Phân tích ý kiến đánh giá và nhu cầu của du khách đối với loại hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại xã cẩm thanh – thành phố hội an (Trang 34 - 68)

2.2.1. Khái quát về mẫu điều tra

Để nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình DLSTDVCĐ tại xã Cẩm Thanh – Thành phố Hội An, tôi đã dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Điều tra từ tháng 3/2017 đến tháng 4/2017.

Số phiếu phát ra 120.

Kết quả khảo sát thu về 106 phiếu, trong đó có 102 phiếu đạt yêu cầu để tiến hành nghiên cứu.

2.2.2. Đặc điểm của khách du lịch

Những thông tin về du khách là yếu tố bắt buộc không thể thiếu trong điều tra bằng bảng hỏi. Tùy vào đối tượng và mục đích của cuộc điều tra để lựa chọn những nội dung của thông tin cho phù hợp. Mẫu bảng hỏi điều tra của đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng xã Cẩm Thanh – Thành phố Hội An” sử dụng những nội dung thông tin chính về đối tượng điều tra bao gồm: vùng miền, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, hình thức chuyến đi, mục đích chuyến đi,…

Bảng 8: Cơ cấu mẫu điều tra

Chi tiêu Phiếu Cơ cấu

(%) Chi tiêu Phiếu Cơ cấu

(%)

1. Vùng miền 2. Độ tuổi

Miền Bắc 50 49,0 Dưới 18 tuổi 2 2,0

Miền Trung 25 24,5 19 – 30 tuổi 15 14,7

Miền Nam 21 20,6 31 – 45 tuổi 42 41,5

Khác 6 5,9 46 – 60 tuổi 31 30,4

Trên 60 tuổi 12 11,8

Tổng cộng 102 100,0 Tổng cộng 102 100,0

3. Giới tính 5.Nghề nghiệp

Nam 59 57,8 Học sinh, sinh viên 3 2,9

Nữ 43 42,2 Nội trợ/ nghỉ hưu 41 40,2

4. Hình thức chuyến đi

Kinh doanh 31 30,4

Cá nhân 40 39,2 Nhà nghiên cứu, giáo viên 23 22,5

Theo đoàn 62 60,8 Công nhân 3 2,9

Khác 1 1,0

Tổng cộng 102 100,0 Tổng cộng 102 100,0

( Nguồn: Số liệu điều tra 2017) 2.2.2.1. Thông tin cơ bản của mẫu điều tra

Biểu đồ 1: Tỷ trọng du khách đến xã Cẩm Thanh – Tp Hội An

( Nguồn: Số liệu điều tra 2017) Biểu đồ 1 thể hiện cơ cấu (%) về vùng miền của du khách đến tham quan du lịch tại xã Cẩm Thanh – Tp Hội An cũng như tham gia DLSTDVCĐ tại đây. Ta thấy, du khách đến đây vẫn chủ yếu nhất là khách miền Trung chiếm tỷ lệ lớn nhất 49% trên tổng cơ cấu mẫu điều tra. Hầu hết du khách miền Trung có nhu cầu cao về các di sản văn hóa, di tích lịch sử Hội An. Mặc khác, ở Hội An xuất hiện loại hình DLSTDVCĐ càng khiến nhiều giới trẻ tò mò, bởi vì đối với họ, du lịch mạo hiểm, vui chơi giải trí là quá quen thuộc tại nơi họ sinh sống. Du khách muốn tìm hiểu văn hóa, trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương và thích du lịch sinh thái hơn là những loại hình du lịch khác. Vì thế lượng khách thu hút nhất ở xã Cẩm Thanh – Tp Hội An chính là khách miền Trung. Tiếp đến, miền Bắc và miền Nam chiếm tỷ trọng gần tương đương nhau, với tỷ trọng lần lượt là 24,5% và 20,6%; ngoài ra còn có một số du khách đến từ các vùng miền khác như Tây Nguyên,.. chiếm 5,9%.

Điều này có thể lý giải rằng, du khách ở miền Bắc và miền Nam khả năng đến và tham gia vào các loại hình ở Hội An khá cao.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ du khách về đặc tính giới tính

(Nguồn: Số liệu điều tra 2017)

- Giới tính: Theo thống kê mô tả từ SPSS, trong 102 mẫu phỏng vấn du khách thu về, chúng ta thấy rằng đại đa số du khách đến tham quan du lịch là nam chiếm tỷ lệ 57,8%, số còn lại là nữ giới chiếm tỷ lệ 42,2% tổng số khách du lịch điều tra. Điều này, cho thấy du khách nam có nhu cầu, mong muốn, thời gian đi du lịch nhiều hơn là du khách nữ. Vả lại phụ nữ, đa số họ phải trông nôm con nhỏ, quán xuyến việc nhà.,.. thời gian họ rãnh rất ít, cho nên vì thế ta thấy đa số khách du lịch là nam giới.

Tuy nhiên sự chênh lệch này là không đáng kể, vì chúng ta thấy rằng du lịch sinh thái cộng đồng là loại hình du lịch dễ thích nghi với mọi đối tượng và thành phần du khách tham gia. Đặc biệt, với điều kiện du lịch sinh thái cộng đồng thoáng mát, trong lành, có các hoạt động hòa nguyện cùng thiên nhiên, giải trí đặc biệt, hấp dẫn là điều kiện lý tưởng thu hút khách du lịch.

Việc phân tích du khách theo cơ cấu giới tính không chỉ giúp xác định thành phần có cấu khách dử dụng sản phẩm mà còn giúp cho việc nghiên cứu, phân tích và xây dựng các chương trình du lịch với hợp với nhu cầu, sở thích khác nhau của từng loại khách theo giới.

Biểu đồ 3: Biểu đồ cơ cấu nhóm tuổi của du khách

( Nguồn: Số liệu điều tra 2017)

- Độ tuổi: Biểu đồ 3 cho thấy khách du lịch đến xã Cẩm Thanh – Tp Hội An chủ yếu thuộc vào các nhóm tuổi trung niên. Các đối tượng KDL đến đây chủ yếu ở độ tuổi từ 31 đến 60 (71,6%), trong đó: du khách từ 31 đến 45 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất 41,2%, sau đó là đối tượng du khách từ 46 đến 60 tuổi (30,4%), còn lại là những nhóm tuổi dưới 18 tuổi, từ 19 đến 30 tuổi và trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 2%, 14,7% và 11,8%. Các đối tượng khách đến xã Cẩm Thanh thường thuộc các nhóm tuổi trung niên, nghỉ hưu này bởi họ là những người có khả năng chi trả phù hợp khi đi du lịch. Khách ở tuổi nghỉ hưu và trung niên thích tiềm năng văn hóa, nghỉ nghơi. Còn đối với giới trẻ và sinh viên, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng cơ cấu mẫu điều tra là bởi những đối tượng này có nhu cầu thích vui chơi, mạo hiểm

khi đi du lịch; một lý do khác là họ chưa có thu nhập kinh tế ổn định để chi trả cho những chuyến du lịch tham quan, văn hóa tại Hội An hay các điểm đến khác.

Như vậy, kết quả khảo sát trên đã cho thấy, KDL đến xã Cẩm Thanh - Tp Hội An chủ yếu là đối tượng trung niên . Chính vì vậy tùy theo từng nhóm tuổi và nhu cầu xã hội của du khách mà xác định thị trường khách du lịch tiềm năng thuộc các đối tượng khách đến từ các vùng miền khác nhau. Cần phải xây dựng các chương trình, dịch vụ… đối với loại hình DLSTDVCĐ phù hợp về tâm lý, sức khỏe,… với đối tượng khách du lịch này để phục vụ nhu cầu của du khách khi đến Hội An.

Biểu đồ 4: Tỷ lệ du khách về đặc tính nghề nghiệp

(Nguồn: Số liệu điều tra 2017)

- Nghề nghiệp: Qua biểu đồ 4, ta thấy nhóm du khách có nghề nghiệp là nội trợ/ nghỉ hưu, kinh doanh, nhà nghiên cứu, giáo viên chiếm tỷ lệ tương đối cao. Trong đó, nhóm du khách nghỉ hưu chiếm tỷ lệ cao nhất với 40,2%. Đây là những nhóm du khách có việc làm và thu nhập ổn định, họ có khả năng chi trả phù hợp khi đi du lịch. Còn nhóm du khách có nghề nghiệp là học sinh, sinh viên và công nhân (công nhân xây dựng, công nhân may,… ) chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ 2,9%. Điều này cho thấy họ là những người có nhu cầu tham gia các chương trình du lịch không có khả năng chi trả khi đi du lịch cũng như thu nhập và nghề nghiệp không ổn định.

Việc nắm được đặc tính nghề nghiệp của du khách tham gia DLSTDVCĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các cơ sở kinh doanh hoạt động du lịch. Từ đó, đưa ra nhiều hình thức vui chơi giải trí phù hợp với các đối tượng du khách và làm hài lòng du khách đến tham quan tại cơ sở. Đối tượng là học sinh, sinh viên thường là nhóm du khách trẻ, nên sở thích của họ là thích du lịch khám phá với nhiều hoạt động vui chơi mang tính tập thể, năng động, thời giant ham gia thường là các dịp nghỉ hè và dịp tết; đối tượng nhân viên kinh doanh trong các công ty, giáo viên,…

thường là những du khách có tuổi trung niên, họ thường đi du lịch với bạn bè, đồng nghiệp để giải trí nhẹ; đối với du khách là những phụ nữ làm công việc nội trợ đa số thích mua sắm, thư giản tận hưởng không khí trong lành, đối tượng này thường đi với gia đình là chủ yếu.

Chúng ta thấy rằng, mỗi một đối tượng du khách có những dặc tính riêng hay là sở thích khách nhau, tuy nhiên họ đều có chung mục đích chung là thích tham gia DLSTDVCĐ, thích những hoạt động vui chơi đời thường, dân dã. Vì nó gắn liền với đồi sống chất phát của người dân. Do đó, cần phải xây dựng và thiết kế tour du lịch cho phù hợp chung với mọi đối tượng khi tham gia hoạt động DLSTCĐ.

Biểu đồ 5: Biểu đồ cơ cấu thu nhập trung bình hàng tháng của du khách (Nguồn: Số liệu điều tra 2017) Theo điều tra khảo sát thì du khách tham gia du lịch có thu nhập khá cao và ổn định. Nhóm thu nhập từ 3 đến 6 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 43,1% tập trung hầu hết vào những du khách làm nghề nghiệp kinh doanh,… ; kế đến nhóm thu nhập từ 6 đến 9 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 25,5% thuộc các đối tương giáo viên,… ; từ 9 đến 12 triệu đồng/tháng đa số thuộc các nhóm du khách nghỉ hưu, nghiên cứu. Dưới 3 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 9.8%, đa số là những học sinh, sinh viên mới ra trường.

Thu nhập của du khách càng cao thì khả năng tham gia hoạt động du lịch càng nhiều. Mặt khác nắm bắt được điều này, các cơ sở kinh doanh du lịch có thể tạo ra những sản phẩm du lịch ưng ý, những dịch vụ du lịch hữu hiệu và tạo nên sự hài lòng cho khách du lịch khi một lần đến tham quan tại điểm du lịch này.

2.2.2.2. Thông tin chuyến đi của du khách .

Bảng 9. Các mục đích chuyến đi của du khách khi đến Hội An

Số phiếu Tỉ lệ (%)

Tham quan 34 33,3

Mạo hiểm, cảm giác mạnh 3 2,9

Nghỉ dưỡng 9 8,8

Sinh thái, cộng đồng, trải nghiệm 27 26,5

Vui chơi, giải trí 12 11,8

Văn hóa, lễ hội 14 13,7

Khác 3 2,9

Tổng 102 100

(Nguồn: Số liệu điều tra 2017) Qua bảng trên, cho thấy KDL đến Hội An với mục đích tham quan là cao nhất, chiếm 33,3%. Hội An là nơi thu hút đông đảo lượng khách du lịch, vì có nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Chùa Cầu, Hội Quán Phúc Kiến, Hội Quán Quảng Đông,

… Bên cạnh đó, trong vòng hai ba năm trở lại đây Hội An hình thành nhiều loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,… đã thu hút không ít một lượng khách du lịch chiếm 26,5%.

Nắm bắt lợi thế, những năm qua, Hội An có các định hướng và giải pháp phù hợp, trong đó tập trung đầu tư phát triển không gian du lịch phố cổ, làng nghề…, đa dạng hóa các loại hình du lịch văn hóa, khám phá, sinh thái, ... Từ đó xác định mục đích chính của du khách để kết hợp khám phá văn hóa, lễ hội với loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại địa phương, phù hợp với CTDL, thời gian và đáp ứng mục đích trải nghiệm sinh thái cộng đồng của KDL khi đến Hội An.

Bảng 10: Đặc điểm của Hội An khiến quý khách lựa chọn đi du lịch

Số phiếu Tỉ lệ (%) Địa danh tập trung di sản văn hóa, di tích lịch sử 62 60,8

Thành phố thanh bình, yên tĩnh 58 56,9

Làng nghề truyền thống đa dạng 35 34,3

Nổi tiếng về ẩm thực 25 24,5

Người dân thân thiện, hiếu khách 63 61,8

Khác 0 0

(Nguồn: Số liệu điều tra 2017) Bảng 9 cho thấy rất nhiều giá trị ở Hội An khiến DK lựa chọn đi du lịch. Hội An là một thành phố sỡ hữu nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ... Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng mẫu điều tra 60,8%.

Bên cạnh đó, Hội An được mệnh danh là Thành phố thanh bình, yên tĩnh, người dân thân thiện, hiếu khách chiếm tỷ lệ khá lớn 56,9% và 61,8%.

Vì thế đây là đặc điểm thu hút KDL đến Hội An. Vì vậy chúng ta có thể dựa vào các thông tin này, phát triển các CTDL kết hợp VH – LS; phát triển các làng nghề truyền thống và xây dựng kết hợp thưởng thức ẩm thực đặc sản Hội An và phát huy sự thân thiện, hiếu khách của NDĐP qua tiếp đón KDL.

Bảng 11: Kênh thông tin của du khách

Số phiếu Tỉ lệ (%)

Internet

78 76,5

Truyền hình, phát thanh 15 14,7

Tạp chí, sách báo 10 9,8

Truyền miệng

47 46,1

Hãng lữ hành 15 14,7

Khác 4 3,9

(Nguồn: Số liệu điều tra 2017) Vấn đề thông tin quảng cáo trong phát triển sản phẩm du lịch rất quan trọng.

Dựa vào bảng 10 ta thấy rằng phần lớn DK có thông tin về du lịch ở Hội An qua Internet là nhiều nhất, đến 76,5% trong tổng cơ cấu điều tra. Bên cạnh đó, nguồn thông tin truyền miệng từ người thân, gia đình, bạn bè cũng rất quan trọng chiếm 46,6% . Trong khi trên các phương tiện truyền hình, tạp chí, sách báo, các hãng lữ hành… là quá ít, không có sức lan tỏa lớn đối với các nước trên Thế Giới.

Điều này, khiến ta đặt ra vấn đề làm thế nào để thực hiện quảng bá hình ảnh du lịch Thành phố Hội An với những đặc trưng và thế mạnh về DLSTCĐ đến với KDL để thu hút nhiều hơn lượng KDL đến Hội An du lịch STDVCĐ. Các nhà kinh doanh du lịch cần đầu tư vào loại hình DLSTDVCĐ này, cần xúc tiến quảng cáo các CTDL đã thực hiện của DK đến đây qua các Video đăng trên các trang mạng xã hội.

Chính quyền địa phương, Sở VHTT&DL Hội An, Đài phát thanh và truyền hình Hội An… cần thực hiện các chương trình, phóng sự, nhật ký du lịch trên các kênh truyền hình trong nước. Quảng cáo trên các Sách, báo, Tạp chí Du lịch - Văn hóa để kích cầu, thu hút cả thị trường KDL trong nước và ngoài nước đến tham gia hoạt động DLSTDVCĐ tại Xã Cẩm Thanh – Thành phố Hội An.

Bảng 12: Cơ cấu thời gian sử dụng của du khách

Cơ cấu thời gian sử dụng (% người trả lời) Thăm quan

làng rau, làng nghề

Giải trí

Tham quan phố

Cổ

Thăm dân địa phương

Ẩm thực

Mua sắm

Dưới 10% 32,4 34,3 4,9 27,5 34,3 36,3

11 – 30% 44,1 32,4 13,7 9,8 30,4 25,5

31 – 50% 15,7 14,7 49 23,5 8,8 7,8

Trên 50% 7,8 3,9 28,4 2,9 6,9 2,9

Missing 14,7 3,9 36,3 19,6 27,5

Tổng 100 100 100 100 100 100

(Nguồn: Số liệu điều tra 2017) Bảng 11 cho biết kết quả thống kê về cơ cấu sử dụng thời gian của du khách trong chuyến đi của KDL phân chia như thế nào với mục đích mà họ mong muốn.

Điều này cho thấy đa số du khách đến Hội An dành khá nhiều thời gian từ 31 – 50% cho tham quan Phố Cổ 49%. Cũng trong thời gian từ 11 – 30% thăm quan làng rau, làng nghề cũng chiếm nhiều thời gian 32,4% và 44,1%. Dành khá ít thời gian cho việc mua sắm, giải trí và thưởng thức ẩm thực ở Hội An, chỉ sử dụng dưới 10% thời gian chuyến đi. Đây vừa là điều cần lưu ý vừa là điều kiện thuận lợi khi xây dựng chương trình du lịch sinh thái cộng đồng tại Xã Cẩm Thanh, trải theo suốt chiều dài tuyến điểm du lịch Hội An có rất nhiều làng nghề phát triển.

2.2.2.3. Thông tin của Du khách cung cấp về DLSTCĐ

Đơn vị: %

Biểu đồ 6: Số lần DK đến Hội An tham gia DLSTCĐ

(Nguồn: Số liệu điều tra 2017) Khi hỏi về số lần tham gia CTDL sinh thái cộng đồng thì đến 32,4% khách trả lời chưa bao giờ tham gia. Đa số DK đã thực hiện CTDLSTDVCĐ chỉ ở mức 1, 2 lần chiếm 53,9% và chưa lặp lại nhiều qua 3 - 4 lần. Có thể kết luận loại hình DLSTDVCĐ mới mẻ này đã được DK biết đến ở Hội An nhưng việc DK lựa chọn loại hình du lịch này tại Hội An vẫn chưa cao. Nguyên nhân là điểm đến Hội An chỉ vừa mới khai thác, phát triển tiềm năng DLSTDVCĐ tại một, hai điểm nhưng lại nằm cách xa trung tâm thành phố như khu du lịch sinh thái Cù Lao Chàm, DLSTCĐ Trà Nhiêu (Duy Vinh). Chính vì vậy nếu tạo ra được một sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng vùng phụ cận trung tâm thành phố phù hợp với nhu cầu của du khách thì tiềm năng phát triển của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tạị địa phương là rất lớn và có khả năng thu hút DK quay trở lại.

Bảng 13: Thông tin làng nghề

Số phiếu Tỉ lệ (%)

Làng gốm Thanh Hà 60 58,8

Làng rau Trà Quế 73 71,6

Làng làm tranh dừa Cẩm Thanh 32 31,4

Làng mộc Kim Bồng 14 13,7

Làng nghề làm đèn lồng Hội An 59 57,8

Làng đúc đồng Phước Kiều 9 8,8

Làng nghề dệt chiếu An Phước 3 2,9

Khác 0 0

(Nguồn: Số liệu điều tra 2017) KDL đến Hội An, đã trải nghiệm 1-2 lần DLSTCĐ, họ chủ yếu trải nghiệm ở Làng rau Trà Quế, Làng gốm Thanh Hà và Làng nghề làm đèn lồng nổi tiếng ở Hội An chiếm 71,6%; 58,8% và 57,8%.

Đặc biệt, từ khoảng sau năm 2000, khi mô hình du lịch trải nghiệm tại Hội An ra đời và phát triển cũng chính là thời điểm các làng nghề truyền thống “sống dậy”.

Thông qua hoạt động du lịch, sản phẩm của nhiều làng nghề trên địa bàn Thành phố không chỉ được biết đến rộng rãi mà còn giúp người dân sống tốt với nghề. Ngược lại, muốn giữ chân du khách tiếp tục quay lại hoặc thu hút thêm du khách, sản phẩm làm ra tại các làng nghề cũng ngày càng đa dạng, mẫu mã được cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và thị hiếu du khách.

2.2.4. Phân tích nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại xã Cẩm Thanh – Thành phố Hội An

Sau khi phân tích, đánh giá những thông tin liên quan đến đặc điểm dân số học và thông tin chuyến đi của KDL, tôi xác định được thị trường và xu hướng KDL đến Hội An du lịch. Tiếp tục phân tích về nhu cầu của KDL đối với sản phẩm DLSTDVCĐ tại địa phương thông qua các mức độ đánh giá của du khách trong thông tin phiếu điều tra. Từ đó, dựa trên cơ sở này, có thể đưa ra những giải pháp thích hợp nhất trong xây dựng CTDLSTDVCĐ tại xã Cẩm Thanh – Thành Phố Hội An đáp ứng với nhu cầu của KDL khi tham gia vào sản phẩm này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch đối với loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại xã cẩm thanh – thành phố hội an (Trang 34 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w