Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI CỘNG VỤ 11 CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức hành chính nhà nước
1.4.1. Đánh giá năng lực thực thi công vụ thông qua các yếu tố cấu thành năng lực
a. Kiến thức
Kiến thức của con người nói chung được đánh giá qua nhiều tiêu chí.
Dưới đây là một số tiên chú cơ bản được sử dụng phổ biến để đánh giá kiến thức của công chức:
- Trình độ học vấn:
22
Đây là yếu tố cơ bản và là yêu cầu tối thiểu đối với mọi công chức, nó được thể hiện ở khả năng tổng hợp của công chức phường trên mọi lĩnh vực.Trình độ học vấn thường được đánh giá bằng số năng thực tế mà công chức được học trong hệ thống quốc dân. Trên thực tế, trình độ học vấn được biểu hiện trên các văn bằng: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Là những kiến thức, khả năng, kỹ năng của mỗi công chức trong một ngành nghề, một lĩnh vực nhất định. Đó là sản phẩm của đào tạo, là kết quả của quá trình trang bị và nâng cao kiến thức, hình thành kỹ năng nghề nghiệp của công chức. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng được phản ánh thông qua hai góc độ:
+ Thứ nhất: bằng cấp chuyên môn mà công chức có, được tính từ chứng chỉ nghề, sơ cấp về chuyên môn nghiệp vụ trở lên.
+ Thứ hai: khả năng vận dụng hiệu quả kiến thức chuyên môn vào trong thực tế công tác, phát huy được hiệu quả mang lại giá trị thực tế.
Thi tuyển, sử dụng, đánh giá công chức hiện nay chỉ căn cứ vào bằng cấp chính là một hạn chế lớn. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có việc đánh giá công chức theo bằng cấp chuyên môn và bằng cấp là một tiêu chí quan trọng để tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức. Hiện nay, việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá công chức hiện nay vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào bằng cấp mà công chức có được. Đối với công chức, trình độ chuyên môn đóng vai trò quan trọng nhất, vì đây là kiến thức liên quan đến công việc.
- Trình độ ngoại ngữ và tin học:
Là một yếu tố cần thiết cho hoạt động của công chức trong điều kiện hội nhập hiện nay, vì đây là cách công chức có thể thu thập, trao đổi và quản lý thông tin có hiệu quả. Yêu cầu tối thiểu về trình độ tin học: là công chức phải có chứng chỉ tin học văn phòng, trình độ A trở lên.
23 - Trình độ lý luận chính trị:
Phản ảnh mức độ nhận thức về những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin về chế độ nhà nước, bản chất của nhà nước, chủ trương, đường lối, chính sách. Có được những kiến thức đó công chức sẽ hoạt động đúng định hướng chính trị, giúp cho quá trình tuyên truyền, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật đến với quần chúng nhân dân đạt hiệu quả cao hơn.
- Trình độ quản lý nhà nước:
Trình độ quản lý nhà nước phản ánh những kiến thức mà công chức đạt được: những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật, nền hành chính nhà nước, nắm vững và vận dụng thành thạo các công cụ, kỹ năng, phương pháp điều hành, quản lý nhà nước. Các kiến thức về quản lý nhà nước sẽ giúp công chức hiểu sâu sắc hơn, cụ thể hơn về nhiệm vụ và quyền hạn của mình để giải quyết công việc đạt hiệu quả cao, đúng pháp luật. Hoạt động của công chức là hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực mà họ phụ trách nên mỗi công chức phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước.
b. Kỹ năng, nghiệp vụ
Kỹ năng là khả năng, sự thành thạo áp dụng các kỹ thuật, phương pháp và các công cụ để giải quyết công việc. Một năng lực có thể bao gồm nhiều kỹ năng. Kỹ năng của công chức là làm chủ được công việc, áp dụng thành thạo các kỹ thuật, phương pháp và công cụ quản lý để giải quyết công việc theo nhiệm vụ của mình được phân công.
- Kỹ năng tham mưu:
Nhiệm vụ của công chức là tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo đơn vị trong công tác lãnh đạo, điều hành đơn vị. Do vậy, năng lực tham mưu của công chức được xem như là năng lực rất quan trọng của công chức. Đây là kỹ năng đề xuất với lãnh đạo ban hành, tổ chức thực hiện các quyết định quản lý hành chính nhà nước ở các lĩnh vực được phân công phụ trách, đảm bảo các yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý. Kỹ năng tham mưu thể hiện trình độ,
24
năng lực của công chức trong tham mưu đúng, kịp thời để giải quyết các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. Để công tác tham mưu đạt kết quả, công chức cần có những kỹ năng như áp dụng pháp luật, kỹ năng nhận diện và phân tích và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng lập kế hoạch:
Lập kế hoạch là một hoạt động quan trọng trong việc thực thi công vụ của công chức. Việc lập kế hoạch sẽ giúp công chức xác định rõ mục tiêu cần phải đạt và biện pháp, cách thức để đạt thực hiện mục tiêu, lộ trình thực hiện để sắp xếp thời gian, bố trí phương tiện, nhân lực, kinh phí. Công chức có thể lập kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn tùy theo tính chất của công việc. Kế hoạch càng cụ thể, chi tiết thì việc thực hiện các bước càng thuận lợi.
- Kỹ năng phối hợp trong công việc:
Đây là kỹ năng cần có trong quá trình thực thi công vụ. Đây là kỹ năng phối kết hợp giữa các công chức với nhau, giữa công chức với các phòng, ban trong tổ chức và bên ngoài tổ chức để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong cơ quan, các phòng, ban, cá nhân không hoạt động độc lập mà có sự liên kết, quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong quá trình thực thi công vụ, công chức không tách mình ra khỏi tập thể, không làm việc một mình mà cần có sự phối hợp, hỗ trợ với các phòng, ban đơn vị trong cơ quan.
Kỹ năng phối hợp và giải quyết các mối quan hệ đảm bảo cho hoạt động của công chức đạt hiệu quả cao. Trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định người công chức cần nắm bắt dư luận xã hội để có thể xử lý công việc kịp thời, đặc biệt trong thời điểm nhạy cảm như khi có một chủ trương mới, khi có vấn đề phức tạp nảy sinh, khi tiến hành, sắp xếp, bố trí cán bộ.
- Kỹ năng giao tiếp:
Trong thực thi công vụ, kỹ năng giao tiếp có vai trò quan trọng. Đối tượng giao tiếp của công chức rất rộng, có thể là cấp trên, đồng nghiệp, nhân dân.Đối với mỗi đối tượng giao tiếp, cần có cách thức và kỹ năng riêng. Đặc
25
biệt, khi giao tiếp với công dân cần thể hiện sự chuẩn mực trong giao tiếp công vụ để tạo được sự tin cậy của công dân khi tiếp xúc, nâng cao uy tín của công chức và tổ chức trong cung ứng dịch vụ công. Để nâng cao hiệu quả giao tiếp, công chức cần có các kỹ năng: kỹ năng diễn đạt, kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, kỹ năng thuyết phục…
- Kỹ năng giải quyết công việc:
Công chức phải đảm nhiệm khối lượng công việc rất lớn. Do vậy, kỹ năng giải quyết công việc giúp họ giải quyết công việc một cách khoa học. Để giải quyết công việc có hiệu quả, công chức cần có kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng phân tích, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng quản lý thời gian.
Với những công việc đột xuất hoặc có tính chất cấp bách thì cần bố trí thời gian, thích cực phối hợp với các đơn vị và cá nhân liên quan để hoàn thành công việc theo đúng quy định.
- Kỹ năng soạn thảo văn bản:
Văn bản soạn thảo phải có tính mục đích, tính khoa học, tính đại chúng, tính khả thi. Công chức khi soạn thảo văn bản cũng cần hiểu về thể thức của văn bản và nắm được quy trình chung về soạn thảo một văn bản gồm có các bước như: giai đoạn chuẩn bị, lập chương trình xây dựng văn bản, thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá thông tin, giải đoạn viết văn bản dự thảo, giai đoạn duyệt ký và ban hành văn bản, giai đoạn gửi và lưu trữ văn bản…
Tất cả các kỹ năng trên đều có vai trò quan trọng đối với công chức trong quá trình thực thi công vụ. Các kỹ năng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau. Bởi vậy, mỗi công chức cần không ngừng rèn luyện để tiến tới thành thạo tất cả các kỹ năng nêu trên.
c. Thái độ, hành vi
Thái độ là cách nghĩ, cách nhìn nhận và cách hành động trước một vấn đề hay một tình huống cụ thể. Thái độ của công chức là sự thích hay không thích, đồng tình, phản đối hay thời ơ trước một sự việc, hiện tượng hoặc một
26
người từ đó có ảnh hưởng tới hành vi của họ khi ứng xử với sự việc, hiện tượng hoặc con người. Thông thường, nếu có thái độ tích cực thì sẽ có hành vi tích cực và ngược lại.
Hành vi của công chức là khả năng làm chủ trạng thái tinh thần của bản thân trong giải quyết công việc nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Như vậy, cùng một sự việc, một đối tượng nếu công chức có thái độ, hành vi khác nhau thì sẽ có cách hành xử khác nhau, đem lại hiệu quả khác nhau.
Đội ngũ công chức là chủ thể thực thi công vụ. Vai trò của đội ngũ này đối với sự phát triển của nền công vụ nói riêng và của đất nước nói chung là rất quan trọng. Bới vậy, khi thực hiện nhận xét, đánh giá năng lực, quy hoạch, bổ nhiệm cần hết sức quan tâm, xem xét thái độ, hành vi của họ. Hơn nữa, thái độ, hành vi của công chức nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến công chức khác nến một công chức có thái độ, hành vi tích cực sẽ là tấm gương để nhiều công chức khác noi theo.
Có thể đánh giá thái độ, hành vi của công chức qua một số tiêu chí sau:
- Ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan:
Công chức là người đem chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào nhân dân, giải thích và hướng dẫn cho nhân dân thực hiện, do đó công chức phải là người đi tiên phong trong việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Ý thức chấp hành là phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lòng trung thành với lý tưởng cách mạng, nghĩa là công chức không được làm những gì mà Đảng và Nhà nước cấm. Điều này được đánh giá bằng việc hàng năm công chức có vi phạm các quy định của Đảng và những quy định của nhà nước về những điều cấm công chức không được làm. Bên cạnh đó công chức cũng được đánh giá bằng ý thức chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan. Việc chấp hành tốt nội
27
quy, quy chế của cơ quan phản ánh tính chuyên nghiệp của công chức trong thực thi công vụ, phục vụ nhân dân.
- Tinh thần, ý thức trách nhiệm đối với việc thực thi công vụ:
Việc đánh giá tinh thần, ý thức trách nhiệm là rất quan trọng, nó phản ánh hiệu quả thực thi công vụ của công chức. Tinh thần, ý thức trách nhiệm được đánh giá bằng kết quả làm việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ so với thời gian quy định. Công chức có thái độ tốt là người luôn chủ động trong các mặt công tác của mình và do đó luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao đúng với thời gian quy định. Ngược lại, công chức không có ý thức, trách nhiệm luôn có thái độ ỷ lại, không quan tâm đến kết quả, hiệu quả của công vụ mà mình đảm nhận. Việc công chức hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng với thời gian quy định, có chất lượng tốt, được cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân tín nhiệm là tiêu chí quan trọng để đánh giá công chức.
- Tinh thần hợp tác, cầu thị cởi mở trong giao tiếp với nhân dân:
Tiêu chí này cũng được phản ánh thông qua một số biểu hiện bên ngoài của công chức như sẵn sàng hợp tác, tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức lối sống và giao tiếp đúng mực với nhân dân.
Cơ sở quan trọng để nhân dân đánh giá công chức chính là kết quả thực thi công vụ và sản phẩm công chức đã tạo ra cho họ.
- Tinh thần, ý thực học tập, rèn luyện đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ:
Ý thức học tập, rèn luyện ở đây được đánh giá chủ yếu là tinh thần tự học tập, rèn luyện trong công tác và đời sống.
Thái độ phục vụ người dân là một tiêu chí quan trọng đánh giá thái độ, hành vi của công chức. Khi nền hành chính đang chuyển dần từ quản lý theo truyền thống sang xu hướng lấy phục vụ làm trong tâm thì mức độ hài lòng của người dân trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá tính chuyên nghiệp và mức độ phục vụ của nền hành chính đó. Chính thái độ phục vụ người dân của công chức là cơ sở quan trọng để đánh giá sự hài lòng của công dân không chỉ
28
đối với công chức thực thi công vụ mà còn đối với cả nền hành chính. Sự hải lòng của người dân đối với công được đánh giá thông qua rất nhiều cách thức khác nhau: thông qua sự phản ánh trực tiếp với công chức về hài lòng hay không hài lòng, thông qua khiếu nại hay tố cáo những hành vi mà nhân dân cho là công chức đã lạm dụng quyền hạn. Do đó, thái độ của công chức ân cần, cởi mở, chu đáo, thân thiện hay phiền hà, sách nhiễu, thiếu chu đáo đều tác động trực tiếp đến người dân và có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.