1.4.1. Staphylococcus aureus Phân loại như sau:
Giới: Prokaryote
Phân ngành: Firmicute
Lớp: Firmibacteria
Họ: Micrococceae
Chi: Staphylococcus
Loài: Staphylococcus aureus
S. aureus là vi khuẩn Gram dương, hỡnh cầu đường kớnh 0,5 – 1,5 àm, cú thể đứng riêng lẻ, từng đôi, từng chuỗi ngắn, hoặc từng chùm không đều giống như chùm nho Đây là loại vi khuẩn không di động và không sinh bào tử, thường cư trú trên da và màng nhầy của người và động vật máu nóng Trên môi trường Baird Parker, khuẩn lạc có vòng sáng rộng 2 – 5 mm.
S. aureus gây ra hai loại hội chứng nhiễm độc và nhiễm trùng:
Nhiễm độc có thể do hoạt tính của một hoặc một vài sản phẩm của S. aureus (độc tố) mà không cần có sự hiện diện của vi khuẩn Như hội chứng sốc nhiễm độc, hội chứng phỏng ngoài da, hội chứng ngộ độc thức ăn
Nhiễm trùng là do S. aureus xâm nhập vào cơ quan bảo vệ của vật chủ khi bị tổn thương hay giảm chức năng Như nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng hệ hô hấp, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng nội mạch, nhiễm trùng xương…
S. aureus gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng, tạo mủ và gây độc ở người Thường xảy ra ở những chỗ xây xước trên bề mặt da như nhọt, gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng như viêm phổi, viêm tĩnh mạch, viêm màng não, nhiễm trùng tiểu và những bệnh nguy hiểm khác như viêm xương tủy, viêm màng trong tim (Nguyễn Thanh Bảo, 2008)
SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO 14
1.4.2. Escherichia coli Phân loại như sau:
Phân ngành: Proteobacteria
Lớp: Gamma Proteobacteria Bộ: Enterobacteriales Họ: Enterobacteriaceae Chi: Escherichia Loài: Escherichia coli
Hình dạng: E. coli là trực khuẩn Gram âm, dài hay ngắn tùy thuộc môi trường nuôi cấy Một số di động, một số lại bất động Một số có nang Vi khuẩn không sinh bào tử
Nuôi cấy: E. coli thuộc loại kỵ khí tùy nghi Nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng là 370C, tuy nhiên có thể tăng trưởng từ 10-460C Mọc dễ dàng trong Mac Conkey, EMB,…một số hóa chất ức chế sự phát triển của E. coli như chlorine và dẫn xuất, muối mật, brilliant green, sodium deoxycholate, selenite….
Tính chất sinh hóa: E. coli lên men nhiều loại đường, sinh hơi, khử nitrate thành nitrite Để phân biệt E. coli với vi khuẩn đường ruột khác người ta thường dùng thử nghiệm IMViC ( Indole +, Methyl red +, Vosges -, Proskauer -, Citrate -).
Kháng nguyên: E. coli có khoảng 150 yếu tố O, 100 yếu tố K và 50 yếu tố H, được chia thành rất nhiều tuýp huyết thanh khác nhau
Khả năng gây bệnh:
Nhiễm khuẩn đường tiểu: 90 % trường hợp nhiễm khuẩn đường tiểu lần đầu ở phụ nữ là do E. coli và có thể đưa tới nhiễm khuẫn bọng đái, thận, cơ quan sinh dục và nhiễm khuẩn huyết
Viêm màng não: E. coli chiếm khoảng 40 % trường hợp viêm màng não ở trẻ sơ sinh, 75 % trong số đó có kháng nguyên K1
Tiêu chảy: Những chủng E. coli liên quan đến tiêu chảy thuộc các nhóm EPEC (enteropathogenic E. coli), ETEC (enterotoxigenic E.coli), EIEC (enteroinvasive E. coli), VTEC (verocytotoxin-producing E. coli)
SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO 15 E. coli gây bệnh tiêu chảy theo phân ra ngoài và có thể gây thành dịch Truyền bệnh chủ yếu qua thức ăn hay nước uống bị nhiễm vi khuẩn hay truyền từ người này qua người khác. (Nguyễn Thanh Bảo, 2008)
1.4.3. Salmonella typhi Phân loại như sau:
Phân ngành: Proteobacteria
Lớp: Gamma Proteobacteria Bộ: Enterobacteriales Họ: Enterobacteriaceae Chi: Salmonella
Loài: Salmonella typhi
S. typhi là trực khuẩn Gram âm, có lông xung quanh thân Vì vậy có khả năng di động, không sinh nha bào Kích thước khoảng 0,4 - 0,6 x 2 - 3 μm S. typhi là vi khuẩn hiếu khí tùy nghi, phát triển được trên các môi trường nuôi cấy thông thường Trong môi trường thích hợp sau 24 giờ khuẩn lạc có kích thước trung bình 2 – 4 mm.
Khả năng gây bệnh của S. typhi:
S. typhi chỉ gây bệnh cho người, chủ yếu gây bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn có thể gây biến chứng chủ yếu là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột Một số biến chứng ít gặp hơn như viêm màng não, viêm tủy xương, viêm khớp, viêm thận (Nguyễn Thanh Bảo, 2008; Lê Văn Phủng, 2012).
1.4.4. Pseudomonas aeruginosa Phân loại như sau:
Phân ngành: Proteobacteria
Lớp: Gamma Proteobacteria
Bộ: Pseudomonadales
Họ: Pseudomonadaceae
Chi: Pseudomona
Loài: Pseudomonas aeruginosa
SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO 16 P. aeruginosa là trực khuẩn mủ xanh, thẳng hoặc hơi cong có đơn mao ở một đầu, nhờ đú di động Kớch thước 0,6 x 2 àm, hiếu khớ tuyệt đối, mọc dễ trờn hầu hết các môi trường thông dụng, có thể phát ra mùi thom giống mùi nho (grapelike odor) Mọc tốt ở nhiệt độ 37 đến 420C và có thể mọc ở nhiệt độ 5-420C. không lên men glucose Thử nghiệm oxidase dương tính catalase dương tính Gây tiêu huyết β trên thạch máu. P. aeruginosa có thể tiết ra 4 loại sắc tố: pyocyanin, pyoverdin, pyorubin, pyomelanin (Nguyễn Thanh Bảo, 2008)
Khả năng gây bệnh của P. aeruginosa:
Trực khuẩn mủ xanh tiết ra nhiều enzym và độc tố khác nhau Vi khuẩn này gây bệnh khi: xạ trị, hóa trị, sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân suy giảm, niêm mạc da và mô của bệnh nhân bị tổn thương, sử dụng các dụng cụ y khoa, lạm dụng kháng sinh, tiêu diệt hết vi khuẩn thường trú ở ruột Chúng gây nhiễm trùng da, mắt như viêm nang lông, viêm da chảy nước ở các vùng kẽ hoặc viêm tai ngoài, viêm loét giác mạc, Ngoài ra P. aeruginosa là căn nguyên gây nhiễm trùng vết bỏng, vết thương, xương khớp, huyết, dịch não tủy, tiết niệu và hô hấp (Nguyễn Thanh Bảo, 2008)