Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CỘNG VỤ 11 CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.2. Năng lực thực thi công vụ của công chức hành chính nhà nước
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về năng lực. Tùy theo cách tiếp cận thì năng lực được hiểu theo những cách khác nhau:
15
Theo cách tiếp cận của các nhà tâm lý học, năng lực là tổng hợp các đặc điểm, các thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực được hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá nhân nơi đóng vai trò quan trọng. Năng lực con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà phần lớn là do công tác, do luyện tập mà có.
Theo cách hiểu của các nhà quản lý, năng lực có thể được hiểu là khả năng đủ để làm một công việc nào đó hay là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt động nào đó.
Theo Bernard Wynne, năng lực là một tập hợp các kỹ năng, kiến thức, hành vi và thái độ được cá nhân tích lũy và sử dụng để đạt được kết quả theo yêu cầu công việc.
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học: năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên có thể thực hiện một hoạt động nào đó hoặc theo nghĩa khác là phẩm chất, tâm lý và sinh lý tạo cho con người có khả năng hoàn thành một hành động nào đó với chất lượng cao.
Từ các cách hiểu khác nhau về năng lực, đồng thời làm rõ năng lực với khả năng, trình độ cá nhân… có thể hiểu năng lực là tổng hợp những yếu tố về trình độ, kỹ năng và thái độ có khả năng giúp chủ thể hoàn thành công việc ở mức tốt nhất.
1.2.2. Khái niệm năng lực thực thi công vụ
Trên cơ sở khái niệm công vụ, công chức và năng lực, tác giả có thể khái quát chung về năng lực thực thi công vụ của công chức hành chính nhà nước là khả năng đáp ứng về kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi của công chức một cách tốt nhất để hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước đạt được mục tiêu đặt ra.
Năng lực thực thi công vụ của công chức được tiếp cận ở các khía cạnh sau:
16
Năng lực lãnh đạo quản lý: Là khả năng dự báo, phán đoán, khả năng xử lý tình huống, khả năng hành động của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Khả năng dự báo, phán đoán thực chất là tầm nhìn về tương lai.
Năng lực thực thi công vụ của mỗi công chức: Năng lực gắn với bối cảnh mang tính cá nhân và sự năng động. Ngoài các kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực thi công vụ được trang bị đối với mỗi công chức, năng lực còn bao hàm khả năng phối hợp giữa các công chức với nhau, phối hợp giữa lãnh đạo quản lý với các tổ chức bên ngoài và nhân dân. Năng lực của công chức không chỉ bao gồm các kiến thức, kỹ năng, thái độ mà nó còn bao gồm các nguồn lực, hoạt động của cá nhân và kết quả đạt được của tổ chức. Công chức phải biết kết hợp các yếu tố trong một điều kiện, hoàn cảnh nhất định để hoàn thành một cách tốt nhất công việc của mình.
Năng lực thực thi công vụ của tập thể: Năng lực tập thể giúp kết hợp tất cả các năng lực khác nhau và sử dụng chúng một cách tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu chung của cơ quan, tổ chức, góp phần vào việc phát triển tổ chức. Năng lực thực thi công vụ của tập thể là biết phân tích và giải quyết vấn đề hiệu quả trong các tình huống khác nhau, phù hợp với môi trường, điều kiện của cơ quan, tổ chức.
Mối quan hệ giữa năng lực công chức với năng lực tập thể là mối quan hệ biện chứng. Năng lực không chỉ tồn tại trong mỗi công chức mà năng lực của một cơ quan, tổ chức được xây dựng trên cơ sở kết hợp có hiệu quả năng lực của nhiều công chức trong cơ quan, tổ chức. Năng lực của tập thể là tạo điều kiện, hỗ trợ sự phát triển của năng lực công chức và sau đó biết cách tập hợp các năng lực đó thành sức mạnh tổng hợp, giúp tổ chức hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ và đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
17