ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG
II. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh
1. Thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp và chế biến nông sản của địa phương
1.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp
Theo thống kê các trang trại trên địa bàn tỉnh Đăk Nông chủ yếu là trang trại trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó:
+ Cây trồng chủ đạo: cà phê, tiêu, cao su, khoai lang, bơ, sầu riêng, lúa, ngô.
+ Vật nuôi chủ đạo: bò, heo, gà, vịt, nhóm động vật hoang dã và thủy sản (cá).
Tổng diện tích đất thuộc sở hữu của các trang trại năm 2013 là 6.670,3 ha chiếm khoảng 2,1% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh. Trong đó đất thuộc nhóm trang trại trồng trọt là 6.411 ha và trang trại chăn nuôi là 71,32 ha.
a. Trồng trọt
Cây lâu năm chiếm diện tích chủ yếu trong nhóm đất sản xuất của các trang trại.
Theo thống kê năm 2013 có khoảng 5.321 ha đất cây lâu năm chiếm 83% tổng diện tích đất trồng trọt của các trang trại, kế tiếp là nhóm cây hàng năm với diện tích 596 ha, cây ăn trái 321 ha và cây lương thực (lúa) là 173 ha.
Bảng: Cơ cấu các loại cây trồng ở các trang trại năm 2013
STT Nhóm cây trồng Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
1 Cây công nghiệp lâu năm 5.321 83,0
2 Cây hàng năm 596 9,3
3 Cây ăn trái 321 5,0
4 Cây lương thực 173 2,7
Tổng 6.411 100,0
Nguồn: Khảo sát năm 2014 - Cây công nghiệp lâu năm: bao gồm các loại cây cà phê, tiêu, cao su. Phần lớn diện tích tập trung chủ yếu ở các huyện: Đăk Mil, Đăk Song, Đăk R’lấp, Krông Nô.
Bảng: Diện tích và sản lượng các loại cây công nghiệp lâu năm ở các trang trại thuộc tỉnh Đăk Nông năm 2013.
STT Nhóm cây trồng Diện tích
(ha)
Năng suất (tấn/ha
)
Sản lượng
(tấn)
1 Cà phê 2.661 5 13.303
2 Tiêu 937 2 1.873
3 Cao su 1.605 7 11.234
4 Khác 119 9.568
Tổng 6.411 35.978
Nguồn: Khảo sát năm 2014
- Cây hàng năm: bao gồm các loại cây khoai lang, bắp, đậu. Phần lớn diện tích tập trung chủ yếu ở các huyện: Cư Jút, Tuy Đức, Đăk Song, Krông Nô.
Bảng: Diện tích và sản lượng các loại cây hàng năm ở các trang trại thuộc tỉnh Đăk Nông năm 2013.
STT Nhóm cây trồng Diện tích (ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
1 khoai lang 298 15 4.472
2 bắp 268 7 1.878
3 đậu 30 11 328
Tổng 596 6.678
Nguồn: Khảo sát năm 2014 - Cây ăn quả: bao gồm các loại cây sầu riêng, nhãn, xoài, cam quýt, bơ, ổi….
Phần lớn diện tích tập trung chủ yếu ở các huyện: Đăk Mil, Cư Jút, Đăk Glong, Gia Nghĩa
Bảng: Diện tích và sản lượng các loại ăn quả ở các trang trại thuộc tỉnh Đăk Nông năm 2013.
STT Nhóm cây trồng Diện tích (ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
1 sầu riêng 128 15 1.923
2 nhãn 45 7 315
3 xoài 67 10 670
cam, quýt, bơ,… 80 10 803
Tổng 321 42 3.712
Nguồn: Khảo sát năm 2014 - Cây lương thực: chủ yếu là lúa với diện tích khoảng 173 ha, năng suất bình quân 7 tấn/ha tập trung chủ yếu ở huyện Krông Nô và Cư Jút.
Nhìn chung phần lớn diện tích trồng trọt ở các trang trại có đều sử dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao và ổn định do đó hiệu quả sản xuất khá cao so với mô hình sản xuất nông hộ.
b. Chăn nuôi
Các loại vật nuôi chính tại các trang trại bao gồm: heo và gia cầm, trâu bò và một số động vật hoang dã: nhím, heo rừng, bồ câu, rắn,… tập trung chủ yếu ở Đăk R’lấp, Cư Jút, Đăk Mil, Đăk Song.
Bảng: Cơ cấu các loại vật nuôi tại các trang trại trên địa bàn Đăk Nông năm 2013
STT Nhóm cây trồng Số lượng
(con)
1 Heo 98.500
2 Gia cầm 480.000
3 Bò 1.500
Tổng 580.000
Tổ chức và quản lý đàn ở các trang trại nhìn chung thực hiện khá tốt, đặc biệt ở các khâu thâm canh, quản lý đầu vào nguồn giống, quản lý dịch bệnh,… Vì vậy năng suất của các trang trại khá cao so với các nông hộ. Dịch bệnh xảy ra ở các trang trại trong những năm gần đây rất hiếm khi xảy ra.
1.2 Thực trạng chế biến nông sản
Nhìn chung chế biến nông sản sau thu hoạch tại các nông trại chưa phổ biến.
Một số trang trại đã đầu tư máy sấy, máy xay xát nhằm tăng giá trị sản phẩm sau thu hoạch tuy nhiên công suất và công nghệ còn thấp chưa mang lại hiệu quả cao.