TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại xã Cẩm Thanh - Thành phố Hội An
1.1.1. Sự cần thiết của mô hình du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Cẩm Thanh - Thành phố Hội An
Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (DLSTDVCĐ) là loại hình du lịch sinh thái giúp cho du khách, người dân địa phương thấu hiểu, tận hưởng và bảo vệ môi trường thiên nhiên và di sản văn hóa tồn tại chung quanh cộng đồng,đồng thời tạo ra lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tuân theo nguyên tắc và nhấn mạnh hơn nữa về mặt xã hội. WWF xác định DLSTDVCĐ là "Hình thức du lịch sinh thái nơi cộng đồng địa phương có sự kiểm soát chặt chẽ, tham gia vào phát triển và quản lý, và phần lớn nguồn thu lợi còn lại trong cộng đồng".
Nói cách khác, DLSTDVCĐ nhằm tăng cường tính ổn định của môi trường, xã hội, văn hoá thông qua việc tạo quyền cho cộng đồng địa phương để họ quản lý nguồn tài nguyên của chính mình và để tham họ tham gia trong việc xây dựng và
thực hiện các kế hoạc hợp lý. Vườn quốc gia cố gắng áp thực hiện mô hình này với sự hợp tác của cộng đồng địa phương sống trong vùng đệm của vườn quốc gia.
Ngày 10 tháng 2 năm 2015, tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, đã diễn ra lễ khai trương Mô hình du lịch sinh thái dừa nước Cẩm Thanh, đến với du lịch sinh thái dừa nước Cẩm Thanh, du khách được cung cấp một chương trình du lịch sinh thái đích thực, được trải nghiệm đầy đủ nhất về thiên nhiên, văn hóa bản địa và có cơ hội tham gia trồng dừa nước – một hoạt động trực tiếp góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững của địa phương.
Mô hình du lịch sinh thái được bà con nhân rộng, phát triển theo tiêu chí: giữ gìn môi trường gắn với bảo vệ địa danh nổi tiếng: rừng dừa Bảy Mẫu.
1.1.2. Tiềm năng du lịch và các điều kiện để xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng tại đây
Tiềm năng du lịch.
UBND TP Hội An vừa đưa vào khai thác Khu trung tâm làng nghề tre, dừa, nứa xã Cẩm Thanh nhằm tạo thêm một sản phẩm du lịch sinh thái sông nước cho địa phương.
Gần đây đời sống bà con trở nên khấm khá hơn từ nhu cầu của thị trường.
Nhiều hộ đầu tư máy móc, đa dạng sản phẩm thủ công, làng nghề phát triển tạo công ăn việc làm cho con em địa phương. Quá trình tạo tác sản phẩm của bà con và cả sản phẩm họ làm ra sẽ là những sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ khách tham quan, du lịch, tạo điểm nhấn cho làng nghề. .
Các hoạt động du lịch
Trong thời gian qua, hoạt động du lịch rừng dừa nước Cẩm Thanh đã khởi sắc, có những đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống cộng đồng.
Từ năm 2014 đến năm 2016, lượng khách đến Cẩm Thanh tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy, Cẩm Thanh là điểm đến hấp dẫn khách du lịch.
♦ Hoạt động bơi thúng du lịch: Lắc thúng chai là một hoạt động giải trí được nhiều du khách lựa chọn khi đến Cẩm Thanh. Tham gia hoạt động này, du khách được người dân hướng dẫn cách bơi thúng và sau đó tự tay mình bơi thúng vào rừng dừa xanh
♦ mát.Làng nghề tranh tre, dừa truyền thống phục vụ DLST: Với lợi thế có diện tích lớn rừng dừa nước, nghề làm sản phẩm từ cây dừa nước là nghề truyền thống của người
dân Cẩm Thanh. Sản phẩm chính từ cây dừa nước là phên, tấm lợp mái nhà được làm từ lá dừa nước. Các sản phẩm thủ công từ tre, dừa Cẩm Thanh thường là những món quà lưu niệm đặc trưng và tạo ấn tượng tốt cho khách du lịch.
♦ Hoạt động nông nghiệp phục vụ DLST: Hoạt động nông nghiệp phục vụ DLST hiện nay tại Cẩm Thanh là cày ruộng, tưới rau… phục vụ cho du khách muốn tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm, đời sống của người nông dân. Người nông dân tham gia cung cấp các dịch vụ cho DLST này chỉ cần có đám ruộng, thửa vườn, với các động và thực vật nuôi trồng trên đó.
♦ Tour DLST: DLST là một hoạt động phát triển nhanh không chỉ với xã Cẩm Thanh mà còn đối với các khu vực xung quanh. Hiện tại, có 4 mô hình du lịch được thiết kế dành riêng cho khu vực rừng dừa nước Cẩm Thanh như: DLST trong khu rừng dừa nước của Công ty Hội An Ecotour; nhóm du lịch thuyền thúng (mô hình hợp tác); du lịch bằng xe đạp vòng quanh rừng dừa nước, được Công ty Heaven and Earth tổ chức; và du lịch kết hợp chụp ảnh Hội An, được thực hiện bởi các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp địa phương để lưu lại các cảnh quan đẹp.
1.1.3. Thực trạng công tác quản lý
Đối với mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, thời gian qua, xã Cẩm Thanh đã xây dựng các mô hình quản lý rác thải cộng đồng và thành lập quy chế bảo vệ môi trường. Mặt khác, địa phương đã kế hoạch hóa việc nâng cao nhận thức cho người dân về du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng. Ông Lê Nhương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Thanh (đơn vị chủ quản khai thác du lịch tại khu vực) cho biết, để bảo vệ rừng dừa đồng thời cải thiện sinh kế cho người dân bằng du lịch, thời gian tới, địa phương rất cần sự hỗ trợ nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp nguồn nước ngọt; cải tạo hệ thống thủy lợi, phát triển giao thông liên vùng kết hợp xây dựng các tuyến kè chống xói lở….
1.1.4. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Cẩm Thanh - Thành phố Hội An
1.1.4.1. Khái quát Xã Cẩm Thanh – Thành phố Hội An.
a. Vị trí địa lý:
Cẩm Thanh là xã vùng ven biển, nằm về phía Đông Nam Thành phố Hội An, cách trung tâm Thành phố 3 km về phía Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên 895,43 ha, dân số khoảng 7,375 được chia làm 8 thôn. Ranh gới được xác định:
- Phía Bắc : Giáp phường Cửa Đại và Phường Cẩm Châu
- Phía Nam : Giáp huyện Duy Xuyên
- Phía Đông : Giáp Phường Cửa Đại.
- Phía Tây : Giáp xã Cẩm Nam.
Cẩm Thanh nằm gần Cửa Đại, hạ lưu sông Thu Bồn, có hệ sinh thái của vùng ngập mặn cửa sông ven biển. Cẩm Thanh là dịa bàn quan trọng trên trục kết nối giữa Phố cổ Hội An – Cù Lao Chàm. Đây là vùng lõi khu dự trữ sinh quyển thế giới.
b. Địa hình, địa mạo
Địa hình xã Cẩm Thanh thuộc dạng địa hình ven biển, bị chia cắt mạnh bởi sông rạch, độ cao trung bình khoảng 5 – 7 m so với mực nước biển, độ dốc nhỏ, có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Nhìn chung với đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh và thường xuyên bị nhiễm mặn, khó khăn cho việc đầu tư phát triển giao thông, thuỷ lợi, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sự phát triển kinh tế- xã hội của xã.
c. Nguồn nước và thủy văn:
Nguồn nước ngầm tại địa phương chủ yếu là nước nhiễm mặn, khu vực nước ngọt chỉ tập trung chủ yếu ở một vài khu vực cao như khu vực Lăng Bà thôn 6 và đang ngày càng khan hiếm.
d. Khí hậu:
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nhiệt độ trung bình năm : 25,60C
- Lượng mưa trung bình hàng năm : 2.066mm
- Lượng bốc hơi trung bình : 1.049mm
- Độ ẩm không khí trung bình : 82%
- Số giờ nắng trung bình : 2.158 giờ/năm.
e. Môi trường sinh thái.
Xã Cẩm Thanh hiện nay vẫn còn giữ dáng dấp một làng quê sinh thái, hệ thống sông lạch chằng chịt, diện tích đất có nhiều khu vườn rộng và mật độ cây xanh lớn. Đặc biệt, hệ thống rừng dừa nước gần 100 ha trải rộng khắp địa bàn.
Cẩm Thanh vừa có sông vừa có ruộng đồng, tuy diện tích không lớn nhưng gắn kết với những khu vườn nhà, rừng dừa nước tạo nên nét đặc trưng của làng quê nông thôn Hội An. Nơi đây còn có các khu dân cư mang đậm dấu ấn làng chai truyền thống.
f. Tài nguyên
- Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra của viện quy hoạch thiết kế Bộ Nông Nghiệp năm 1984, điều chỉnh bổ sung năm 1998, tổng diện tích điều tra 547ha, (không tính diện tích đất sông suối) gồm các loại đất sau:
* Nhóm đất mặn (M):
Diện tích 543 ha chiếm 99,26% diện tích đất điều tra và chiếm 60,64% diện tích tự nhiên. Được hình thành do quá trình bồi lắng sản phẩm bị rửa trôi từ thượng nguồn, kết hợp với xác sinh vật biển, gồm 2 loại đất chính: đất mặn nhiều và đất mặn ít, trung bình
* Đất phù sa (P):
Diện tích 4 ha chiếm 0,73% diện tích đất điều tra, đất này được hình thành do quá trình bồi lắng của sông phân bố khu vực thôn 6.
- Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: Phần lớn sông lạch, ao hồ trên địa bàn xã có nguồn nước lợ, nhu cầu nước tưới tại chỗ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân không sử dụng được, tuy nhiên nhờ hệ thống sông lạch dày đặc, tạo điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản, khai thác đánh bắt thuỷ hải sản, khai thác giao thông đường thuỷ và phát triển du lịch sinh thái.
Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa được thăm dò về mạch nước ngầm trên địa bàn xã. Nhưng qua thực tế từ các giếng đào cho thấy, mạch nước ngầm ở độ sâu từ 3- 5m, phần lớn nguồn nước ngầm ở đây bị nhiễm phèn, nhiễm mặn vì vậy khai thác mạch để sử dụng là rất hạn chế.
- Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của xã Cẩm Thanh không lớn chiếm 9,46% diện tích đất tự nhiên, thuộc dạng rừng ngập mặn, thực vật phổ biến là dừa nước, do vậy tình trạng phá rừng đào ao nuôi trồng thuỷ sản trong các năm trước đây làm tài nguyên rừng ngày càng bị cạn kiệt. Hiện tại diện tích dần được khôi phục và tăng lên hàng năm.
- Thủy văn:
Mạng lưới thuỷ văn Cẩm Thanh thuộc hệ thống sông Thu Bồn, con sông lớn nhất trong khu vực, có chiều dài qua địa bàn xã là 4,5 km. Bao quanh địa bàn xã gồm 3 con sông là: sông Hội An, sông Ba Chươm và sông Đò. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có hàng trăm ao, hồ lớn nhỏ.
g. Điều kiện kinh tế - xã hội:
Cơ cấu kinh tế của xã hiện nay được xác định là nông – ngư nghiệp, dịch vụ - du lịch – thương mại, tiểu thủ công nghiệp.
1.1.4.2. Tình hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Thành phố Hội An giai đoạn 2014 - 2016.
Bảng 5. Kết quả hoạt động du lịch của Tp Hội An giai đoạn 2014 – 2016 ĐVT: Lượt khách
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG (%) 2015/2014 2016/2015 Tổng lượng khách 1.756.916 2.225.190 2.646751 126,65 118,94 Khách quốc tế 839.198 1.067.244 1.359.300 127,17 127,37 Khách nội địa 917.718 1.157.946 1.287.451 126,18 111,18
(Nguồn: Phòng Thương mại và du lịch Hội An 2017) Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng:
Trong vòng 3 năm (2014 – 2016), tổng lượng khách đến Hội An tăng, kể cả khách quốc tế và khách nội địa. Tổng lượng khách du lịch đến Hội An năm 2016 là 2.646.751, tăng 18,94% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, lượng khách nội địa tăng 11,18% và lượng khách quốc tế tăng 27,37%.
Điều này có thể lý giải, năm 2016 có nhiều sự kiện nổi bật diễn ra như chương trình “Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 14 & Hội hoa đăng-báo hiểu, Hội an 2016”; Chương trình kỷ niệm 07 năm ngày Unesco công nhận danh hiệu khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An ( 26/5/2009 – 2016 ),… chính vì những sự kiện này đã thu hút đông đảo KDL đến Hội An.
Đồng thời, xu hướng du lịch hòa mình vào thiên nhiên ngày càng tăng. Chính vì thế, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch rất phát triển trong vòng hai, ba năm trở lại đây, nhằm đưa nơi này trở thành thành phố sinh thái đầu
tiên tại Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại xã Cẩm Thanh là rất cần thiết.
Bảng 6: Doanh thu du lịch của Thành phố Hội An giai đoạn 2014 – 2016 ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG (%) 2015/2014 2016/2015 Doanh thu
nghành DL
1.568.157 1.805.236 2.229.927 115,12 123,53
(Nguồn: Phòng Thương mại và du lịch Hội An 2017) Doanh thu năm 2016 là 2.229.927 triệu đồng, tăng 23,53% so với cùng kỳ năm 2015. Điều này lý giải năm 2016 có nhiều sự kiện quan trong đối với ngành. Đó là lần đầu tiên Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch tại Hội An.
Việc Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách miễn visa cho công dân 5 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha) cũng góp phần vào tăng trưởng của ngành.
1.1.4.3. Tình hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại xã Cẩm Thanh giai đoạn 2014 - 2016
Bảng 7. Kết quả hoạt động du lịch của xã Cẩm Thanh giai đoạn 2014 – 2016.
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Tốc độ tăng trưởng 2015/2014 2016/2015 Tổng lượt Lượt 15.000 28.000 30.000 186,67 107,14
khách du lịch khách
(Nguồn: UBND xã Cẩm Thanh) Số liệu thống kê trên cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh du lịch xã Cẩm Thanh có xu hướng tăng rõ rệt qua các năm giai đoạn 2014 - 2016. Đánh giá chung về Lượt khách du lịch ta thấy rõ hơn, năm 2014 tổng lượt khách là 15.000 LK, năm 2015 là 28.000 LK tăng 86,67%. Đến năm 2016 tổng lượt khách là 30.000 LK tăng 7,14%.
Điều này có thể lý giải được, vì Cẩm Thanh là một vùng quê sông nước sinh thái, một đặc điểm tự nhiên hiếm có đối với Hội An đã tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn của xã, bên cạnh đó Cẩm Thanh còn phát triển thêm loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái trong nhân dân và các mô hình vi-la, biệt thự nhà vườn,… Chính vì những mô hình này, nên giai đoạn 2014 – 2015 thu hút một lượng lớn khách du lịch. Tuy nhiên, nhìn vào số liệu về thị trường KDL ta nhận xét rằng đa số KDL thích tham gia loại hình DLST, DLCĐ.
Lượng khách du lịch tăng tạo điều kiện cho vấn đề tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Để tiếp tục phát triển xã Cẩm Thanh theo hướng Làng quê sinh thái, lãnh đạo thành phố và xã Cẩm Thanh đã xác định phát triển kinh tế bền vững gắn với phát triển văn hóa – xã hội – môi trường. Đưa du lịch Cẩm Thanh trở thành một trọng điểm du lịch của thành phố trên cơ sở bảo tồn, khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hóa của địa phương. Giữ gìn cảnh quan, không gian làng quê truyền thống nhưng văn minh, cuộc sống người dân được nâng cao về vật chất, tinh thần.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Chương 1 là phần trình bày tóm tắt cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Từ đó thấy được lợi thế cũng như khả năng phát triển du lịch của địa phương. Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, ta có thể nhận thấy được mục tiêu phát triển du lịch xã Cẩm Thanh. Để đưa ra các nhận định hợp lý cho sự phát triển du lịch tại xã Cẩm Thanh, đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại xã Cẩm Thanh - Thành phố Hội An” được thực hiện nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của du lịch địa phương một cách hiệu quả, đồng thời đưa ra cách giải quyết cho các vấn đề còn tồn tại tròn quá trình
khai thác tài nguyên, trên cơ sở đó đưa ra các định hướng, giải pháp có hiệu quả để phát triển du lịch một cách bền vững.
CHƯƠNG II: