TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ VI NẤM GÂY BỆNH TRÊN NG ỜI

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của vi khuẩn nội sinh và cao chiết từ cây dược liệu sâm đại hành (eleutherine subaphylla gagnep) (Trang 25 - 29)

1.5.1. Dermatophytes

Nấm da (Dermatophytes) là nhóm nấm ưa keratin gây bệnh ở da, tóc và móng thuộc họ Gymnoascaceae Bệnh do nhóm nấm này gây ra được gọi chung là bệnh nấm da (dermatophytose) Một số thuật ngữ khác thỉnh thoảng cũng được sử dụng để gọi bệnh nấm da như tinea, ringworm, bệnh nấm trichophyton (trichophitia) và bệnh nấm chân (chân vận động viên athlete’s foot) Có khoảng 40 loài nấm da đã biết, thuộc 3 chi: Trichophyton, Microsporum Epidermophyton.

Nấm da có sự chuyên biệt về ký chủ và nơi ký sinh Sự cố định và phát triển để gây bệnh của nấm da liên quan đến các điều kiện tại chỗ như sự tiết mồ hôi, sự nhiễm bẩn, tổn thương lớp biểu bì, bệnh hăm kẽ, bôi ngoài các chế phẩm chứa corticoid. Các yếu tố toàn thân tham gia vào tiến trình nhiễm bệnh như: bệnh suy

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO 17 nhược mãn tính, rối loạn biến dưỡng hay rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch

Các nấm da gây bệnh cho người và được phân thành 3 nhóm dựa vào nơi cư trú tự nhiên: Nhóm ưa đất (geophilic) bình thường sống ở đất có thể gây bệnh cho người và thú Nhóm ưa người (anthrophylic) thường gây bệnh cho người, lây truyền bệnh giữa người và người Nhóm ưa thú (zoophylic) sống ở thú, có thể lây nhiễm và gây bệnh cho người

Nấm da thuộc nhóm nấm sợi, ngoài những sợi tơ nấm bình thường có vách ngăn và phân nhánh, còn có một sợi nấm đặc biệt khác như sợi nấm hình vợt, sợi nấm xoắn, sợi nấm hình sừng nai Đa số nấm da sinh sản vô tính bằng bào tử đính lớn hoặc bào tử đính nhỏ nhưng có 23 loài (11 loài thuộc chi Trichophyton và 12 loài thuộc Microsporum) có sự sinh sản hữu tính

Nấm da được phân loại theo đặc điểm hình thể của bào tử đính lớn thành 3 chi: Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton. (Nguyễn Đinh Nga, 2009)

1.5.2. Chi Trichophyton

Là chi phổ biến nhất của 3 chi liên quan đến bệnh lý của con người, với khoảng 30 loài, trong đó dưới 10 loài gây bệnh nấm da ở người Vi thể, bào tử đính lớn hiếm, thường được sắp xếp riêng lẻ, ít khi nhóm lại Chúng có vách mỏng, trơn, hình bút chì, hình thoi hoặc hình trụ và có 1-12 vách Bào tử nhỏ thường rất nhiều với hình cầu hoặc thuôn dài, không cuống hoặc có cuống sắp xếp riêng lẻ dọc theo hai bên của sợi nấm hoặc thành các cụm giống như chùm nho Đại thể, khuẩn lạc có sự thay đổi: dạng bột, có hình như bông, lông, một số loài có màu hơi đỏ hoặc nâu thể hiện sự khác nhau giữa các loài

Các loài T. rubrumT. mentagrophytes là nguyên nhân gây bệnh nấm chân, nấm da toàn thân, nấm tóc, nấm móng Khuẩn lạc T. rubrum mịn, dạng hạt hoặc có hình như bông, màu trắng hoặc kem và có một sắc tố màu đỏ đặc trưng, có rất ít bào tử đính lớn Bào tử đính nhỏ hình cầu hoặc thuôn dài Thử nghiệm urease cho loài này là âm tính.

T. mentagrophytes trong các môi trường nuôi cấy thông thường hình thành khuẩn lạc có hình như bông, dạng hạt màu trắng kem có mặt mịn, khuẩn lạc lan

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO 18 nhanh chóng; ở mặt sau có màu vàng khi nuôi cấy lâu sẽ chuyển sang màu nâu. Bào tử đính lớn thường không xuất hiện Có nhiều bào tử đính nhỏ hình giọt nước hoặc thuôn dài, bố trí dọc theo các sợi nấm hình thành các cấu trúc được gọi là

"acladium" Cũng thường bắt gặp các sợi nấm có hình xoắn ốc (Molina de Diego, 2011; Weitzman, 1995).

1.5.3. Chi Microsporum

Chi này có khoảng 20 loài, trong đó có khoảng 10 loài là gây bệnh cho con người Bào tử đính lớn nhiều hình thoi hoặc hai đầu tròn, có 1-15 vách ngăn, có thể mọc đơn lẻ hay thành chùm, vách có thể là mỏng, trung bình hoặc dày, bề mặt vách nhăn hay có gai mịn Bào tử đính nhỏ không cuống hoặc có cuống và thường được bố trí dọc theo các sợi nấm hoặc thành cụm Đại thể thể hiện sự khác nhau giữa các loài có thể là có hình như bông, ánh đỏ, dạng bột và sinh sắc tố màu vàng

Vi nấm M. gypseum thường sống trong đất, tốc độ phát triển nhanh Cấu trúc bề mặt phẳng nhuyễn như bột hay nổi hạt lăn tăn, nấm dễ bị biến hình và khi đó có những sợi tơ nấm trắng nhô lên khỏi mặt khúm, mặt trên khúm nấm màu vàng mặt dưới màu nâu nhạt M. gypseum thường chỉ ký sinh và gây bệnh ở da, tóc Vi thể, đại bào tử đớnh nhiều, hỡnh thoi, kớch thước 10 x 40 àm thành mỏng, cú gai, cú 3 - 6 vách ngăn Tiểu bào tử đính hiếm

Bệnh do nấm M. gypseum gây ra: M. gypseum có thể sinh chốc đầu và hắc lào ở người và thú Bệnh nhiễm nấm do M. gypseum gây phản ứng mô rất mạnh ở kí chủ Thường chỉ có một vết chốc hay hắc lào Vi nấm khi xâm nhập tóc sinh ra những đỏm bào tử, mỗi bào tử cú đường kớnh khoảng 5 - 8 àm, những bào tử này ở phần bao tóc (Molina de Diego, 2011)

Nấm M. canis là nấm ưa thú thướng tồn tại trong đất, kí sinh trên thú lây nhiễm và gây bệnh cho người khi tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh. M.

canis thường gây ra các bệnh nấm da toàn thân (nhiễm nấm ở các phần mềm và trần của da đặc trưng bởi hình tròn, đỏ, nổi phân ranh giới, có vảy tổn thương kèm theo ngứa), nấm tóc (Molina de Diego, 2011; Weitzman, 1995)

SVTH: LÊ THỊ MAI THẢO 19

1.5.4. Chi Epidermophyton

Bào tử đính lớn, có vách trơn, bề dày vách tế bào trung bình, hình chùy, chúng thường đính đơn lẻ hoặc phát sinh thành từng cụm (2-3 cái) trên sợi tơ nấm, không có bào tử đính nhỏ Chi này chỉ có hai loài được biết cho đến nay và chỉ có E.floccosumis gây bệnh (Molina de Diego, 2011; Weitzman, 1995)

1.6. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CAO DƯỢC LIỆU

Theo dược điển Việt Nam IV năm 2009, cao dược liệu là chế phẩm được chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch chiết thu được từ cao dược liệu thực vật hay động vật với dung môi thực vật Các dược liệu khi chiết xuất được xử lý sơ bộ (sấy khô và nghiền nhỏ đến kích thước thích hợp)

Cao dược liệu được chia thành ba loại:

Cao lỏng: là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu sử dụng trong đó có cồn và nước đóng vai trò dung môi chính Nếu không có chỉ dẫn khác, quy ước 1 mL cao lỏng tương ứng với 1 g dược liệu dùng để điều chế

Cao đặc: là khối đặc quánh Hàm lượng dung môi còn lại trong cao không quá 20%.

Cao khô: là khối hoặc bột khô, đồng nhất nhưng rất dễ hút ẩm Cao khô không được có độ ẩm lớn hơn 5%.

Có nhiều phương pháp để chiết tách hợp chất hữu cơ ra khỏi cây thuốc Các kỹ thuật đều xoay quanh hai phương pháp chính là chiết lỏng - lỏng và chiết rắn - lỏng Trong thực nghiệm việc chiết rắn - lỏng được áp dụng nhiều hơn, chiết rắn – lỏng gồm: ngấm kiệt (percolation), ngâm dầm (maceration), chiết với máy Soxhlet chiết bằng cách nấu nguyên liệu cây với nước còn được gọi là nước sắc Ngoài ra còn có chiết với phương pháp lôi cuốn bằng hơi nước, phương pháp sử dụng chất lỏng siêu tới hạn (supercritical fluid method), … (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007; Từ Minh Koóng, 2007)

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của vi khuẩn nội sinh và cao chiết từ cây dược liệu sâm đại hành (eleutherine subaphylla gagnep) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)