PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ CẨM THANH - THÀNH PHỐ HỘI AN
3.2. Một số giải pháp chủ yếu
3.2.1. Giải pháp về môi trường và cảnh quan tại xã Cẩm Thanh – Thành phố Hội An
Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch. Du lịch là ngành phát triển dựa vào tài nguyên là chính, do đó để phát triển bền vừng thì phải có biện pháp để vừa khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch, vừa bảo vệ môi trường và duy trì được bản sắc văn hóa địa phương.
Cộng đồng địa phương thực hiện tốt vệ sinh môi trường, tổ chức phân loại rác tại nguồn, thu gom và xử lý rác thải đúng quy định, không vức bừa bãi ra đường, ra nơi công cộng. Thường xuyên ra quân dọn vệ sinh, gìn giữ đường làng ngõ xóm, nhà vườn sạch đẹp, thực hiện giảm thiểu sử dụng túi ni lông.
Giải pháp về môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, giữ nguyên trạng thái tự nhiên của cảnh quan làng quê để tạo sức thu hút tự nhiên đến du khách. Cần giữ nước sạch, đảm bảo môi trường và sinh hoạt của người dân và hoạt động du lịch của du khách.
Không khai thác ồ ạt thường xuyên các tài nguyên văn hóa và tự nhiên làm giảm khả năng tái tạo của chúng. Duy trì tính đa dạng sinh thái, kết hợp phát triển DLSTDVCĐ với DLVH để làm giảm bớt tiêu thụ cá tài nguyên dẫn đến suy thoái môi trường.
Hỗ trợ đóng góp kinh tế vào quỹ của chính quyền địa phương để bảo vệ môi trường trong lành, nguyên vẹn.
3.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực
Con người là yếu tố rất quan trọng đối với loại hình DLSTDVCĐ.
Cần phải xây dựng đội ngũ phục vụ và phát triển du lịch từ những cư dân bản địa trong vùng, tạo nên sự gần gũi thân thiện giữa khách và dân cư. Mang tính chuyên nghiệp về phong cách phục vụ cũng như ngôn ngữ giao tiếp, hiểu và nắm bắt tâm lý du khách.
Nhà đầu tư làm du lịch mở lớp đào tạo, hướng dẫn cho người dân địa phương hiểu về loại hình DLSTDVCĐ và hiểu rõ ràng về làm hoạt động du lịch một cách chủ động.
Cần phải có sự hợp tác lâu dài giữa ngành du lịch và cộng đồng dân cư địa phương. Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh du lịch, huấn luyện cộng đồng, DCĐP tham gia và phục vụ du lịch để đạt hiểu quả cao hơn. Ví dụ có thể mở lớp hướng dẫn về kỹ năng đón tiếp khách du lịch đến tham quan tại địa phương, cách giao tiếp với du khách nước ngoài và truyền đạt cách hướng dẫn Du khách tham gia làm sản phẩm truyền thống….
Cung cấp hướng dẫn viên tại điểm, nâng cao ý thức quản lý chung về hoạt động du lịch ở NDĐP, chủ động trong phát triển DLSTDVCĐ tại Xã Cẩm Thanh.
3.2.3. Giải pháp về dịch vụ sản phẩm cung cấp cho chương trình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại xã Cẩm Thanh – Thành phố Hội An
Xây dựng SPDLSTDVCĐ mới lạ, hấp dẫn và hình thành các dịch vụ bổ sung cần thiết cho hoạt động trải nghiệm cộng đồng của du khách bằng cách dạng hoa mẫu mã, hình dáng và công dụng của sản phẩm nghề truyền thống…
Cụ thể: Như làm tranh, phên dừa, nhà dừa… từ những tờ lá dừa lợp thành. Đa dạng hóa các mẫu mã các sản phẩm bằng tàu lá dừa.
Tạo ra những mặt hàng hóa phục vụ khách tham quan và lưu niệm, mua sắm do người dân làm ra từ các nghề truyền thống của xã: sản phẩm đan dừa lợp thành ngôi nhà,…
Xây dựng hệ thống quán hàng một cách có tổ chức, hệ thống quy hoạch trong vùng của địa phương phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho khách: chợ quê, các quán ăn bình dân, nhà ăn gia đình, hồ câu cá thư giãn…
Về phương tiện sử dụng trong các chương trình du lịch tạ địa phương: với các tour khám phá làng quê thì nên sử dụng xe đạp, thân thiện với môi trường và khám phá được nhiều nét đẹp của làng quê. Đối với các chương trình du lịch trên sông nước thì nên sử dụng thuyền thúng, ghe – những loại phương tiện không có động xơ, chỉ sử dụng sức người, như vậy sẽ tạo nên không gian yên tĩnh cho khách tham quan và không ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật đang sinh sống.
3.2.4. Giải pháp về cơ sở vật chất- phương tiện phục vụ hoạt động du lịch của du khách
Giải pháp về quy hoạch: xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật (bãi đậu xe, các biển chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ cho KDL, những dụng cụ cho các hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng, ca múa,… ); quy hoạch tuyến, điểm du lịch sinh thái cộng đồng cụ thể.
Cần tăng thêm các điểm lưu trú tại địa phương về cả mặt số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng nhu cầu của KDL đến với địa phương. Đặc biệt là việc khuyến khích người dân sửa chữa nhà cửa để đón khách bằng loại hình lưu trú homestay.
Việc nâng cấp và xây dựng các công trình như trường học, trạm y tế, hệ thống cấp thoát nước và giao thông liên lạc cũng cần được ưu tiên quan tâm và có sự dầu tư của chính quyền địa phương.
Chính sách đầu tư hợp lý cho các công trình hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống bưu chính viễn thông, điện chiếu sang, nhà bán hàng lưu niệm, khu vệ sinh công cộng,…
3.2.5. Giải pháp về giá
Dựa vào bảng hỏi điều tra KDL về mức giá trả cho các dịch vụ, làm cơ sở xây dựng và phân định mức giá phù hợp cho sản phẩm DLSTDVCĐ tại địa phương. Từ đó, xác định các mức giá, đối tượng, áp dụng chi tiết cho số lượng khách tham gia, dịch vụ, các chương trình rõ ràng cho từng nhóm đặc điểm du khách.
Có văn bản quy định, quy chế ổn định mức giá đối với người dân địa phương, tránh làm tăng lên mức giá vượt quá mức nhằm mục đích lợi nhuận cao trong kinh doanh, hoạt động du lịch.
Cần phải hướng dẫn giải thích cho người dân hiểu rõ, nâng cao ý thức về các tệ nạn kinh tế trong hoạt động du lịch sẽ có tác hại đến DK và sự phát triển du lịch như thế nào để hạn chế tình trạng chặt chém, chèo kéo, làm sản phẩm kém chất lượng…
Có các Chương trình khuyến mãi, giảm giá và quà tặng lưu niệm cho KDL sau khi kết thúc CTDL tại địa phương.
Trong thời điểm hiện tại, có thể thực hiện áp dụng các hoạt động, chính sách trên thích hợp nhất và mang tính quan trọng, cần thiết từ cấp Sở, cấp Huyện, cấp Xã và các bên liên quan đến việc xây dựng, phát triển loại hình DLSTDVCĐ tại điểm đến Hội An nói chung và Xã Cẩm Thanh nói riêng.
3.2.6. Giải pháp về khuếch trướng, quảng cáo
Quảng bá thông qua các kênh truyền thông đại chúng (in tờ rơi, tập gấp, các trang web du lịch phổ biến,… ), các hãng lữ hành. Việc quảng bá cần đặc biệt chú trọng đến chất lượng và uy tín để biến điều này thành công hữu hiệu trong việc giới thiệu Cẩm Thanh đến du khách. Cụ thể:
Xây dựng và phát hành tại chỗ, tại các điểm bán vé tham quan khu di sản Hội An, tại các cơ sở lưu trú các tập gấp thông tin sản phẩm bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Sử dụng Internet để quảng bá, giới thiệu.
Phát huy công năng của các trang wed hiện có của Thành phố.
Tổ chức những hoạt động sinh hoạt lễ hội, các trò chơi dân gian…cho KDL tham gia. Qua đó, để họ biết thêm về những giá trị văn hóa, tinh thần truyền thống của cộng đồng dân cư đồng thời quảng bá giới thiệu để du khách truyền xa hơn đến bạn bè khắp nơi.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Dựa trên những dữ liệu thu thập được và qua xử lý thống kê, có được cái nhìn tổng quát về thông tin du khách, mức độ quan tâm và hấp dẫn của từng du khách đối với các yếu tố được điều tra, từ đó, chương này đã đã phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu xã Cẩm Thanh, cho thấy được những khó khăn và thách thức trong thời điểm hiện tại. Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác thị trường khách du lịch đến xã Cẩm Thanh trong thời gian sắp tới.