3.2. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HIỆN TƯỢNG KẾT KHỐI URÊ
3.2.1. Khảo sát đặc điểm khí hậu một số vùng miền Việt Nam
Việt Nam hoàn toàn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa. Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, đồng thời nằm ở rìa phía Đông Nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.
Lượng mưa trung bình trong năm tại Hà Nội là 1.763 mm; tại Huế:
2.867 mm; tại TP. Hồ Chí Minh: 1.910 mm.
Độ ẩm trung bình vượt 80%, thậm chí 90% trong mùa mưa và thời kỳ có mưa phùn.
Việt Nam có bốn miền khí hậu chủ yếu, bao gồm: miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu phía Nam, miền khí hậu miền Trung và Nam Trung Bộ;
miền khí hậu biển Đông.
Miền khí hậu phía Bắc bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoành Sơn. Miền này có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hè, thu, đông rõ rệt.
Vùng Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm đồng bằng Bắc Bộ, miền núi và trung du phía Bắc (phần phía đông dãy Hoàng Liên Sơn). Vùng này có đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng (đồng bằng Bắc Bộ) và thấp. Phía bắc có các dãy núi không cao lắm (1000 m ÷ 3000 m), nằm theo hình nan quạt trên các hướng Đông Bắc-Tây Nam, Bắc-Nam, rồi Bắc Tây Bắc-Nam Đông Nam, chụm lại hướng về phía dãy núi Tam Đảo (đó là cánh cung Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, sông Gâm, và kết thúc là dãy Hoàng Liên Sơn trên ranh giới với vùng Tây Bắc Bộ), không ngăn cản mà lại tạo thành các sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió Bắc thường thổi về mùa đông. Vùng này tiếp giáp với vịnh Bắc bộ về phía Đông, phía Tây được chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam ( hơn 3000 m), nên chịu ảnh hưởng của khí hậu Đại dương nhiều hơn vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Vì vậy, vùng Đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới về mùa hè, ít chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió foehn ).
Miền khí hậu phía Nam gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu ít biến động nhiều trong năm.
Miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ gồm phần lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy Hoành Sơn tới Phan Thiết. Đây là miền khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu nói trên. Miền này chia làm hai vùng:
Vùng Bắc Trung Bộ là vùng Bắc đèo Hải Vân đôi khi có thời tiết lạnh và có những thời kỳ khô nóng do gió foehn gây nên. Về mùa đông, do hình thế vùng này chạy dọc bờ biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đón trực diện với hướng gió mùa chủ đạo thổi trong mùa này là gió mùa đông bắc.
Lại bị hệ dãy núi Trường Sơn tương đối cao ở phía Tây (Dãy Phong Nha- Kẻ Bàng ) và phía Nam (tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã ) chắn ở cuối hướng gió mùa Đông Bắc. Vì vậy, vùng này vẫn bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh do
gió mùa Đông Bắc mang đến và thường kèm theo mưa nhiều (đặc biệt là tại Thừa Thiên- Huế ) do gió mùa thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông.
Gió mùa Đông Bắc thổi đến đây thường bị suy yếu và bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã nên ít ảnh hưởng tới các vùng phía Nam. Về mùa hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh thổi từ vịnh Thái Lan qua vùng lục địa rộng lớn đến dãy Trường Sơn thì bị chặn lại, trút hết mưa xuống sườn Tây Trường Sơn, nhưng vẫn tiếp tục vượt qua dãy núi để thổi sang vùng này. Đặc điểm quan trọng của miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô không cùng lúc với mùa mưa và khô của hai miền khí hậu còn lại. Về mùa hè, trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất.
Nguồn: Http://www.vnexpress, Thứ Năm, 11/3/2010
3.2.1.2. Tính chất ẩm của khí hậu tại các địa phương trong cả nước
Độ ẩm trung bình hàng tháng và cả năm tại các địa phương trong cả nước được trình bày trong bảng 3.3.
Như vậy, trừ Phước Long, Quy nhơn, Tuy Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh là các địa phương có một đến hai tháng trong năm mà độ ẩm trung bình thấp hơn độ ẩm tương đối tới hạn của urê (70-72%); còn hầu hết các địa phương còn lại đều có độ ẩm trung bình các tháng và cả năm ở ngưỡng cao hơn rất nhiều so với độ ẩm tương đối tới hạn của urê.
Chế độ không khí ẩm quanh năm này có ảnh hưởng rất lớn đến hiện tượng kết khối urê theo các cơ chế khác nhau bao gồm cả cơ chế theo nguyên lý già hóa phát triển tinh thể và cơ chế hút ẩm/hòa tan/tái kết tinh...
Bảng 3.3. Độ ẩm trung bình tại các địa phương trong cả nước
Nguồn: Http://www.HVAC VIÊTNAM Địa phương
Độ ẩm trung bình các tháng trong năm, % Trung bình năm,
% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Bắc Cạn 82 82 84 85 82 84 86 86 85 83 84 83 84
Bắc Giang 77 82 84 85 82 83 83 85 82 80 78 78 82
Bảo Lộc 81 77 79 83 87 89 90 91 90 89 86 83 85,9
Buôn Ma
Thuột 80 75 73 74 82 85 87 88 89 87 86 83 82
Cà Mau 83 81 80 81 87 88 88 88 89 80 87 85 85,6
Cần thơ 82 78 77 78 82 85 81 85 86 82 81 82 82,4
Cao Bằng 78 79 80 79 83 85 86 83 81 82 80 81 82,1
Côn Sơn 78 79 80 80 81 80 90 81 82 83 82 79 80,5 Đà Nẵng 86 85 85 83 80 77 75 78 83 85 86 86 82,3 Điện Biên 82 81 78 81 82 86 88 83 86 85 85 86 84 Đồng Hới 88 90 90 87 81 73 72 76 85 86 87 87 84
Hà Giang 86 86 84 83 81 85 87 87 85 85 85 86 85
Hà Nội 80 84 88 87 83 83 83 85 85 81 81 81 83
Hà Tĩnh 90 92 92 88 82 78 75 79 87 89 89 89 86
Hải Dương 80 84 89 88 84 83 82 85 85 83 81 80 84
Hải Phòng 76 82 87 86 83 83 83 84 82 79 78 78 82
Hoà Bình 83 84 85 83 82 84 83 85 86 84 84 84 84
Hoàng Sa 82 83 83 83 83 82 81 81 84 84 83 82 83,4
Hòn Gai 77 81 82 86 82 84 82 85 82 78 77 77 82
Huế 91 90 89 85 80 76 74 77 85 88 89 90 81,5
Hưng Yên 83 87 90 89 85 85 84 86 86 85 83 83 86
Lai Châu 80 77 75 76 80 87 89 83 85 84 84 84 82
Lạng Sơn 76 81 84 82 80 83 84 84 83 79 79 78 81
Lào Cai 85 85 83 83 81 85 86 86 86 86 86 86 85
Mộc Châu 85 87 85 83 81 86 86 88 87 87 87 87 86
Móng Cái 79 83 87 87 85 86 86 86 81 78 78 76 83
Mỹ Tho 78 78 76 74 77 79 81 83 82 82 80 80 79,2
Nam Định 84 87 91 89 84 81 82 84 85 82 83 84 85
Nha Trang 79 79 81 81 81 79 79 79 82 84 83 80 80,5
Nho Quan 82 85 89 87 82 84 81 85 85 84 82 83 84
Ninh Bình 83 88 91 89 84 83 81 85 85 84 83 84 85
Phan Thiết 76 76 77 79 82 82 84 84 85 82 81 78 80,7
Phú Quốc 77 78 79 81 85 86 87 89 88 86 82 78 83,3
Phước Long 69 64 67 69 81 83 86 87 88 85 80 76 77,9
Pleiku 76 74 72 76 84 91 92 93 92 87 83 79 83,1
Quảng Ngãi 89 88 88 85 83 81 80 81 86 89 90 89 85,6
Quảng Trị 90 91 90 86 82 76 74 76 86 89 90 90 81,8
Quy Nhơn 82 82 83 83 84 74 71 72 79 84 81 83 79,9
Rạch Giá 78 76 77 78 81 85 86 86 86 86 83 81 82,2
Sa Pa 86 86 82 82 83 88 88 89 88 91 90 87 87
Sóc Trăng 80 78 77 77 84 86 87 87 88 88 86 83 83,4 Sơn La 78 77 74 74 76 86 86 87 85 84 83 82 81 Sơn Tây 82 84 87 87 83 84 81 86 85 84 83 83 84
Sông Mã 80 78 74 75 78 87 87 88 86 84 81 83 82
Tam Đảo 86 93 92 92 87 89 89 88 85 81 84 87 88
Thái Bình 84 88 91 90 85 84 82 86 87 85 84 85 86
Thái Nguyên 78 81 85 86 81 82 84 85 81 81 80 80 82
Thanh Hoá 84 88 90 88 85 82 82 85 86 84 83 83 85
Hồ Chí Minh 74 71 71 74 81 84 84 85 86 85 82 78 79,5
Tuy Hoà 84 84 84 82 79 73 73 71 81 86 87 85 81,1
Tuyên Quang 83 84 85 84 81 81 85 86 87 81 85 84 84
(a) (b) (c)
Hình 3.4. Hình thái cấu trúc tinh thể urê sau khi đóng rắn/kết tinh tại các độ ẩm môi trường 70 % (a), 80 % (b), 90 % (c); độ phóng đại 1000 lần
Việt Trì 82 85 87 87 82 83 83 85 84 83 82 82 84
Vinh 89 91 91 88 82 76 74 80 87 86 88 88 85
Vĩnh Long 78 75 75 76 82 80 81 84 83 83 81 79 79,8
Vĩnh Yên 78 82 81 84 79 81 81 83 82 80 80 79 80
Vũng Tàu 82 82 82 81 85 88 89 89 90 88 85 83 85,2
Yên Bái 88 89 91 90 85 87 87 87 86 86 86 87 87