Một số vấn đề chung về CBTT tự nguyện

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Một số vấn đề chung về CBTT tự nguyện

2.1.1. Khái niệm về CBTT

Theo Tạ Quang Bình-Vụ Phát Triển Thị Trường Chứng Khoán (UBCKNN), CBTT được hiểu là các định chế, tổ chức khi tham gia vào TTCK phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời những thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của mình hoặc của thị trường cho công chúng đầu tư biết. Nói cách khác, CBTT là việc thông báo đến công chúng đầu tư mọi thông tin liên quan đến tính hình hoạt động của các tổ chức phát hành chứng khoán, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng...các thông tin về tình hình thị trường.

Như vậy, tác giả cho rằng: CBTT là việc truyền tải các thông tin về kinh tế, tài chính, phi tài chính hoặc các thông tin khác có liên quan tới tình hình tài chính và hoạt động của công ty.

2.1.2. Phân loại CBTT

Trong lý thuyết kế toán (Vũ Hữu Đức, 2010), công bố được định nghĩa là việc chuyển đưa các thông tin của các báo cáo ra ngoài công chúng. Công bố được gọi là giai đoạn cuối cùng của một chu trình kế toán. Nội dung, hình thức và số lượng CBTT tùy thuộc vào quy định và luật pháp, của mỗi quốc gia.

Theo Francesca Citro (2013), CBTT bao gồm hai loại là CBTT bắt buộc và CBTT tự nguyện (không bắt buộc).

CBTT bắt buộc: được định nghĩa là những công bố kế toán được yêu cầu bởi những quy định của luật pháp ở một vùng lãnh thổ hoặc một quốc gia, theo Luật Kinh doanh, Các chuẩn mực kế toán, Các cơ quan quản lý về kế toán, GAAP và Ủy ban chứng khoán. Các công bố này được trình bày mang tính chất định kỳ và thường xuyên.

CBTT tự nguyện: là sự lựa chọn CBTT của doanh nghiệp, hoàn toàn không bắt buộc. Có nghĩa là một công ty có thể hoặc không cần phải công bố những thông tin mà luật pháp không yêu cầu. Nói cách khác CBTT tự nguyện là những thông tin được cung cấp thêm nhằm thỏa mãn nhu cầu của những người sử dụng thông tin ở bên ngoài doanh nghiệp như các các nhà đầu tư, cổ đông,… Không có định nghĩa chung hoặc cơ sở lý thuyết nào nói về khái niệm CBTT tự nguyện.

Trong một nghiên cứu của Naser and Nuseibeh (2003), tác giả đã phân loại CBTT tự nguyện thành hai dạng: (a) CBTT tự nguyện có liên quan đến công bố bắt buộc, (b) CBTT tự nguyện không liên quan đến công bố bắt buộc. Theo xu hướng hiện nay thì các CBTT tự nguyện đang thu hút mối quan tâm rất lớn, từ những người sử dụng thông tin bởi sự hiệu quả và hữu ích của nó, vì vậy có rất nhiều CTNY cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin giá trị để tạo niềm tin cho các cổ đông, và nâng cao vị thế của doanh nghiệp.

2.1.3. Yêu cầu về CBTT trên BCTN

Kể từ khi thông tư đầu tiên hướng dẫn về CBTT trên TTCK ra đời vào năm 2004 (Thông tư 57/2004/TT-BTC), tính đến nay, cơ quan quản lý đã 4 lần ban hành thông tư thay thế vào các năm 2007 (Thông tư số 38/2007/TT-BTC), năm 2010 (Thông tư số 09/2010/TT-BTC), năm 2012 (Thông tư số 52/2012/TT – BTC) và năm 2015 (Thông tư số 155/2015/TT-BTC). Quy định về CBTT được sửa đổi và điều chỉnh, đồng nghĩa với việc các CTNY cũng phải thực hiện các điều chỉnh về quy trình công bố, cũng như cập nhật lại nội dung để có thể CBTT một cách đầy đủ, chính xác và đúng quy định.

Việc CBTT được thực hiện trên các trang thông tin điện tử của CTNY, hoặc trên các phương tiện CBTT của Sở giao dịch Chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, và được lưu trữ bằng văn bản, hoặc dữ liệu điện tử tối thiểu mười năm, và lưu giữ trên trang thông tin điện tử của công ty tối thiểu là 5 năm.

Như vậy trong đề tài này tác giả dựa vào Thông tư số 155/2015/TT-BTC để phân loại CBTT thành ba dạng như sau:

CBTT định kỳ:

CTNY phải công bố BCTC (quý, bán niên, và năm), cũng như báo cáo tình hình quản trị công ty (6 tháng và năm) cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Các BCTC mà công ty công bố phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng. Khi công bố các thông tin trong BCTC, CTNY phải giải trình nguyên nhân khi xảy ra một số trường hợp sau:

(a) Lợi nhuận sau thuế trong kỳ báo cáo bị lỗ; hoặc chuyển từ lãi ở kỳ trước sang lỗ ở kỳ này hoặc ngược lại, (b)Số liệu, kết quả hoạt động kinh doanh tại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo có sự chênh lệch trước và sau kiểm toán hoặc soát xét từ 5% trở lên.

CBTT bất thường

Công ty phải công bố các thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

(1) Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả. (2) Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh...

CBTT theo yêu cầu

CTNY phải công bố thông tin trong vòng 24 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước, và Sở giao dịch chứng khoán nơi CTNY đăng ký giao dịch, trong các trường hợp sau: (a) xảy ra sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, (b) có thông tin liên quan đến giá chứng khoán của CTNY và cần phải xác nhận thông tin đó.

2.1.4. Sự cần thiết của CBTT tự nguyện

CBTT tự nguyện ngày càng trở nên cấp thiết hơn khi các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng phạm vi kinh doanh toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường quốc tế, nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thông tin công bố được truyền đạt thông qua nhiều hình thức đa dạng như: website, sổ tay văn hóa, mạng xã hội, bản tin nhà đầu tư, hội nghị, hội thảo, triển lảm, hội chợ, bản tin hàng ngày của công ty chứng khoán, đài truyền hình...nhằm cung cấp các thông tin, cũng như tiếp cận và ghi nhận ý kiến phản hồi của các bên liên quan.

Các nhà đầu tư đều mong muốn được chia lợi nhuận, và bảo vệ được đồng tiền của mình trong một doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, việc liên kết đầu tư kinh doanh là một quá trình phức tạp, do sự thiếu hụt thông tin giữa hai bên. Vì vậy, các nhà quản lý sẽ tự nguyện CBTT, để tạo điều kiện tiếp cận thông tin bình đẳng, kịp thời và hiệu quả cho người sử dụng, đồng thời cung cấp một cái nhìn đa chiều cho các bên liên quan, về việc kinh doanh uy tín, bền vững trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Như vậy việc nghiên cứu về chủ đề CBTT tự nguyện là rất cần thiết, thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

2.1.5. Quy trình CBTT của các CTNY trên TTCK Việt Nam

Hình 2.1. Sơ đồ Quy trình CBTT của các CTNY trên TTCK Việt Nam

Chiều cung cấp thông tin

Chiều phản hồi thông tin (Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

CÁC PHÒNG BAN LIÊN

QUAN

HĐQT, BGĐ

CHI NHÁNH - TỔ CHỨC TRỰC THUỘC

CÁ NHÂN LIÊN QUAN

BỘ PHẬN CÔNG BỐ THÔNG TIN (Kiểm tra, đối chiếu, sửa, lập báo cáo)

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - BAN GIÁM ĐỐC/ NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN

CBTT (Phê duyệt)

BỘ PHẬN CÔNG BỐ THÔNG TIN (Công bố, báo cáo, nhận phản hồi)

UBCKNN SGDCK/

TTGDCK

PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG

Diễn giải quy trình:

Bước 1: Gửi thông tin

Khi phát sinh các thông tin phải công bố theo quy định hoặc có sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty về việc công bố các thông tin, các bộ phận liên quan phải lập tức báo cáo công bố theo nội dung quy đinh và cung cấp các thông tin này đến bộ phận CBTT.

Bước 2: Xử lý thông tin

Bộ phận CBTT tiến hành kiểm tra tính chính xác, phù hợp của nội dung báo cáo, công bố. Sau đó sẽ tiến hành đối chiếu các báo cáo mà các phòng ban có liên quan gửi lên, có đúng với nội dung hướng dẫn tại thông tư số 155/2015/TT-BTC về CBTT, nếu có sai sót phải điều chỉnh hoặc lập báo cáo mới, để thông tin được công bố đúng với quy định.

Bước 3: Trình lãnh đạo phê duyệt

Sau khi các thông tin đã được kiểm tra và xem xét, bộ phận CBTT trình các báo cáo này cho các cấp lãnh đạo như (HĐQT, Ban Giám Đốc hoặc người được ủy quyền CBTT) phê duyệt, trước khi thực hiện CBTT cho các bên liên quan.

Bước 4: Báo cáo và công bố

Bộ phận CBTT thực hiện gửi thông tin cần công bố đến các đối tượng cần thiết như: Ủy ban chứng khoán nhà nước, sở giao dịch chứng khoán theo đúng thời hạn quy định đối với nghĩa vụ CBTT đã hướng dẫn theo thông tư số 155/2015/TT-BTC.

Bước 5: Tiếp nhận các thông tin phản hồi

Bộ phận CBTT tiến hành sàng lọc các thông tin phản hồi từ các bên liên quan có quan hệ trực tiếp (đối tác): Cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, đối tác tài chính..., để đề xuất cho lãnh đạo về việc trả lời, phúc đáp lại các nội dung cần thiết.

Bước 6: Bảo quản và lưu trữ thông tin

CBTT định kỳ được lưu giữ dưới dạng văn bản (nếu có) và dữ liệu điện tử tối thiểu 10 năm, lưu giữ trên trang thông tin điện tử tối thiểu là 05 năm. CBTT bất thường hoặc theo yêu cầu phải lưu giữ trên trang thông tin điện tử tối thiểu 05 năm.

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)