Khái niệm năng lực và năng lực toán học

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh lớp 3 thông qua chủ đề một số đơn vị đo độ dài, khối lượng và dung tích (Trang 36 - 39)

Chương 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Năng lực toán học

2.3.1. Khái niệm năng lực và năng lực toán học

Năng lực là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam quan tâm vì vậy có khá nhiều các quan niệm khác nhau về năng lực.

Với F.E. Weinert (2001) năng lực là “tổng hợp các khả năng và kĩ năng sẵn có hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của học sinh nhằm giải quyết những vấn đề

25

nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến giải pháp” [47].

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới OECD (2002), “năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong bối cảnh cụ thể” [46].

Ở Việt Nam, khái niệm năng lực cũng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và công luận khi GD đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện, chuyển từ GD kiến thức sang GD năng lực. Khái niệm này cũng được định nghĩa khá tương đồng với các định nghĩa mà các nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra.

Trong lĩnh vực tâm lí, người ta cho rằng NL là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lí của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Và chia NL thành năng NL chung, NL cốt lõi và NL chuyên môn.

Trong Từ điển Tiếng Việt, năng lực được hiểu “là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động, phẩm chất tâm lí tạo cho con người hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao” [25].

Phạm Minh Hạc nhấn mạnh đến tính mục đích của NL, tác giả đưa ra khái niệm: “NL chính là một tổ hợp các đặc điểm tâm lí của một con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lí của một nhân cách), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy”[10].

Trong CTGDPT 2018, chương trình tổng thể định nghĩa thuật ngữ “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [6].

Theo tác giả Hoàng Nam Hải, năng lực của một con người được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép họ huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các giá trị cơ bản của bản thân, như hứng thú, niềm tin, ý chí và kinh nghiệm… để thực hiện thành công một công việc bắt gặp trong bối cảnh của cuộc sống trên một lĩnh vực nhất định nào đó [9].

Từ các quan điểm của các nhà khoa học trên cho ta thấy những điểm chung

26 trong quan niệm năng lực như sau:

- Năng lực là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người học. Vì vậy, để phát triển NL cho học sinh người giáo viên cần tổ chức dạy học phân hóa để HS có cơ hội phát huy hết tiềm năng sẵn có của bản thân.

- Năng lực là sự tích hợp của kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ... Vì vậy, giáo viên cần tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp để HS có cơ hội huy động tổng hợp kiến thức, đặc biệt kiến thức liên môn để GQVĐ đặt ra.

- Năng lực được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và thể hiện ở sự thành công trong hoạt động thực tiễn. Vì vậy, để hình thành, phát triển NL cho HS giáo viên cần phải thiết kế các hoạt động học và chuyển giao nhiệm vụ cho HS giải quyết. Qua hoạt động học giáo viên có thể ĐG được NL GQVĐ nói chung, NL GQVĐ toán học nói riêng của HS.

Khái quát lại năng lực có thể hiểu là sự kết hợp của các kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, thái độ và hành vi của một cá nhân để thực hiện một công việc có hiệu quả. Năng lực không chỉ bao hàm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, mà còn cả giá trị, động cơ, đạo đức và hành vi xã hội.

Đồng thuận với các quan niệm NL của các nhà khoa học, trong Luận văn này chúng tôi đề xuất khái niệm về NL như sau: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành và phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các giá trị cơ bản của bản thân như hứng thú, niềm tin, ý chí và kinh nghiệm để thực hiện thành công những công việc mới trong một lĩnh vực nào đó của cuộc sống.

Năng lực của một con người thường có các đặc điểm sau:

- NL là thuộc tính cá nhân nên các đặc điểm tâm lí, sinh lí, yếu tố bẩm sinh di truyền và xã hội sẽ ảnh hưởng đến NL của mỗi con người. NL của mỗi cá nhân được hình thành, phát triển có sự khác biệt phụ thuộc vào những tác động GD và điều kiện môi trường sinh sống.

- NL gắn liền với hoạt động cụ thể. Nó là khả năng của cá nhân thực hiện một nhiệm vụ. NL được hình thành và phát triển thông qua hoạt động. Kết quả của việc hoàn thành một hoạt động nào đó phụ thuộc vào kĩ năng thực hiện những hành động

27

thành phần của nó. Nhờ những dấu hiệu này mà có thể nhận biết, quan sát và ĐG NL của mỗi người thông qua các hoạt động thực tiễn. Như vậy, để ĐG được một NL của HS trong lĩnh vực nào đó phải xem xét mức độ đạt được ở mỗi kĩ năng thành phần dựa trên biểu hiện cụ thể của các thao tác, hành vi trong bối cảnh cụ thể.

2.3.1.2. Năng lực toán học

Theo V.A. Cruchetxki: “Những NL toán học được hiểu là những đặc điểm tâm lí cá nhân (trước hết là những đặc điểm của hoạt động trí tuệ) đáp ứng những yêu cầu của hoạt động học tập toán, và trong những điều kiện vững chắc như nhau thì nguyên nhân của sự thành công trong việc nắm vững một cách sáng tạo toán học với tư cách là một môn học, đặc biệt nắm vững tương đối nhanh, dễ dàng, sâu sắc những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực Toán học” [29].

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018, thông qua chương trình, học sinh cần hình thành và phát triển các đức tính kiên trì, kỉ luật, trung thực, hứng thú và niềm tin trong học toán; đồng thời hình thành và phát triển được các NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, học sinh cần hình thành và phát triển được năng lực toán học, biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh lớp 3 thông qua chủ đề một số đơn vị đo độ dài, khối lượng và dung tích (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)