TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tế trang trại
3. Dự báo tiến bộ KHKT nông nghiệp, khả năng ứng dụng và ngành công nghiệp chế biến
3.1 Những yếu tố tác động đến phát triển KHKT trong nông nghiệp.
Đối với phát triển nông nghiệp truyền thống trước đây chủ yếu dựa vào mở rộng khai thác các điều kiện đất đai, nước và lợi thế khí hậu để tăng quy mô sản lượng cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên, hiện nay do các tác động của phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, quỹ đất đai dành cho nhà ở và các công trình phục vụ y tế, giáo dục tăng mạnh,….cũng làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông nghiệp; Do đó phát triển nông nghiệp theo chiều sâu: đầu tư về công nghệ giống, kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm là xu hướng phát triển tất yếu của ngành nông nghiệp.
Bên cạnh đó, trong những năm tới dự báo Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu tác động lớn của biiến đổi khí hậu. Dưới tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi chu kỳ sinh trưởng của cây trồng; làm thay đổi lưu lượng và giảm rất đáng kể lượng nước ngọt, ảnh hưởng toàn diện đến các ngành sản xuất nông nghiệp; thời tiết và độ ẩm thay đổi là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lạ đối với cây trồng, vật nuôi. Do vậy, phát triển nông nghiệp cần có những thay đổi phù hợp nhằm thích nghi với các điều kiện thực tế, trong đó công tác nghiên cứu, chọn lọc giống mới đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, các biện pháp kỹ thuật canh tác mới cũng cần phải tương thích với những thay đổi trong quy trình công nghệ.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều thách thức đang đặt ra đối với những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam nói chung và Đăk Nông nói riêng. Trong đó, đáng kể nhất là hàng rào kỹ thuật, như: quy định an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường và các tiêu chuẩn về điều kiện lao động của các nước phát triển. Do đó đòi hỏi cần phải xây dựng các quy trình cụ thể cho sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng các điều kiện hàng hóa, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu nông sản, phát triển đầu ra cho người nông dân..
3.2 Khả năng ứng dụng KHKT trong nông nghiệp.
Mở rộng ứng dụng và phát triển KHKT nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản là một trong những mục tiêu trọng tâm của tỉnh Đăk Nông trong những năm tới. Tuy mới thành lập được 10 năm nhưng tỉnh Đăk Nông đã có những
bước đi lớn trong công tác phát triển các ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp ở các huyện, thị xã. Nhiều mô hình sản xuất đã đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân như: mô hình trồng măng cụt xen cam, quýt, chuối, bơ tại huyện Đắk Mil; mô hình trồng ổi Đài Loan, thanh long ruột đỏ, cam, chanh không hạt tại các huyện Đắk Glong, Đắk R’lấp và thị xã Gia Nghĩa; sản suất lúa đặc sản tại huyện Krông Nô; mô hình sản xuất giống hoa chất lượng cao có xuất xứ từ Đà Lạt, mô hình trồng hoa trong nhà kính quy mô công nghiệp tại Đắk Song… Bên cạnh đó, một số mô hình nuôi trồng các loại động thực vật tạo nguồn thực phẩm đặc sản như: trồng măng tây; nuôi lợn rừng, nhím, chim trĩ đỏ, chim cút, cá lăng, cá tầm đang lại triển vọng cho nền nông nghiệp sử dụng công nghệ cao của Đắk Nông.
Các tiến bộ kỹ thuật đã được đông đảo nông dân Đắk Nông áp dụng rộng rãi trong sản suất, như sản suất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobeGap, sản suất cà phê theo tiêu chuẩn 4C (cà phê sạch và bền vững), áp dụng kỹ thuật mới trong trồng và chăm sóc cây hồ tiêu theo tiêu chuẩn quản lý cây trồng tổng hợp, kỹ thuật canh tác sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học, phân xanh, phân hữu cơ vi sinh để hạn chế sử dụng các loại phân hóa học, tăng độ màu mỡ cho đất tạo tính bền vững trong sản suất và làm tăng năng suất cây trồng.
Hiện nay, tỉnh cũng đã đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, tỷ lệ nông dân qua đào tạo ngày càng tăng và dự kiến đến 2020 đạt 45% tổng lao động tại nông thôn. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp cao trên đại bàn tỉnh Đăk Nông trong thời gian tới.
Mặt khác, trước nhu cầu phát triển vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp lớn cũng đã bắt đầu liên kết với người nông dân trong việc chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật. Hiện nay mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và được người nông dân hưởng ứng. Đây cũng là điều kiện thuận lợi nhằm giảm áp lực về nhân lực cho các cơ quan quản lý trên địa bàn tỉnh.
3.3 Dự báo về phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản.
Với tiềm năng về vùng nguyên liệu rộng lớn, tỉnh Đăk Nông đã có những định hướng phát triển công nghiệp chế biến nhằm tăng giá trị nông sản cho địa phương trong giai đoạn tới, trong đó sẽ phát triển các ngành chế biến sau:
Chế biến cà phê. Củng cố các cơ sở chế biến cà phê hiện có. Đầu tư phát triển mạnh các cơ sở chế biến cà phê theo công nghệ ướt, xây dựng một số nhà máy chế biến cà phê thành phẩm xuất khẩu. Hoàn thành xây dựng để sớm đi vào hoạt động các cơ sở chế biến cà phê ướt 3.000 tấn/năm ở Đắk Mil, 4.000 tấn/năm ở Đắk Song. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, đổi mới công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm cà phê. Tăng cường đưa công nghệ chế biến cà phê ướt chiếm 40% sản lượng thu hoạch và tăng khối lượng cà phê chế biến tinh đạt 15% tổng sản lượng cà phê.
Thời kỳ 2011 - 2015, tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng một số cơ sở mới: nhà máy chế biến cà phê hạt xuất khẩu công suất 10.000 tấn/năm tại Gia Nghĩa; cơ sở tinh chế cà phê bột xuất khẩu công suất 300 tấn/năm tại Đắk Mil và Cụm công nghiệp Nhân Cơ.
Chế biến cao su. Cùng với xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su khoảng 2.000 tấn sản phẩm/năm ở Đắk R’Lấp, xây dựng cơ sở chế biến cao su thành phẩm (2 triệu bộ săm lốp ô tô, 5 triệu một băng tải cao su) ở cụm công nghiệp Nhân Cơ và một số cơ sở chế biến cao su mủ cốm tại Thuận An (Đắk Mil) 1.500 tấn/năm, cao su mủ tời ở Đắk Nia 1.200 tấn/năm, sơ chế mủ cao su 7.000 tấn/năm tại Krông Nô.
Chế biến mía đường. Phát huy công suất nhà máy đường tại Khu công nghiệp Tâm Thắng kết hợp với mở rộng vùng nguyên liệu. Đầu tư theo chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm đường và thêm các dây chuyền sản xuất các sản phẩm sau đường nhằm tận dụng các phế liệu sau đường: như sản xuất cồn, phân vi sinh, nước giải khát, bánh kẹo.
Chế biến điều. Khai thác hiệu quả nhà máy chế biến hạt điều công suất 2.000 tấn/năm ở Cư Jút. Tiến tới đầu tư thêm các cơ sở chế biến hạt điều ở khu vực Đắk R’Lấp phù hợp với qui mô vùng nguyên liệu mở rộng. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo khối lượng lớn sản phẩm điều xuất khẩu.
Chế biến ca cao. Kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở chế biến ca cao tại Cụm công nghiệp Nhân Cơ với công suất 2.000 tấn/năm.
Chế biến hồ tiêu: Sản lượng hồ tiêu năm 2015 khoảng 23.000 ngàn tấn/năm.
Xây dựng một nhà máy chế biến khoảng 10.000 tấn/năm.
Chế biến dầu thực vật. Dự kiến thu hút xây dựng nhà máy chế biến dầu thực vật 4.000 tấn/năm, chế biến đậu nành vào Khu công nghiệp Tâm Thắng.
Chế biến bông, sợi. Trong giai đoạn đầu tập trung xây dựng ổn định vùng nguyên liệu cho nhà máy cán bông 1.500 tấn/năm để thu hút đầu tư xây dựng nhà máy sợi 4.000 tấn năm ở Khu công nghiệp Tâm Thắng.
Sản xuất tơ tằm. Hoàn thành xây dựng nhà máy ươm tơ công suất 144 tấn/năm ở Đắk Lấp. Ổn định vùng trồng dâu, nuôi tằm, đảm bảo đủ nguyên liệu cho nhà máy.
Chế biến tinh bột. Ổn định vùng nguyên liệu cho 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn 12.500 tấn/năm ở Đắk Song và 24.000 tấn/năm ở Đắk R’Lấp. Xây dựng 02 nhà máy chế biến tinh bột ngô ở tiểu vùng phía Bắc (khu vực các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil) và tiểu vùng phía Nam (khu vực Đắk Song, Đắk R'Lấp, Đắk G’Lông).
- Xay xát lương thực. phát triển các cơ sở phơi sấy, xay xát lương thực có qui mô vừa và nhỏ, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, xưởng chế biến bánh đậu bún, mì sợi, bánh mì trên địa bàn các huyện, thị, khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của dân cư trên các địa bàn.
Chế biến thực phẩm. Xây dựng cơ sở chế biến thực phẩm công suất 500-600 tấn/năm ở Đắk R’Lấp, nhà máy chế biến trái cây quy mô 500 tấn/ năm ở Đắk Mil. Tiến tới xây dựng các cơ sở giết mổ và chế biến thịt gia súc, gia cầm, các cơ sở bảo quản và chế biến rau quả thực phẩm phục vụ các khu công nghiệp, thị xã Gia Nghĩa và các đô thị, tiến tới tạo sản phẩm chăn nuôi hàng hóa đi tỉnh ngoài và xuất khẩu; đón đầu phục vụ cho khu công nghiệp khai thác bauxite khi dự án triển khai.
Chế biến thức ăn gia súc. Đầu tư nâng công suất xưởng chế biến thức ăn gia súc lên 10.000 tấn/năm ở khu công nghiệp Tâm Thắng. Hoàn thành xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc công suất 20.000 tấn ở Đắk Song. Đẩy mạnh chế biến tinh bột ngô, sắn, tận dụng các phế phẩm đậu đỗ chế biến làm thức ăn nhằm thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
Chế biến gỗ và lâm sản. Đầu tư phát triển tinh chế gỗ xuất khẩu, sản xuất bột giấy, sản xuất gỗ ván ép, sản xuất bao bì giấy các loại; chế biến các sản phẩm từ
nghệ nhằm tăng chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Trên cơ sở vùng nguyên liệu đã hình thành, xúc tiến xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy ở Đắk Nông 20.000 tấn/năm vào năm 2015, thu hút đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì ở khu công công nghiệp Nhân Cơ, xây dựng cơ sở tinh chế gỗ ở Krông Nô, cơ sở chế biến gỗ và đóng hàng mộc dân dụng quy mô trên 5.000 m3 gỗ tinh chế /năm ở Đắk Song, Đắk G’Long.