, thuế GTGT kỳ trước chuyển sang... Đây là những đòi

hỏi khách quan, tuy nhiên là thách thức không nhỏ đối với người kê khai thuế và cán bộ thuế khi nhận tờ khai để kiểm tra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện tương dương, tỉnh nghệ an (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)