ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu quy hoạch sử dụng đất tt ea tling huyện cư jut (Trang 33 - 37)

I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

Đất đai là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển các ngành kinh tế - xã hội. Mức độ ảnh hưởng của đất đai đến sự phát triển của các ngành có thể khác nhau. Việc đánh giá đất đai về mặt lượng và chất theo khả năng thích hợp đối với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm tạo ra

những căn cứ để định hướng sử dụng đất lâu dài, khai thác và sử dụng đất một cách tiết kiệm, hợp lý. Ngược lại, nếu không đánh giá đúng tiềm năng và khả năng thích ứng của từng loại đất đối với các mục đích sử dụng thì hiệu quả sử dụng đất thấp, dẫn đến huỷ hoại đất, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cung như sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội.

Đánh giá tiềm năng đất đai là xác định diện tích đất đai thích hợp với từng mục đích sử dụng trên cơ sở các đặc điểm tự nhiên của đất đai và các mối quan hệ trong sự phát triển kinh tế - xã hội.

1.1. Tiềm năng đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

Đánh giá tiềm năng đất đai cho sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, tạo vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá nông sản, thuỷ sản, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và phục vụ đời sống của nhân dân.

Quá trình sản xuất liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên: Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, tính chất nông hóa của đất và khí hậu của vùng. Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất đem lại từ việc bố trí hợp lý cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mùa vụ,... tạo ra các vùng chuyên canh sản phẩm hàng hóa nông sản còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khác: Chế độ nước, khả năng tưới tiêu, vị trí phân bố không gian, vốn, lao động,... Trên cơ sở đánh giá khả năng thích nghi đất đai của huyện ở bản đồ tỷ lệ 1/25.000 phân tách cho địa bàn thị trấn cho thấy:

Diện tích đất nông nghiệp đã khai thác đưa vào sử dụng là 1.799,68 ha, diện tích này cơ bản đúng mục đích, hiệu quả sử dụng đất ngày càng tăng nhưng chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng của đất.

+ Tiềm năng đất đai cho phát triển trồng lúa nước là 308,79 ha, diện tích lúa trên địa bàn thị trấn nằm rải rác ven các sông, suối, phục vụ cho mục đích trồng lúa 1 vụ và 2 vụ.

+ Tiềm năng đất đai cho phát triển trồng cây hàng năm còn lại là 212,17 ha, diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại khá tập trung, chủ yếu nằm xen với đất ở.

+ Tiềm năng đất đai cho phát triển trồng cây lâu năm là 1.125,32 ha, diện tích đất trồng cây lâu năm phục vụ cho mục đích trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

+ Tiền năng đất đai cho phát triển lâm nghiệp là 113,58 ha, diện tích đất lâm nghiệp phân bố khá đều trong thị trấn.

+ Tiềm năng đất đai cho phát triển ngành thủy sản của thị trấn là 39,82 ha, tiềm năng đất đai dành cho ngành thủy sản còn khá hạn chế.

1.2. Tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển công nghiệp, xây dựng các khu dân cư

a. Tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Các chỉ tiêu chính để xác định mức độ thuận lợi đối với việc xây dựng và phát triển công nghiệp gồm: Vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu, điều kiện cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn lao động và chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Với các dự án nâng cấp hệ thống đường bộ của huyện Cư Jút nói chung và thị trấn Ea T’ling nói riêng, thị trấn sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất như: Điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc,... tuy chưa hiện đại nhưng đang từng bước được hoàn chỉnh.

Trên địa bàn thị trấn có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trẻ là nguồn lực quan trọng để đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cho phát triển công nghiệp nói riêng.

b. Tiềm năng đất đai cho xây dựng khu dân cư

Quỹ đất để xây dựng phát triển khu dân cư tập trung được dựa trên cơ sở hiện trạng diện tích nông nghiệp, diện tích đất phi nông nghiệp dôi ra từ việc thực hiện di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm và quy hoạch chỉnh trang những khu vực đông dân cư sinh sống.

Với phong tục tập quán dân cư phấn bố dọc theo các tuyến lộ, kênh, mương thì diện tích các khu vực dân cư còn khá rộng. Nếu được quy hoạch lại các khu dân cư với chính sách phù hợp thì khả năng tự điều chỉnh đất đai còn lớn.

Việc phát triển các điểm dân cư mới để đáp ứng nhu cầu dân sinh là thực tế khách quan không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cần chú trọng việc bố trí theo hướng tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, làm tiền đề cho quá trình đô thị hoá.

Tiềm năng đất đai để mở rộng đất ở trong thị trấn là rất lớn song trong thực tế để sử dụng đất đai tiết kiệm, hợp lý cần cân nhắc kỹ lưỡng từng khu vực giao đất cụ thể; đảm bảo các khu dân cư được quy hoạch theo kiến trúc đẹp, đồng bộ và hiện đại.

1.3. Tiềm năng đất đai phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng

a. Tiềm năng đất đai phục vụ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

Trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là hết sức cần

thiết. Nhìn chung, cơ cấu sử dụng các loại đất của thị trấn trong thời gian qua chưa thật hợp lý, hiệu quả sử dụng chưa cao đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên đây cung là nguồn tiềm năng lớn cần được đầu tư khai thác theo chiều sâu.

Những năm tới cần có sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ từng ngành và giữa các ngành theo hướng ưu tiên cho các ngành có hiệu quả sử dụng đất cao, tuy nhiên cần xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài.

Cùng với việc đất đai được sử dụng theo một cơ cấu hợp lý thì áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật cung là tiềm năng lớn để mở rộng quy mô sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Đây là giải pháp đúng đắn và có hiệu quả đối với thị trấn trong điều kiện hiện nay.

b. Tiềm năng đất đai phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng

Diện tích đất dành cho việc phát triển cơ sở hạ tầng của thị trấn còn thấp, đặc biệt là các công trình công cộng phục vụ đời sống của nhân dân. Ngoài diện tích đất đang sử dụng cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quỹ đất còn lại khá thuận lợi cho việc phát triển những công trình này.

Cùng với các chính sách đầu tư phát triển, thị trấn cần khai thác triệt để tiềm năng hiện có. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các hộ gia đình đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đầu tư và phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch; từng bước giảm tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành sản xuất phi nông nghiệp để trở thành nguồn thu kinh tế chính trên địa bàn.

PHẦN IV

Một phần của tài liệu quy hoạch sử dụng đất tt ea tling huyện cư jut (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w