PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ CẨM THANH - THÀNH PHỐ HỘI AN
3.1. Phân tích mô hình SWOT trong việc phát triển loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại xã Cẩm Thanh – Thành phố Hội An
3.1.1. Mô hình SWOT 3.1.1.1. Điểm mạnh
Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Đời sống lao động, nét văn hóa của một vùng quê là lợi thế để phát triển du lịch.
Chính quyền xã quan tâm và đưa ra nhiều chính sách để phát triển du lịch, đặc biệt các chính sách hỗ trợ người dân làm du lịch sinh thái cộng đồng.
Cẩm Thanh có lợi thế về phát triển DLSTDVCĐ với những giá trị đặc biệt của hệ sinh thái đất ngập nước vùng cửa sông ven biển, nơi có sinh cảnh rừng dừa nước rất đặc trưng. Trong thời gian qua, TP. Hội An đã triển khai một số hoạt động hỗ trợ cho sự phát triển DLST tại Cẩm Thanh như xây dựng đề án phát triển Cẩm Thanh với làng quê sinh thái đặc thù; triển khai dự án trồng rau hữu cơ tại thôn Thanh Tam Đông hướng tới đây là một điểm du lịch lý thú với trải nghiệm của du khách trong tương lai.
3.1.1.2. Điểm yếu
Chưa tạo ra một hệ thống sản phẩm có chất lượng và tính ổn định cao nhằm thu hút nhiều đối tượng khách du lịch.
Lượng khách du lịch ngày càng tăng lên mà số hộ gia đình làm sản phẩm truyền thống thì hạn chế, nguồn lao động với trình độ tay nghề không cao, chỉ là thợ
làm công, học nghề và các thế hệ trong gia đình. Trong Xã, chỉ có một, hai nghệ nhân nổi tiếng và chuyên nghiệp về sản phẩm thủ công truyền thống của Làng mình
Mặc dù đã tổ chức một số lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức du lịch sinh thái cộng đồng, đào tạo nghề, kết hợp công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, song chất lượng nguồn nhân lực địa phương chưa cao. Người dân địa phương chưa có kiến thức sâu về du lịch, dịch vụ. Điều này ảnh hưởng lớn đến cung cách phục vụ của họ đối với khách du lịch và mức độ hài lòng của khách du lịch. Trong khi đó, những đòi hỏi về chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao và đội ngũ lao động trong du lịch được hướng đến sự nghiệp chuyên nghiệp.
Thiếu vốn là một trong những vấn đề nan giải của người dân địa phương khi tham gia vào hoạt động du lịch bở lẽ nếu họ không có tiền để đầu tư thì làm sao nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm du lịch cũng như chất lượng của dịch vụ.
Cơ sở vật chất - phương tiện tham gia hoạt động du lịch: Đây là điểm hạn chế, điểm yếu quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch địa phương. Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú còn quá ít, chất lượng không thỏa mãn sự hài lòng du khách nên chủ yếu là các Tour du lịch chỉ đi và về trong ngày. Các phương tiện, dụng cụ cho KDL tham gia hoạt động trải nghiệm không nhiều để cả đoàn KDL tham gia có thể trải nghiệm hết.
Cơ sở hạ tầng: Các tuyến sông, kênh rạch chưa được nạo vét, khơi thông, một số cống chưa được cải tạo mở rộng thành cầu để vừa đảm bảo môi trường, vừa để hình thành, tổ chức các loại hình du lịch, dịch vụ sông nước.
3.1.1.3. Cơ hội
- Hiện nay, du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Nam nói chung và Hội An nói riêng, do đó chính quyền cũng có nhiều sự hỗ trợ phát triển du lịch. Đặc biệt với loại hình du lịch sinh thái dựa vào cồng đồng được khuyến khích phát triển vì nó vừa tận dụng được thế mạnh về tài nguyên của điểm đến vừa đem lại lợi ích cho người dân địa phương.
- Xu hướng phát triển DLSTDVCĐ:
Hoạt động DLST, DLCĐ đang là xu hướng phát triển du lịch mà các thị trường du lịch trên thế giới quan tâm. Khách du lịch muốn tìm hiểu cuộc sống sinh
hoạt người dân địa phương, tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số, trải nghiệm các hoạt động cùng với cộng đồng, về với thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, dựa vào thiên nhiên và cộng đồng dân cư. Góp phần tích cực cho việc phát triển du lịch bền vững, tạo điều kiện cho kinh tế- văn hóa - xã hội cùng phát triển.
Chính vì xu hướng này mà Xã Cẩm Thanh – Thành phố Hội An nói riêng và một số địa phương trên Việt Nam nói chung có tiềm năng, cơ hội phát triển tích cực, thúc đẩy khai thác, phục hồi giá trị sinh thái cộng đồng, phát triển làng nghề truyền thống địa phương trong việc xây dựng SPDLSTDVCĐ.
- Sự quan tâm, giúp đỡ tập trung đẩy mạnh phát triển sản phẩm DLSTDVCĐ tại địa phương: Được sự đầu tư và hỗ trợ của thành phố Hội An cũng như các tổ chức phi chính phủ. Đầu năm 2013, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt tổng kinh phí 2 tỷ 15 triệu đồng để triển khai lập quy hoạch chi tiết dự án “Rừng dừa nước Cẩm Thanh nhằm tái tạo phục hồi, phát triển rừng dừa kết hợp đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái cộng đồng”. Đây là cơ hội tốt để Cẩm Thanh đầu tư phát triển du lịch.
- Wanderlust, tạp chí du lịch có tiếng của An, năm 2013 đã tuyên bố Thành phố Hội An của Việt Nam được độc giả tạp chí bầu chọn là thành phố yêu thích hàng đầu thế giới.
Điều này làm cho khách du lịch biết đến Hội An nhiều hơn, nhu cầu đi du lịch đến Hội An cũng tăng, tạo điều kiện để khách du lịch biết đến Cẩm Thanh và các loại hình du lịch tại làng quê này – đặc biệt là du lịch sinh thái cộng đồng.
- Đặc biệt, nhận thức của khách du lịch về văn hóa bản địa và cảnh quan thiên nhiên tại địa phương ngày càng cao và họ mong muốn khám phá những giá trị này thông qua loại hình du lịch sinh thái cộng đồng để trải nghiệm những điều mới lạ trong các chương trình du lịch sinh thái cộng đồng
3.1.1.4. Thách thức - Nguồn vốn
Vốn đầu tư luôn là vấn đề thách thức, khó khăn đối với phát triển du lịch của xã. Vì vậy, rất cần nguồn vốn để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất.
Cần sự hỗ trợ vốn để tạo điều kiện thay đổi nguyên liệu, hình thức, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm đa dạng và hoàn thiện hơn mang nhiều chức năng sử dụng hơn đối với khách du lịch nói chung và khách hàng nói riêng…
Cần có nguồn đầu tư để quảng cáo, quảng bá hình ảnh làng nghề trên các phương tiện truyền thông, kênh truyền thình, báo, tạp chí du lịch…
- Đào tạo nguồn nhân lực
Cung không đủ cầu, lớp thế hệ sau thì nhân lực trẻ, ít muốn tham gia vào các lớp đào tạo nghề, phát triển và gìn giữ giá trị truyền thống.; thợ lao động thuê và học nghề thì trình độ dân trí chưa cao, việc phát triển tay nghề và đón tiếp khách du lịch còn chậm, không đạt hiệu quả tối ưu. Nghệ nhân trong làng thì rất ít và để truyền dạy hết kinh nghiệm tay nghề thì mất thời gian dài.
- Phương tiện quảng cáo, tuyên truyền quảng bá còn hạn chế.
- Các nguồn đầu tư từ các cơ quan, tổ chức du lịch về cơ sở vật chất-ăn uống lưu trú- tham quan du lịch-nhà vệ sinh công cộng mang biểu hiện tích cực nhưng lại khó khăn trong việc thỏa thuận với chính quyền địa phương, người dân cộng đồng về các dự án xây dựng, nâng cấp CSVC-KT-PT phục vụ du lịch cũng như phân chia lợi nhuận từ hoạt động du lịch.
- Công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư chưa được chú trọng, ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch chưa được phát huy có hiệu quả.
Kết luận: Qua việc phân tích ma trận SWOT về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Cẩm Thanh, có thể thấy Cẩm Thanh có đủ điều kiện đế phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Tiềm năng này được thể hiện ở nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nguồn nhân lực có khả năng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Và hơn hết nơi đây đã có sự quan tâm, đầu tư của chính quyền cho hoạt động du lịch. Các công ty lữ hành cũng đã biết đến Cẩm Thanh và du lịch sinh thái cộng đồng tại đây, nên đã đưa khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.