Cấu trúc sở hữu

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Cấu trúc sở hữu

2.2.1. Khái niệm cấu trúc sở hữu

Cấu trúc sở hữu là sự phân bổ vốn chủ sở hữu, theo quyền mối tương quan tỷ lệ vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi các chủ sở hữu (Lê Đức Hoàng, 2015).

Theo quan điểm của tác giả, cấu trúc sở hữu là tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của các nhà đầu tư khi góp vốn vào công ty. Nếu nhà đầu tư nào có số vốn góp lớn, và chiếm tỷ trọng cao (lớn hơn 5% trên tổng số vốn góp), thì họ là những cổ đông lớn và có ảnh hưởng quan trọng đến việc quản lý, điều hành cũng như ra quyết định của các nhà quản lý công ty.

Cấu trúc sở hữu có thể được xác định theo hai khía cạnh là: Sở hữu tập trung và Sở hữu phân tán

Quyền sở hữu tập trung được định nghĩa là những cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất, đồng thời chịu ảnh hưởng nhiều nhất đến rủi ro và chi phí giám sát. Cấu trúc tập trung được xem như là hệ thống nội bộ, các cổ đông lớn thường có quyền biểu quyết đáng kể, và họ kiểm soát doanh nghiệp bằng cách tham gia vào HĐQT, ban giám đốc, ban kiểm soát...

Quyền sở hữu phân tán được định nghĩa là không có cá nhân hoặc tổ chức nào nắm giữ tối đa số vốn của doanh nghiệp, cho nên các cá nhân hoặc tổ chức không có khả năng kiểm soát hoàn toàn doanh nghiệp, vì vậy những công ty này có rất nhiều cổ đông, mỗi cổ đông sẽ sở hữu một số cổ phần của công ty. Cấu trúc sở hữu phân tán được gọi là hệ thống bên ngoài, vì các cổ đông nhỏ là những người bên ngoài công ty, họ thường không tham gia vào ban điều hành và có ít động lực để kiểm tra, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp. Cấu trúc sở hữu phân tán đang tồn tại phổ biến ở hai nền kinh tế phát triển nhất thế giới là Anh và Mỹ, vì cấu trúc sở hữu này thường phát triển ở những nơi có rất nhiều điều kiện về xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị...

Ngoài ra, cấu trúc sở hữu có thể phân loại theo các đặc tính của cổ đông như:

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu tư nhân, tỷ lệ sở hữu nhà nước...

Trong luận văn này cấu trúc sở hữu được phân loại dựa vào đối tượng sở hữu như: sở hữu quản lý, sở hữu của các thành viên trong gia đình HĐQT, sở hữu nhà nước

2.2.2. Các hình thức sở hữu

2.2.2.1. Hình thức cấu trúc sở hữu toàn diện 100% vốn chủ sở hữu, không có sự phân định

Các đơn vị được hình thành theo hình thái sở hữu do bộ máy quản lý điều hành của công ty mẹ, không có sự phân định về trách nhiệm quản lý vốn sở hữu của đơn vị

trực thuộc, mà tập trung hoàn toàn ở bộ máy quản lý của công ty mẹ. Các phòng ban chức năng của các đơn vị trực thuộc ở hình thái sở hữu này thực chất là “cánh tay nối dài” của các phòng ban trong công ty mẹ.

2.2.2.2. Hình thức sở hữu toàn diện có phân định

Là hình thức sở hữu bắt buộc phải có sự phân định cụ thể trách nhiệm quản lý vốn sở hữu, việc quản lý vốn chủ sở hữu sẽ thông qua đại diện quản lý vốn theo ủy quyền, mỗi đại diện sẽ được ủy quyền quản lý vốn theo một tỷ lệ khác nhau, vì vậy cần phải có những quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý vốn chủ sở hữu của từng đại diện. Như vậy hình thái sở hữu này đã bắt đầu có sự phân cấp quản lý giữa công ty mẹ với công ty con.

2.2.2.3. Hình thức sở hữu liên kết có hình thành pháp nhân

Cũng giống như hình thức sở hữu toàn diện có phân định, công ty mẹ chỉ có thể thông qua người đại diện vốn góp để thực thi quyết định của mình tại công ty con, mức độ phân cấp quản lý giữa công ty mẹ và công ty con không còn lệ thuộc vào công ty mẹ như hình thức cấu trúc sở hữu toàn diện 100% vốn chủ sở hữu, không có sự phân định và hình thức sở hữu toàn diện có phân định nữa.

Như vậy mức độ quản lý và sự ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con, sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu vốn của công ty mẹ tại công ty con, nếu tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ càng cao thì việc đưa ra các quyết định của công ty mẹ ở công ty con sẽ dễ dàng hơn, ngược lại nếu tỷ lệ sở hữu vốn quá ít thì việc đưa ra các quyết đinh sẽ gặp nhiều khó khăn.

2.2.2.4. Hình thức sở hữu liên kết không hình thành pháp nhân

Chỉ đơn thuần là một dự án trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các bên, vì vậy khoảng thời gian tồn tại của hình thái sở hữu này không cao. Mức độ quản lý của công ty mẹ đối với hình thái sở hữu này chỉ dựa trên thỏa thuận của các bên về tỷ lệ hợp tác kinh doanh và phân chia lợi nhuận cũng như trách nhiệm quản lý dự án 2.2.2.5. Hình thức sở hữu không liên kết

Hình thức sở hữu này rất hiếm gặp trong thực tế. Đây là hình thức các nhà đầu tư thực hiện các hạng mục khác nhau trong cùng một dự án và thực hiện việc phân chia lợi nhuận theo phần góp vốn. Các bên tự chịu trách nhiệm theo phần góp vốn của mình và hưởng lợi trong phạm vi số vốn đã góp.

Một phần của tài liệu Tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)