CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4. Một số lý thuyết nền liên quan đến CBTT tự nguyện và cấu trúc sở hữu
2.4.2. Lý thuyết các bên liên quan
Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder) được tìm ra lần đầu tiên bởi Freeman vào năm 1984. Lý thuyết này cho rằng các cá nhân, tổ chức có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp. Họ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp trong các chiến lược, kế hoạch, các hoạt động kinh doanh và có thể quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản trị công ty không chỉ làm hài lòng lợi ích cho chủ sở hữu mà còn phải làm hài lòng các bên có lợi ích liên quan.
Các bên liên quan trong doanh nghiệp có thể được phân loại thành ba nhóm đối tượng như sau:
(a) Trong nội bộ doanh nghiệp: Người lao động, nhà quản trị, ban kiểm soát, HĐQT...
(b) Các bên liên quan có quan hệ trực tiếp (đối tác): Cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, đối tác tài chính...
(c) Các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp : Cơ quan công quyền (chính phủ, chính quyền địa phương, và cơ quan khác), cộng đồng...
Lý thuyết này còn đề cập tới kế toán trách nhiệm xã hội (Social Responsibility Accounting - SRA) của công ty, đây là vấn đề đang được xã hội hiện nay quan tâm.
Phạm vi của SRA bao gồm cả kế toán tài chính và kế toán quản trị, trong đó nhấn mạnh tác động của thông tin phi tài chính đến các yếu tố xã hội, môi trường và kinh tế.
Theo lý thuyết này, các nhà quản lý của CTNY vừa quan tâm đến lợi nhuận, vừa thực hiện trách nhiệm xã hội, sẽ giúp hình ảnh doanh nghiệp tiến gần hơn đến cộng đồng, và được các nhà đầu tư đánh giá cao hơn. Các CTNY này sẽ không che giấu các khoản giao dịch nội bộ quan trọng, đảm bảo thông tin của tất cả các đối tượng được cung cấp là như nhau, đặc biệt các sản phẩm của doanh nghiệp gắn liền với đạo đức và môi trường được công bố trên SRA, được xem như cam kết của doanh nghiệp về việc tạo ra các sản phẩm/dịch vụ bảo vệ người tiêu dùng. Việc CBTT phi tài chính này thể hiện nỗ lực tăng cường tính chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư chiến lược muốn góp vốn vào công ty.
Ngược lại, những nhà quản lý của các CTNY chỉ chú trọng đến mục tiêu lợi nhuận, bỏ qua hoàn toàn trách nhiệm xã như cố tình che giấu thông tin quan trọng bất thường có ảnh hưởng đến tình hình hoạt động doanh nghiệp, ưu tiên cung cấp nhiều thông tin cho các cổ đông lớn hơn so với các cổ đông thiểu số, có hành động trốn thuế, hoặc vi phạm nghiêm trọng các vấn để về bảo vệ môi trường, sẽ tạo ra những ảnh hưởng xấu đến các nhà đầu tư chiến lược, làm cho họ không muốn góp vốn vào các CTNY đó.
Bảng 2.2. Các chủ đề báo cáo SRA theo cách tiếp cận các bên liên quan Cách tiếp cận các bên liên quan
Nguồn Nhân lực
Cổ Đông
Khách Hàng
Nhà Cung
cấp
Đối tác tài chính
Cơ quan Công quyền
Cộng đồng
Môi trường
Các Chủ Đề Báo Cáo SRA
Thành phần nhân sự
Hình thành vốn cổ phần
Đặc điểm chung
Chính sách quản trị NCC
Quan hệ với ngân hàng
Thuế, phí Đóng góp cho cổ đông
Tiêu thụ năng lượng
Biến động nhân sự
Chi trả cho cổ đông
Phát triển thị trường
Điều khoản hợp
Quan hệ với công ty bảo
Quan hệ với CQ địa
Quyên góp trực tiếp
Nguyên vật liệu
Cách tiếp cận các bên liên quan Nguồn
Nhân lực
Cổ Đông
Khách Hàng
Nhà Cung
cấp
Đối tác tài chính
Cơ quan Công quyền
Cộng đồng
Môi trường
đồng hiểm phương
Đối xử bình đẳng
Xếp loại hoạt động
Sự hài lòng của khách hàng
Quan hệ với tổ chức tài chính khác
Quy tắc đạo đức và tuân thủ pháp luật
Sự tham gia của các bên liên quan
Phát thải
Đào tạo Quản trị doanh nghiệp
Đặc tính sản phẩm, nhãn hiệu
Đóng góp và lợi ích mang lại
Quan hệ với truyền thông
Chiến lược MT và liên quan đến cổ đông Số giờ lao
động
Lợi ích và dịch vụ
SP tuân thủ đạo đức và MT
Phòng chống tham nhũng Chính
sách tiền lương
Quan hệ với nhà đầu tư
Chính sách quảng cáo
Nghỉ làm Tính bảo
mật Lợi ích
nhân viên Quan hệ trong ngành Truyền thông nội bộ
Cách tiếp cận các bên liên quan Nguồn
Nhân lực
Cổ Đông
Khách Hàng
Nhà Cung
cấp
Đối tác tài chính
Cơ quan Công quyền
Cộng đồng
Môi trường
Sức khỏe và an toàn Sự hài lòng của nhân viên Quyền của người lao động Tranh chấp/vi phạm pháp luật
(Nguồn: Nguyễn Thị Hương Liên, 2014) Tóm lại, các báo cáo của SRA đều thể hiện quan điểm chung như sau:
(a) Nội dung của SRA là lượng hóa thông tin về kinh tế, xã hội và môi trường của doanh nghiệp;
(b) Thông tin SRA phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng, bao gồm các thông tin bên trong và thông tin bên ngoài doanh nghiệp;
(c) SRA có thể được sử dụng trong cả kế toán tài chính và kế toán quản trị, nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày các khái niệm, cách phân loại, sự cần thiết và quy trình CBTT tự nguyện của các CTNY, cũng như khái niệm, các hình thức cấu trúc sở hữu,và 6 nhân tố (quyền sở hữu quản lý, quyền sở hữu của thành viên trong gia đình HĐQT, quyền sở hữu nhà nước, quy mô công ty, đòn bẩy tài cính, lợi nhuận) đến mức độ CBTT tự nguyện. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các nền tảng lý thuyết có liên quan đến cấu trúc sở hữu và CBTT tự nguyện như: lý thuyết đại diện và lý thuyết các bên liên quan. Đây là căn cứ rất quan trọng được sử dụng để xây dựng mô hình lý thuyết, mô hình nghiên cứu thực nghiệm, hệ thống các biến và phương pháp nghiên cứu, nhằm phục vụ cho quá trình phân tích cấu trúc sở hữu tác động đến mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY trên TTCK Việt Nam trong chương 3 (phương pháp nghiên cứu) và chương 4 (kết quả nghiên cứu và bàn luận) của luận văn.