Thực trạng các yếu tố đầu vào phục vụ cho kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu đồ án quy hoạch trang trại (Trang 32 - 38)

ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG

II. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh

3. Thực trạng các yếu tố đầu vào phục vụ cho kinh tế trang trại

a. Về chủ trang trại:

Trong tổng số các trang trại được khảo sát thì có 90% số chủ trang trại là nam giới. Độ tuổi bình quân của chủ trang trại từ 30 đên 50 tuổi chiếm đa số. Các chủ trang trại xuất thân từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Trong đó chủ yếu là nông dân thuần tuý (chiếm 90%). Về chuyên môn, nghiệp vụ, đa số chủ trang trại chưa qua đào tạo (chiếm 80%). Phần còn lại chủ yếu có trình độ sơ câp nghề hoặc có chứng chỉ tập huấn. Chủ lao động của các trang trại phần lớn là dân tộc Kinh, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất thấp

Bảng: Hiện trạng năng lực của các chủ trang trại trên địa bàn tỉnh Đăk Nông đến năm 2013.

st

t Huyện

Trình độ Dân Tộc

1 2 3 4 5 6 7 Kin h

M' Nôn

g

Nùn g

Môn g

ho a

Tà y

Gia o

M ạ

1 Cư Jut 9 0 0 0 0 0 1 9 0 0 0 0 1 0 0

2 Krông Nô 99 1

3 2 4 0 0 8 116 1 0 0 0 3 6 0

3 Đăk Mil 78 0 0 7 0 0 2 81 2 4 0 0 0 0 0

4 Đắk Song 84 3

4 0 1

3 7 1

3 2

0 116 0 0 2 0 0 0 0

5 Gia

Nghĩa 29 5 2 0 0 0 0 34 0 0 0 2 0 0 0

6 Đắk R'Lấp

43 1

1 0

1

8 9 0 1 4 457 0 0 0 15 1 0 0

7 Đăk

Glong 3 1

6 1 1 0 0 0 17 1 0 0 2 0 0 1

8 Tuy Đức 54 0 5 1 0 2 0 57 5 0 0 0 0 0 0

Tổng Cộng 78 7

7 8

2 8

3

5 7 1

6 3

5 887 9 4 2 19 5 6 1

* Ghi chú: (Trình độ : 1: Chưa qua đào tạo; 2: Đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ;

* Nhận định chung: Với nền tảng về trình độ thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của các trang trại: hiệu quả sản xuất không ổn định, không tổ chức được thị trường đầu ra, không có định hướng sản xuất kinh doanh…

b. Về lao động trong các trang trại

- Lao động của trang trại (bao gồm hộ trang trại): Qua khảo sát thực tế cho thấy, các trang trại trên địa bàn toàn tỉnh có 12.898 lao động (tăng 282 lao động so với năm 2012). Bình quân mỗi trang trại có 14 lao động. Phần lớn các chủ trang trại và thành viên của hộ trang trại đều tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và quản lý. Vì vậy, trang trại đã tận dụng được khoảng 16% sức lao động tự có.

- Lao động thuê ngoài: Một số bộ phận các trang trại sử dụng lao động trong gia đình là chủ yếu, hầu hết các trang trại kết hợp thuê ngoài. Qua khảo sát cho thấy, lao động thuê ngoài có thể chia làm 2 loại:

+ Lao động thuê ngoài thường xuyên có khoảng 1.644 người, trung bình mỗi trang trại có khoảng 02 người, với mức thu nhập bình quân mỗi người khoảng 2,5 – 3,5 triệu đồng/tháng.

+ Lao động thuê ngoài thời vụ có khoảng 9.145 người. Trung bình mỗi trang trại có khoảng 9 người. Số lượng lao động thuê ngoài chủ yếu tập trung vào thời điểm thu hoạch từ 2-3 tháng. Tiền trả công cho lao động thời vụ khoảng 150.000đ – 180.000đ/người/ngày.

Bảng: Tình hình sử dụng lao động tại các trang trại

ĐVT: người

T

T Huyện

2012 2013

Chủ TT

Thuê TX

Thời vụ

BQ/T T

Chủ TT

Thuê TX

Thời vụ

BQ/T T

1 Huyện Cư Jut 19 29 96 14 19 29 102 15

2 Huyện Krông Nô 234 244 1103 13 237 245 1144 13

3 Huyện Đăk Mil 214 82 1225 17 214 82 1215 17

4 Huyện Đắk Song 287 72 1048 14 287 74 1081 14

5 Thị xã Gia Nghĩa 76 148 309 15 76 148 311 15

6 Huyện Đắk

R'Lấp 1058 852 3280 13 1066 882 3404 13

7 Huyện Đăk

Glong 49 34 183 13 70 38 193 14

8 Huyện Tuy Đức 136 91 488 12 136 91 495 12

Tổng Cộng 2.073 1.552 7.732 13 2.105 1.589 7.945 14

Nhìn chung, trang trại sử dụng lao động thuê ngoài thường chủ yếu tập trung vào các trang trại có diện tích đất nhiều, lao động của chủ hộ không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Theo kết quả điều tra, so với năm 2012, số lao động thường xuyên tăng không đáng kể (37 lao động), lao động thời vụ tăng 213 lao động.

Tóm lại, các yếu tố phục vụ sản xuất của trang trại tương đối phong phú và thuận lợi. Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố không thuận lợi và hạn chế trong việc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là nguồn vốn và lao động có tay nghề. Bên cạnh, nguồn lực tự nhiên có hạn kết hợp với sự tập trung dân số dẫn đến làm hạn chế khả năng mở rộng quy mô sản xuất, đòi hỏi các chủ trang trại phải đi đầu tư theo chiều sâu để mở rộng sản xuất kinh doanh.

3.2 Công nghệ KHKT ứng dụng vào sản xuất và bảo quản, chế biến của các trang trại.

- Trong lĩnh vực trồng trọt:

+ Đối với cây cà phê: với mục tiêu nâng cao năng suất chất lượng và đảm bảo phát triển cà phê bền vững, người dân sử dụng giống mới qua chọn lọc lai tạo, ghép cải tạo thay đổi giống vườn cây già cỗi; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bón phân theo độ phì đất và năng suất cây trồng giúp giảm chi phí, xây dựng các mô hình đa dạng hóa cây trồng trong vườn cà phê bằng cách trồng xen các loại cây lâu năm như bơ, sầu riêng, hồ tiêu…đã nâng cao thu nhập cho nông dân từ 15- 30% so với trồng thuần cà phê; áp dụng quy trình thâm canh hợp lý giảm chi phí sản xuất và bền vững về môi trường, triển khai áp dụng chương trình canh tác bền vững cây cà phê theo hướng VietGAP, chương trình sản xuất cà phê sạch theo tiêu chuẩn 4C…nhờ vậy năng suất đã được tăng lên đáng kể, ổn định và chất lượng vườn cây được cải thiện. Trong khâu chế biến cũng đã ứng dụng công nghệ sơ chế sử dụng enzyme trong chế biến ướt tiết kiệm nước, tiết kiệm điện năng, giảm hạt vỡ và tróc vỏ

+ Đối với cây cao su: Các giống cao su mới năng suất chất lượng cao, thích ứng rộng như PB235, GT1, VN154... được bà con trồng rộng rãi với áp dụng quy trình mới đã rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, tăng năng suất và sản lượng các vườn cây.

+ Đối với cây tiêu: là cây công nghiệp dài ngày có thế mạnh của tỉnh, đã được sản xuất an toàn theo hướng VietGAP, áp dụng kỹ thuật mới trong trồng và chăm sóc vườn cây theo tiêu chuẩn ICM, kỹ thuật canh tác sinh học, sử dụng phân xanh, phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây tiêu khi mới trồng, hạn chế sử dụng các loại phân hóa học trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, nhờ vậy đã tạo cho đất tơi xốp, nhiều vi sinh vật có lợi phát triển cải tạo môi trường đất, giúp cây tiêu phát triển tốt

+ Đối với nhóm cây hàng năm: Đã tổ chức khảo nghiệm, thử nghiệm và đưa vào sản xuất đại trà thành công nhiều loại giống mới với quy trình thâm canh thích hợp với từng vùng sinh thái trong tỉnh, như một số giống lúa lai năng suất cao ổn định như: Nhị ưu 838, OM3536, VND 95-20, Nghi hương 2308;

giống ngô lai CP888, Bioseed 9698, LVN24, CP919, DK5252; giống đậu đỗ năng suất cao như đậu xanh HL2, HL5, HL89-E3, đậu tương DT84; giống mỳ KM94, giống mía đường ROC1, ROC10, Quế đường 11...

- Trong lĩnh vực chăn nuôi, các kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được môi trường bảo quản tinh dịch dài ngày, cải tiến được các quy trình công nghệ tạo phôi, cấy truyền phôi, đông lạnh phôi lợn và bò trong ống nghiệm. Việc sử dụng tinh nhân tạo giúp bò trưởng thành tăng từ 180kg/con lên 250-300kg/con, tỷ lệ xẻ thịt tăng 1,5 lần. Nông dân ở nhiều địa phương còn ứng dụng CNSH trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm để tận dụng các phế phẩm nông nghiệp, giảm chi phí đầu vào...

Nhìn chung: Mặc dù nhiều công nghệ mới được triển khai ứng dụng trên địa bàn tỉnh tuy nhiên nhìn nhận chung so với các tỉnh thành lân cận: Bình Dương, Đồng Nai, …Công nghệ sản xuất cơ bản vẫn còn lạc hậu, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học để tạo giống cây trồng, vật nuôi, bảo quản và chế biến sau thu hoạch…Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nông thôn còn có mặt hạn chế nên năng suất lao động và chất lượng của nhiều loại nông sản còn thấp, chưa đủ sức mạnh cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.

Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong nông nghiệp còn chưa có tính hệ thống, đồng bộ trong quá trình sản xuất. Các cơ sở sản xuất giống cây trồng, lợn nạc, gà thuỷ sản tuy đã được nâng cấp nhưng quy mô còn bé, thiếu tính đồng bộ thành hệ thống giống và hiện đại. Với điều kiện canh tác manh

mún hiện nay ở các nông hộ, việc áp dụng các công nghệ cao, như công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt, mô hình trồng cây trong nhà lưới quanh năm, chủ động điều tiết tiểu môi trường… để tạo ra sản phẩm chất lượng cao là rất khó khăn.

Do vậy, nhiều sản phẩm như hoa, cây ăn quả chất lượng còn hạn chế, diện tích rau canh tác theo quy trình kỹ thuật an toàn còn chưa đáp ứng so nhu cầu thị trường đề ra.

Công nghệ chế biến sau thu hoạch cũng chưa được các chủ trang trại quan tâm đầu tư thỏa đáng nhằm tăng giá trị của sản phẩm. Thực tế có một vài trang trại trên địa bàn tỉnh có làm công việc chế biến, nhưng qui mô nhỏ, công nghệ thô sơ, hiệu quả thấp.Còn công tác bảo quản nông sản phẩm ở nông thôn thì thô sơ, chưa phát triển. Nhiều trang trại chưa có nhà kho để bảo quản nông sản phẩm làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản phẩm.

3.3 Thực trạng dịch vụ nông nghiệp phục vụ phát triển nông trại.

Để sản xuất theo hướng hàng hóa cần tổ chức sản xuất theo chuỗi, bao gồm các khâu: Thông tin thị trường – Sản xuất – Thu gom, bảo quản – Chế biến – Tiêu thụ. Để chuỗi sản xuất hoạt động hiệu quả nhất thiết phải có các công trình dịch vụ sản xuất (DVSX) đến từng khâu trong chuỗi. Các dịch vụ này liên kết với nhau tạo thành “Hệ thống dịch vụ sản xuất nông nghiệp”.

a) Hệ thống công trình dịch vụ thương mại: bao gồm hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối, các cửa hàng giưới thiệu sản phẩm:

- Chợ nông thôn: hiện nay số lượng chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh khá nhiều, phủ khắp các xã theo chương trình nông thôn mới, chợ là nơi người dân buôn bán, trao đổi hàng hóa và các thông tin về nông sản. Tuy nhiên hiện nay, chợ nông thôn chưa phát huy được vai trò đầu mối thông tin và đầu mối buôn bán.

- Chợ đầu mối nông sản: trên địa bàn tỉnh Đăk Nông hiện nay đã hình thành một số chợ đầu mối nông sản ở những khu vực trọng điểm: Nam Dong, Gia Nghĩa,

… tuy nhiên các chợ đầu mối này hoạt động chưa hiệu quả. Kênh thông tin về sản phẩm cũng như khả năng kết nối giữa người mua và người bán chưa được hình thành rõ.

- Các cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm: chưa được hình thành do đó người mua chưa có nhiều thông tin về các sản phẩm nông sản của địa phương.

- Công trình kho thường và kho chuyên dụng: chủ yếu chỉ được đầu tư ở các công ty hoặc các đại lý thu mua với diện tích nhỏ, nhiều kho chưa đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật, do đó làm giảm chất lượng sản phẩm nông sản của địa phương. Đối với các trang trại chưa chú trọng vào đầu tư hạng mục này.

- Công trình thu gom bảo quản, vận chuyển và phân phối nông sản thuộc hệ thống logistic: chưa phát triển ở khu vực tỉnh Đăk Nông.

c. Hệ thống dịch vụ hỗ trợ

- Dịch vụ thông tin về nhu cầu và dự báo thị trường nông sản; các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp: chủ yếu thông qua các đại lý thu mua và trung tâm khuyến nông, đài báo,… tuy nhiên chưa đem lại hiệu quả cao trong công tác định hướng cho sản xuất đối với người nông dân.

- Dịch vụ tài chính: chưa phát triển mạnh ở đại phương do đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn sản xuất của nông dân nói chung và các trang trại nói riêng.

- Dịch vụ đào tạo và khoa học công nghệ, gồm trường đại học, trường dạy nghề, trung tâm khuyến nông; trung tâm thử nghiệm, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ... liên quan đến nông nghiệp: chỉ phát triển ở một số khu vực đô thị, tuy nhiên chưa mang lại hiệu quả cao trong công tác nghiên cứu ứng dụng cũng như đào tạo lao động nông nghiệp.

3.4 Nguồn vốn sản xuất và tài sản của trang trại

- Vốn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình phục vụ sản xuất kinh doanh của trang trại. Qua điều tra cho thấy, sự phân bố nguồn vốn giữa các huyện không đồng đều, gây mất sự cân bằng trong phát triển kinh tế trang trại.

Bên cạnh, việc thu hút các nguồn vốn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong khả năng tiếp cận các nguồn vốn của trang trại.

- Tổng nguồn vốn của chủ trang trại trên địa bàn tỉnh tại thời điểm khảo sát khoảng 3.144.807 triệu đồng, bình quân mỗi trang trại có khoảng 3.363 triệu đồng. Nguồn vốn hình thành chủ yếu từ vốn tự có, khoảng 2.996.488 triệu đồng, vốn vay chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 148.319 triệu đồng, bình quân mỗi trang trại vay khoảng 158 triệu đồng/trang trại. Hầu hết các trang trại đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng khả năng huy động và dụng vốn, so với năm 2012, nguồn vốn của trang trại tăng 315.655 triệu đồng.

Bảng 4. Tình hình sử dụng vốn của trang trại.

Đvt: triệu đồng

T

T Huyện

2012 2013

Tự có Vay Bq/tran

g trại Tự có Vay Bq/tran g trại

1 Huyện Cư Jut 6.660 2.180 1.122 6.610 2.320 1.216

2 Huyện Krông Nô 458.800 25.750 4.293 508.500 29.900 4.745 3 Huyện Đăk Mil 242.965 8.590 3.192 275.285 12.424 3.696 4 Huyện Đắk Song 225.840 32.580 3.362 247.710 32.420 3.729 5 Thị xã Gia Nghĩa 57.820 15.730 2.375 58.450 16.510 2.495 6 Huyện Đắk R'Lấp 1.067.89

5 30.233 2.819 1.167.97

0 48.835 3.131

7 Huyện Đăk

Glong 6.650 1.450 484 11.400 5.650 1.207

8 Huyện Tuy Đức 151.400 210 2.698 152.450 260 2.749

Tổng Cộng 2.218.03

0 116.723 3.026 2.428.37

5 148.31

9 3.363

Một phần của tài liệu đồ án quy hoạch trang trại (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w