Mô hình đánh giá của năng lực giải quyết vấn đề toán học

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh lớp 3 thông qua chủ đề một số đơn vị đo độ dài, khối lượng và dung tích (Trang 44 - 47)

Chương 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Năng lực giải quyết vấn đề toán học

2.4.3. Mô hình đánh giá của năng lực giải quyết vấn đề toán học

ĐG trong GD có mục đích chung là cung cấp thông tin để ra các quyết định về DH và GD. Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về ĐG HS TH nêu rõ: “Mục đích ĐG là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT cấp TH và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động DH nhằm nâng cao chất lượng GD” [7].

Đối với ĐG NL mục đích cũng là xác định kết quả hình thành và phát triển NL nào đó của HS dựa trên các chuẩn đầu ra NL (yêu cầu cần đạt), từ đó phản hồi cho HS, nhà trường, gia đình để có các biện pháp điều chỉnh, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp nhằm phát triển NL cho HS. Như vậy, mục đích cốt lõi của việc ĐG NL HS trong DH để nhằm phát triển NL cho các em.

2.4.3.2. Hình thức đánh giá năng lực trong dạy học

Theo tác giả Nguyễn Công Khanh, có nhiều cách phân chia hình thức ĐG trong GD [12]:

- Căn cứ theo tính liên tục và thời điểm ĐG thì ĐG trong GD thường được chia thành: ĐG chẩn đoán, ĐG quá trình và ĐG tổng kết.

- Căn cứ vào tính chất ĐG, t h ì có ĐG dựa theo chuẩn và ĐG dựa theo tiêu chí. Trong đó, ĐG dựa theo tiêu chí, KQHT của người học được so sánh với các mục tiêu học tập cố định, đã được xác định rõ ràng những gì người học cần biết, cần hiểu và có thể làm, cụ thể hóa thành các tiêu chí. Mục đích của ĐG dựa theo tiêu chí là xác định mức độ đạt được của người học so với những tiêu chí đã định, không so sánh cá nhân này với cá nhân khác. Vì vậy, chất lượng thành tích của một người không phụ thuộc vào thành tích của người khác mà phụ thuộc vào mức độ của chính mình so với các tiêu chí cụ thể. Hình thức ĐG này không nhằm mục đích phân loại, xếp hạng mà ĐG vì sự tiến bộ của người học. Có thể thấy, khác với ĐG theo chuẩn, dễ bị thay đổi theo nhóm đại diện, trong ĐG theo tiêu chí nhìn chung ít thay đổi, trừ khi có sự thay đổi về chương trình GD. Do mục đích của ĐG NL là xác định mức độ NL của người học so với chuẩn NL đầu ra của chương trình GD, nên ĐG theo tiêu chí là hình thức phù hợp thường được sử dụng trong quá trình DH.

33

2.4.3.3. Nguyên tắc đánh giá năng lực trong dạy học

Theo nhóm tác giả của Nguyễn Thị Lan Phương, ĐG NL trong DH cần đảm bảo một số yêu cầu sau [27]:

- Đảm bảo tính giá trị: tính giá trị trong ĐG chính là phải đo lường được chính xác mức độ phát triển NL của người học (đo lường các NL thành tố, chỉ số hành vi theo chuẩn đầu ra NL).

- Đảm bảo độ tin cậy: Kết quả ĐG người học ổn định, chính xác, không bị phụ thuộc vào người ĐG. Kết quả ĐG phải tương đối thống nhất khi được lặp đi lặp lại nhiều lần.

- Đảm bảo tính linh hoạt: Thực hiện đa dạng các hình thức, PP ĐG để người học có cơ hội thể hiện tốt nhất NL của mình.

- Đảm bảo tính công bằng: Người ĐG và người được ĐG đều hiểu chuẩn, tiêu chí, hành vi ĐG như nhau; công cụ ĐG không có sự thiên vị cho giới, dân tộc, vùng miền, đối tượng, ... cách phân tích, xử lý kết quả chuẩn hóa để không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

- Đảm bảo tính toàn diện: Kết quả ĐG phải phản ánh đầy đủ sự phát triển của các thành tố và chỉ số hành vi của NL được đo lường.

- Đảm bảo tính hệ thống: ĐG đảm bảo tính hệ thống đòi hỏi phải ĐG liên tục, đều đặn và theo kế hoạch nhất định. Kết quả ĐG chẩn đoán được sử dụng để xác nhận vùng phát triển hiện tại của HS, từ đó lập kế hoạch cho những can thiệp sư phạm thích hợp. Kết quả ĐG quá trình được sử dụng để điều chỉnh hoạt động dạy và học theo hướng chuyển sang vùng phát triển gần của mỗi HS. Kết quả ĐG tổng kết được sử dụng để xác định mức độ phát triển NL của HS và lập kế hoạch can thiệp cho giai đoạn GD tiếp theo.

- Đảm bảo tính phát triển: ĐG phải tạo ra động lực để thúc đẩy đối tượng được ĐG vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt tiêu cực.

ĐG NL quan tâm đến khả năng thực hiện của người học trong bối cảnh cụ thể, vì vậy công cụ ĐG cần được thực hiện trong bối cảnh thực (cá nhân, trường lớp, cộng đồng, khoa học) nhằm phản ảnh đúng NL của người học khi thực hành trong môi trường thực tế.

34

2.4.3.4. Thu thập thông tin, dữ liệu, chứng cứ về năng lực

Thu thập các thông tin, dữ liệu, chứng cứ ĐG là quá trình quan sát, ghi chép, chụp ảnh, lữu trữ,… các hành vi thực hiện của HS. GV có thể thu thập bởi nhiều PP khác nhau thông qua những yêu cầu HS thực hiện các hoạt động học tập ĐG được: nói, viết, trình bày, làm, tạo ra,… Để xác định được chính xác sự phát triển một NL nào đó, GV cần lựa chọn nội dung phù hợp mà thông qua thực hiện nhiệm vụ đó HS có cơ hội bộc lộ và phát triển NL cần ĐG. Điều quan trọng, GV phải mô tả chi tiết được các kết quả đầu ra dự kiến (vừa gắn với nội dung môn học, vừa gắn với đường phát triển NL tổng thể và đường phát triển từng thành tố của NL).

2.4.3.5. Thang đánh giá

Thang ĐG bao gồm một hệ thống các đặc điểm, phẩm chất cần ĐG và một thước đo để đo mức độ đạt được ở mỗi đặc điểm, phẩm chất đó. Có nhiều loại thang đo khác nhau tùy thuộc vào mục đích ĐG. Thang ĐG mức độ phát triển NL thường là thang định danh, quy định thứ tự định tính về đặc điểm, hành vi cần quan sát tức là mỗi tiêu chí được mô tả ngắn gọn ở các mức độ khác nhau. Trong trường hợp ĐG một lúc nhiều thành tố của NL, GV có thể quy ra điểm để định lượng. Tuy nhiên, kết quả định lượng chỉ mang tính chất tương đối.

2.4.3.6. Phương pháp và công cụ đánh giá năng lực trong dạy học Có nhiều PP sử dụng khi ĐG NL người học, tập trung chủ yếu vào các nhóm PP sau: PP kiểm tra viết, PP vấn đáp, PP quan sát, PP ĐG qua hồ sơ học tập. Tùy thuộc vào mục đích và PP ĐG mà GV có thể lựa chọn những loại công cụ với các kĩ thuật ĐG khác nhau. Một số công cụ ĐG thường được sử dụng trong ĐG NL, đó là:

- Các bài tập hoặc tình huống thực hành: là công cụ được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay trong ĐG NL của người học; tức là đưa HS vào các tình huống phải giải quyết nhiệm vụ có liên quan đến tri thức vừa học để HS có cơ hội thể hiện các dạng NL của bản thân thông qua quá trình giải quyết nhiệm vụ hoặc các bài tập tình huống.

- Phiếu quan sát: phiếu quan sát dùng để thu thập thông tin nhằm bổ sung, hỗ trợ cho những quyết định ĐG, nhận xét của GV.

- Các loại phiếu hỏi, phiếu học tập: là phương tiện thu thập thông tin trên cơ

35

sở trả lời của người học với một hệ thống câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm tìm hiểu nhận thức và hành vi của người học trong quá trình học tập và rèn luyện.

- Hệ thống câu hỏi: được sử dụng kết hợp trong tiết học nhằm vấn đáp trực tiếp HS.

- Các Rubric (phiếu hướng dẫn ĐG theo tiêu chí): là một bảng ma trận hai chiều bao gồm hai yếu tố cơ bản: các tiêu chí ĐG và các mức độ thực hiện của các tiêu chí về một NL nào đó.

- Sổ ghi chép: Có thể ghi lại những sự kiện hay những tình tiết đáng chú ý mà GV nhận thấy trong quá giảng dạy, tiếp xúc với HS. GV có thể ghi những biện pháp để cải thiện tình hình học tập của HS, quá trình rèn luyện của HS hoặc những sai lầm mà HS thường mắc phải. Tuy nhiên, GV không có khả năng quan sát và ghi chép được tất cả những hành vi, sự kiện diễn ra hàng ngày mà chỉ lựa chọn những thông tin có giá trị, điển hình về những thay đổi hành vi của các em. Nhờ chú ý và ghi chép lại những tình huống như vậy mà GV có thể phát hiện ra nhiều đặc điểm tính cách mới mẻ hoặc những chuyển biến trong nhận thức các đơn vị kiến thức - kĩ năng. Nhờ đó, GV xác định được biện pháp GD phù hợp với HS. Để ĐG chính xác NL HS, GV cần ghi chép một cách liên tục và có hệ thống. GV chỉ nên đưa ra ĐG của mình khi đã có đầy đủ lượng thông tin cần thiết.

- Hồ sơ học tập: là một tập hợp đại diện sản phẩm học tập của người học. Nó có thể là một tập hợp sản phẩm học tập của HS thuộc một lĩnh vực của môn học (các phiếu học tập, các bài viết, ...). Trong mỗi sản phẩm đều có nhận xét của GV hoặc tự ĐG của HS hoặc ĐG của bạn trong lớp theo tiến trình học tập. GV, HS có thể đối chiếu sản phẩm đầu với lần lượt các sản phẩm tiếp theo để có căn cứ đưa ra nhận định về quá trình tiến bộ của HS ở từng thành tố của NL.

- Bảng kiểm: Là công cụ dùng để ghi lại một chỉ số hành vi của NL có biểu hiện hay không.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh lớp 3 thông qua chủ đề một số đơn vị đo độ dài, khối lượng và dung tích (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)