Các nhân tố cấu trúc sở hữu tác động đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Các nhân tố cấu trúc sở hữu tác động đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN

2.3.1. Quyền sở hữu quản lý

Nghiên cứu của Eng et al. (2003), và Elmans (2012) đều tìm thấy mối quan hệ giữa sở hữu quản lý và việc tiết lộ thông tin, tuy nhiên kết quả lại trái ngược nhau.

Theo Eng et al. (2003) có một mối quan hệ ngược chiều giữa quyền sở hữu quản lý và mức độ CBTT tự nguyện, có nghĩa là khi quyền sở hữu quản lý càng cao thì mức độ tiết lộ thông tin càng thấp, tuy nhiên Elmans (2012) cho rằng, để giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý, nên phân chia cho nhà quản lý một tỷ lệ sở hữu phù hợp, bằng cách này sẽ gắn kết lợi ích của người quản lý và chủ sở hữu hơn, do đó các cổ đông đều kỳ vọng nhà quản lý sẽ cống hiến hết khả năng của mình để làm việc hiệu quả, và tiết lộ thêm nhiều thông tin hữu ích, vì vậy có một mối quan hệ tích cực giữa quyền sở hữu quản lý và mức độ CBTT.

Dựa vào các nghiên cứu của Eng and Mak (2003), Zourarakis (2009), Mgammal (2017), Huafang and Jianguo (2007), Elmans (2012) cho thấy quyền sở hữu quản lý bao gồm:

(a) Quyền sở hữu của thành viên HĐQT.

(b) Quyền sở hữu của thành viên Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm toán nội bộ.

(c) Quyền sở hữu của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc do Đại hội đồng cổ đông hoặc HĐQT bổ nhiệm.

Trong luận văn này quyền sở hữu của quản lý là quyền sở hữu của thành viên HĐQT và ban giám đốc.

2.3.2. Quyền sở hữu của thành viên trong gia đình HĐQT

Các nghiên cứu trước đây đã đề cập đến hiện tượng kiểm soát gia đình vẫn còn tồn tại, mỗi thành viên trong gia đình đều mong muốn giành được những lợi ích bí mật thông qua việc tham gia vào công ty, như vậy mức độ về tỷ lệ sở hữu gia đình trong bất kỳ công ty nào cũng sẽ ảnh hưởng đến việc CBTT tự nguyện. Ở Việt Nam, căn cứ theo điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014, tác giả xác định: vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, được gọi là thành viên trong gia đình của HĐQT. Trong nghiên cứu của

tác giả Mgammal (2017) đã tìm thấy mối quan hệ thuận chiều của quyền sở hữu thành viên trong gia đình HĐQT đến mức độ CBTT tự nguyện, nghĩa là khi quyền sở hữu của thành viên trong gia đình HĐQT càng cao, thì việc tiết lộ thông tin ra bên ngoài sẽ nhiều hơn.

2.3.3. Quyền sở hữu nhà nước

Có một số nghiên cứu đã kiểm tra mối liên hệ giữa quyền sở hữu nhà nước và mức độ CBTT tự nguyện ở một vài thị trường mới nổi như: Eng and Mak (2003) ở Singapore, Makhija and Patton (2004) ở Czech, Ghazali (2007) ở Malaysia, Mgammal (2017) ở Ả Rập Saudi, kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng có một mối quan hệ tích cực giữa quyền sở hữu nhà nước và việc tiết lộ thông tin.

Hiện nay vấn đề về quyền sở hữu nhà nước đang rất được quan tâm, vì Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, và có sự định hướng mạnh từ chính phủ hơn so với các TTCK khác, nên đại diện phần sở hữu của nhà nước trong các doanh nghiệp này rất lớn và vẫn có quyền kiểm soát toàn diện công ty, điều này dẫn đến tình trạng giao dịch tư lợi diễn ra khá phổ biến ở các công ty cổ phần hoá nhưng lại hiếm khi xảy ra ở các công ty cổ phần tư nhân, đó là do cơ chế quản lý, giám sát lỏng lẻo, không minh bạch trong việc điều hành và quản lý của các CTNY có quyền sở hữu nhà nước cao.

Tuy nhiên trong thời gian tới, chính phủ sẽ đẩy mạnh việc thoái vốn Nhà nước một cách minh bạch, công khai ở các CTNY lớn như: CTCP Nhựa Bình Minh (BMP), CTCP FPT (FPT), CTCP Sữa Việt Nam (VNM)…, đây là một trong những yếu tố tích cực giúp kích thích đầu tư, để gia tăng lượng lớn dòng tiền đổ về TTCK Việt Nam.

2.3.4. Quy mô công ty

Theo King et al. (1990), đã điều tra mối quan hệ giữa mức độ CBTT tự nguyện và quy mô công ty cho thấy mức độ CBTT tăng dần theo quy mô vốn, kết quả này là tương tự với nghiên cứu của Lang and Lundholm (1993) ở Hoa Kỳ, tác giả cho rằng các công ty quy mô lớn thường có khuynh hướng tiết lộ nhiều thông tin hơn so với các công ty nhỏ. Các nghiên cứu của Chow and Wong-Boren (1987), Cooke (1989), Hossain et al. (1994, 1995), Depoers (2000), Eng and Mak (2003) cũng báo cáo những kết quả tương tự cho Mexico, Thụy Điển, New Zealand, Pháp và Singapore. Một nghiên cứu trước đây trên thị trường chứng khoán ở Trung Quốc, đã sử dụng một mẫu

các CTNY phát hành cổ phiếu A và B (Wang et al., 2008) cho thấy mối quan hệ tích cực giữa quy mô công ty và CBTT tự nguyện.

Qua các nghiên cứu trên ta thấy được, tuy quy mô công ty không phải là nhân tố thuộc cấu trúc sở hữu, nhưng cũng là một biến kiểm soát có ảnh hưởng đến mức độ CBTT, theo thông tư số 155/2015/TT-BTC đã yêu cầu những công ty đại chúng có quy mô lớn (là những công ty có vốn góp của chủ sở hữu từ 120 tỷ đồng trở lên tại báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán), cũng phải CBTT đầy đủ, và khá chặt chẽ như: báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi công ty kiểm toán được chấp thuận; báo cáo tài chính bán niên có sự soát xét của tổ chức kiểm toán được chấp thuận; báo cáo kiểm toán bằng tiếng Anh phải được công ty kiểm toán ký tên và đóng dấu...

Như vậy có thể thấy quy mô công ty lớn, thì phải CBTT nhiều hơn so với các công ty có quy mô nhỏ.

2.3.5. Đòn bẩy tài chính

Các nghiên cứu trước đây đã cung cấp bằng chứng về sự tác động của đòn bẩy tài chính đến mức độ CBTT tự nguyện. Nghiên cứu của Belkaoui and Kahl (1978), Fries et al. (1993), Hossain et al. (1995), Barako et al. (2006), Francis et al. (2005) đều cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện ở các nước phát triển và một số quốc gia đang phát triển. Theo Fama and Miller (1972) các công ty có đòn bẩy tài chính cao tiết lộ thêm thông tin tự nguyện, để đáp ứng yêu cầu thu thập thông tin của các chủ nợ và giảm chi phí huy động vốn, nhưng họ sẽ gặp phải vấn đề liên quan đến chi phí đại diện cao hơn. Ngược lại Eng và Mak (2003), tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa đòn bẩy và CBTT tự nguyện ở Singapore.

Như vậy, dù là một biến kiểm soát nhưng dựa trên các nghiên cứu trước đã cho thấy nhân tố đòn bẩy tài chính có tác động đến mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt Nam

2.3.6. Lợi nhuận

Meek et al. (1995) mô tả một công ty hoạt động kinh doanh tốt, sẽ có khuynh hướng CBTT tự nguyện nhiều hơn nhằm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Các doanh nghiệp có lợi nhuận cao thường tiết lộ nhiều thông tin hơn để truyền đạt những thành tựu mà họ đã đạt được cho các cổ đông (Rafournier, 1995). Ahmed and Courtis

(1999) kiểm tra mối tương quan giữa lợi nhuận của một công ty và việc công bố báo cáo hàng năm, và đã tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa mức độ CBTT tự nguyện và khả năng sinh lời của một công ty được tính theo lợi nhuận ròng hoặc tổng tài sản.

Tương tự như hai nhân tố quy mô công ty và đòn bẩy tài chính, biến lợi nhuận cũng là một biến kiểm soát, nhưng có tác động đến mức độ CBTT tự nguyện, mặc dù không thuộc nhân tố cấu trúc sở hữu.

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)