Dự báo thị trường (trong nước và xuất khẩu)

Một phần của tài liệu đồ án quy hoạch trang trại (Trang 53 - 58)

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tế trang trại

4. Dự báo thị trường (trong nước và xuất khẩu)

4.1 Thị trường trong nước

Theo thống kê, hiện nay nguồn nông sản của nước ta có tỷ lệ tiêu thụ nội địa bình quân chiếm khoảng 60 – 70%. Tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc vào từng loại nông sản. Một số lại nông sản có tỷ lệ tiêu thụ nội địa cao như: đậu nành, đậu xanh, bông, trứng, sữa, thịt các loại… có tỷ lệ chiếm trên 80 - 90%, còn lại các sản phẩm như: cà phê, cao su, tiêu, điều, …. có tỷ lệ khoảng 5 – 20%.

Theo đánh giá của một số tổ chức trong và ngoài nước thì sức tiêu thụ nội địa hiện nay khá thấp so với các nước trong khu vực nguyên nhân do thu nhập bình quân của người dân thấp. Theo nghiên cứu của Tổng cục thông kê cho thấy, mức thu nhập của người dân Việt Nam ngày một được cải thiện đáng kể và dự báo sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2020 – 2030. Thu nhập tăng sẽ dân đến mức tiêu thụ cũng sẽ tăng cao, bên cạnh đó những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm cũng ngày một cao. Tiêu thụ lương thực thực phẩm trong nước sẽ có xu hướng giảm dần về số lượng nhưng tăng dần mức tiêu thụ các sản phẩm có giá trị dịnh dưỡng cao.

Bảng: Dự báo tiêu thụ các sản phẩm nông sản trong nước đến 2030

STT Sản phẩm ĐVT 2015 2020 2030

1 Gạo 1000 tấn 32.100,00 35.200,00 37.300,00

2 Ngô 1000 tấn 8.000,00 9.000,00 10.000,00

3 Cà Phê 1000 tấn 55,00 57,00 60,00

4 Điều 1000 tấn 130,00 135,00 140,00

5 Hồ tiêu 1000 tấn 16,00 16,50 16,50

6 Chè 1000 tấn 55,00 57,00 60,00

7 Cao su 1000 tấn 150 250 300

8 Rau các loại 1000 tấn 11.179,00 13.015,00 17.774,00 9 Quả các loại 1000 tấn 8.384,00 10.011,00 14.219,00 10 Thịt các loại 1000 tấn 3.540,00 4.000,60 5.332,00 11 Trứng triệu quả 8.384,48 10.011,38 14.219,51

12 Thủy sản 1000 tấn 2.608,50 3.203,60 4.739,80 Nguồn: Quy hoạch nông nghiệp cả nước đến 2030

Theo dự báo dân số Việt Nam năm 2020 vào khoảng trên 100 triệu người, năm 2030 khoảng 110,4 triệu người. Khi dân số tăng lên nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng tiếp tục tăng cả về sốlượng và chất lượng. Trong đó nhu cầu gạo giảm dần, nhưng nhu cầu về thịt cá, trứng sữa, rau quả tăng lên.

4.2 Thị trường xuất khẩu

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản năm 2013 đạt 19,8 tỷ USD, giảm 3,3% về tỷ trọng và giảm 5,5% về kim ngạch so với năm 2012. Tuy có sự sụt giảm so với năm trước nhưng vẫn phải khẳng định rằng, xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản trong năm 2013 vẫn giữ vị trí quan trọng trong tổng xuất khẩu hàng hóa của cả nước (chiếm tỷ trọng khoảng 15,0%).

Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện nay đang chiếm giữ vị thế cao trên thị trường quốc tế như hạt điều, hạt tiêu (đứng thứ nhất); gạo, cà phê (đứng thứ hai); chè (đứng thứ sáu), v.v… Các mặt hàng khác cũng đang có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai như các loại rau, củ, quả, hoa tươi, v.v…

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Dự báo một số mặt hàng xuất khẩu chính:

- Ngô: Đối với ngô do khả năng mở rộng diện tích không nhiều, khả năng thâm canh tăng năng suất cũng còn hạn chế do diện tích ngô được tưới thấp, tuy nhiên do nhu cầu nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi tăng rất nhanh, dự báo mức tăng sản lượng ngô khó tăng kịp nhu cầu nên vẫn phải nhập khẩu thêm ngô để làm thức ăn chăn nuôi.

- Cà phê: Số lượng các nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay đã được mở rộng đến 80 quốc gia, song các thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam vẫn là các thị trường truyền thống như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Với mức tiêu thụ cà phê nhân thế giới khoảng gần 140 triệu bao và mức tăng trưởng 3,8%/năm, hiện nay trên thị trường cà phê thế giới, cơ bản cung cân đối với cầu nên sản lượng xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam khó có thể tăng. Tuy nhiên, để tăng giá trị xuất khẩu Việt Nam cần chú trọng phát triển chất lượng và tăng cường phát triển chế biến cà phê.

- Hồ tiêu: Dự báo của Bộ nông nghiệp & PTNT đến năn 2030, diện tích trồng hồ tiêu cả nước duy trì ổn định ở mức 50.000 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 140.000 tấn và sản phẩm tiêu chất lượng cao đạt 90%. Về cơ cấu sản phẩm: tiêu đen 70% (trong đó tiêu nghiền bột 15%), tiêu trắng 30% (tiêu nghiền bột khoảng 25%) và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2-1,3 tỷ USD.

- Cao su: Nhu cầu cao su mặc dù đang có những biến động lớn tuy nhiên dự báo đến 2030 nhu cầu tiêu thụ mủ cao su sẽ tăng đáng kể. Các nước nhập khẩu cao su của Việt Nam hiện có khoảng 24 nước, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc, Malaixia, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức. Dự kiến trong giai đoạn tới Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, dư kiến sản lượng xuất khẩu của cả nước đạt khoảng trên 1 triệu tấn đến năm 2030. Tuy nhiên cơ cấu xuất khẩu sẽ thay đổi: tăng cường xuất khẩu các sản phhẩm làm từ cao su và giảm xuất khẩu cao su thô.

- Các sản phẩm từ sữa: Tiêu thụ các sản phẩm từ sữa tại nhiều nước đang phát triển có xu hướng tăng nhanh do sự xâm nhập của thói quen của phương Tây; từ

đó giúp thương mại các sản phẩm từ sữa thế giới có xu hướng tăng trong mười năm tới, trong đó bơ, phô mai, sữa bột gầy có mức tăng trưởng trung bình từ 1,7 - 2,1%/năm. Các quốc gia như Hoa Kỳ, EU, New Zealand, Australa và Argentina chiếm phần lớn trong tăng trưởng của các sản phẩm trên. Đến năm 2022, xuất khẩu các sản phẩm từ sữa của Hoa Kỳ bao gồm bơ, phô mai, sữa bột gầy và bột nước sữa dự kiến tăng lần lượt trên 55% so với kỳ cơ sở.

Thị trường nhập khẩu các sản phẩm từ sữa tiếp tục bị phân mảnh, trong đó nhóm năm nước nhập khẩu lớn đã chiếm gần 50% giao dịch toàn thế giới. Trong khi đó, nhóm năm nước xuất khẩu lớn chiếm trên 75% tổng sản lượng xuất khẩu thế giới. Sau một thập niên suy giảm, nhu cầu nhập khẩu bơ có xu hướng tăng do thị trường mở rộng ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và nhu cầu tiêu thụ ở Trung Quốc tăng, bù đắp phần nào tiêu thụ sụt giảm của Nga. Tổ chức FAO cho biết Nga vẫn giữ vị trí đứng đầu về nhập khẩu phô mai, mặc dù Trung Quốc và Hy Lạp là hai thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Với mặt hàng phô mai, EU tiếp tục giữ vị trí số một thế giới về xuất khẩu, nhưng Hoa Kỳ và New Zealand đang dần có thêm được thị phần. New Zealand tiếp tục chiếm lĩnh thị trường sữa bột nguyên kem thế giới, với hơn 56% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Trong 10 năm tới, nhập khẩu sữa bột gầy tiếp tục tăng, chủ yếu tại các nước Châu Á, đứng đầu là Trung Quốc và Indonesia.

- Thịt: Đến năm 2022, xuất khẩu thịt thế giới dự kiến tăng khoảng 19%, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 1,6%/năm thấp hơn nhiều so với mức 4,2% của 10 năm trước. Nguyên nhân có sự sụt giảm này là do tăng trưởng trong sản xuất nội địa tại các nước đang phát triển dưới cơ chế giảm nhập khẩu. Trong số các mặt hàng thịt xuất khẩu, thịt gia cầm và thịt cừu là được ưa chuộng nhất. Kim ngạch xuất khẩu phần lớn thuộc về Hoa Kỳ, chiếm 1/3 tổng kim ngạch tăng lên so với kỳ cơ sở.

Hoa Kỳ có lợi thế tiếp cận với các thị trường hiện có dịch lở mồm long móng, theo đó Nhật Bản đã nâng độ tuổi của thịt bò và các sản phẩm từ thịt bò Mỹ có thể nhập khẩu vào Nhật Bản. Quyết định này được đưa ra sau báo cáo đánh giá rủi ro bệnh bò điên do Ủy ban an toàn thực phẩm Nhật Bản tiến hành. Vì thịt bò Mỹ chiếm thị phần rất lớn tại khu vực Thái Bình Dương (nhất là các thị trường hiện có dịch lở mồm long móng) nên điều đó sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương

xuất khẩu của các nước này có xu hướng chậm dần. Tuy nhiên, xuất khẩu thịt bò của các nước khu vực Châu Đại Dương sang Bắc Mỹ lại có xu hướng tăng.

Trong 10 năm tới, EU dự kiến sẽ giảm xuất khẩu thịt bởi chi phí sản xuất tăng cao. Hoa Kỳ tiếp tục đứng đầu các nước nhập khẩu thịt trong năm 2022, tiếp theo là Nhật Bản, Liên bang Nga, Mexico, Ả rập xê út và Hàn Quốc. Australia và New Zealand vẫn sẽ giữ vị trí là nhà xuất khẩu thịt cừu lớn nhất thế giới, để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng ở Trung Đông và Châu Á.

- Nhiên liệu sinh học: Bức tranh toàn cảnh về thương mại nhiên liệu sinh học trong 10 năm tới khá phong phú; trong đó thương mại ethanol thế giới thì tăng mạnh trong khi với dầu diesel sinh học lại chỉ tăng với tốc độ vừa phải. Đối với dầu diesel sinh học, Argentina dự kiến vẫn là nhà xuất khẩu chính, tiếp sau là Indonesia. EU tiếp tục là nhà nhập khẩu nhiên liệu sinh học lớn nhất thế giới trong suốt kỳ dự báo, trong đó xăng ethanol từ Brazil và dầu diesel sinh học từ Argentina. Argentina và Brazil giữ vững vị trí nhà xuất khẩu nhiên liệu sinh học lớn nhất với kim ngạch liên tục tăng trong suốt kỳ dự báo. Brazil tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu đường và dự báo đến năm 2022 chiếm hơn 50%

tổng kim ngạch xuất khẩu đường của thế giới. Đường thô sẽ tiếp tục là mặt hàng chủ đạo trong giao dịch quốc tế mặc dù đường tinh có xu hướng tăng thị phần trong thập kỉ tới. Một số nước xuất khẩu đường lớn khác có thể kể đến là Thái Lan, Australia và Mexico. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) mang đến những lợi thế cho Mexico khi xuất khẩu đường sang Hoa Kỳ. Theo đó, Hoa Kỳ dự kiến tăng cường xuất khẩu isoglucose (HFCS) với mức giá thấp hơn sang thị trường Mexico và sẽ thay thế đường nguyên liệu để sản xuất nước uống giải khát. Ngoài ra, Mexico cũng dự kiến tăng sản lượng đường xuất khẩu sang Hoa Kỳ kể cả đường dùng trong sản xuất nước giải khát nhằm ổn định thị trường đường tại Hoa Kỳ. Nhu cầu nhập khẩu đường trên thế giới đa dạng hơn so với xuất khẩu và chịu tác động của nhóm các nước lớn như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Indonesia. Liên Bang Nga, Malaysia và Hàn Quốc. Nhu cầu nhập khẩu của Liên bang Nga và Liên minh Châu Âu dự kiến giảm mạnh trong 10 tới do sự thay đổi của các chính sách có liên quan tới việc ủng hộ sản xuất trong nước thay thế cho cơ chế nhập khẩu. Tại Trung Quốc và Indonesia, do thất bại trong việc thúc đẩy sản xuất trong nước để đáp ứng nhu cầu nội địa, dự kiến sản lượng nhập khẩu đường của cả hai nước này đều tăng mạnh.

Một phần của tài liệu đồ án quy hoạch trang trại (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w