Phát triển năng lực GQVĐ của HS

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học chương “các định luật bảo toàn” vật lí 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (Trang 29 - 32)

Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

I.2. Năng lực giải quyết vấn đề

I.2.4. Phát triển năng lực GQVĐ của HS

Trong quá trình học tập, năng lực GQVĐ của HS có thể được hình thành và phát triển thông qua hoạt động dạy và học của GV và HS, cụ thể:

- Trong quá trình học, GV cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết – được cụ thể hóa trong từng ài, từng chương trong chu n kiến thức, kĩ

30

năng của từng môn học và cấp học. Từ đó năng lực GQVĐ của HS sẽ được hình thành và phát triển. Nhưng khi phát triển các thành phần nói tr n HS phải được thực hành, huy động tổng hợp các thành phần trong các tình huống thực tiễn.

- Việc trả lời các câu hỏi, bài tập, tình huống có nội dung thực tiễn (những câu hỏi/ bài tập có nội dung (những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tế cuộc sống) trong các hoạt động dạy học khác nhau như nghi n cứu xây dựng kiến thức mới; củng cố, vận dụng kiến thức; ôn tập; hoặc kiểm tra - ĐG. Trong đó chú ý những bài tập vận dụng kiến thức Vật lí vào sản xuất và đời sống, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Khi GV hướng dẫn HS GQVĐ cần lưu ý:

 Với các bài tập yêu cầu đưa ra phương án thực hiện (cách làm, thiết kế) để GQVĐ, có thể hướng dẫn HS theo các ước :

+ Tìm hiểu đầu bài, nắm vững dữ kiện và yêu cầu của bài tập

Đọc kĩ câu hỏi để hiểu rõ sự vật, hiện tượng hay sự kiện nêu trong bài tập có thể li n quan đến những lĩnh vực nào của Vật lí để từ đó có sự “khoanh vùng” hợp lí.

Cần chú ý đến các điều kiện cho trước để thu hẹp phạm vi ứng dụng các kiến thức Vật lí tương ứng. Nhìn chung việc nắm vững dữ kiện và yêu cầu của câu hỏi qui về việc phải trả lời được các câu hỏi như: Cần phải làm gì? Làm bằng cái gì?

+ Phân tích sự kiện và xây dựng các phương án thực hiện

Xuất phát từ những dữ kiện an đầu (sự kiện gì, các mục đích cuối cùng cần đạt được là gì), cần li n tưởng đến các quy tắc hay đ nh luật tương ứng, từ đó vạch ra một số phương án khả dĩ có thể thực hiện được. Nói chung, đích cuối cùng của ước này là trả lời được các vấn đề đặt ra của bài tập: có ao nhi u cách làm? làm như thế nào?

+ Lựa chọn phương án và xác lập câu trả lời

Trong ước này, cần căn cứ vào những phương án đã đưa ra để lựa chọn phương án khả thi nhất, phương pháp chủ yếu để lựa chọn là phân tích, so sánh dạng bài tập cần phải đặt ra và giải thích được là tại sao phải làm thế này? Làm như thế này có lợi gì? Khi lựa chọn phương án giải cũng phải tính đến yếu tố thực tế và có thể xem xét cả về khía cạnh đạo đức (tùy vào bài toán).

+ Kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của phương án lựa chọn

31

Bên cạnh việc dùng lí thuyết (kiến thức Vật lí) để kiểm tra thì một biện pháp khác để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của phương án đã lựa chọn là tiến hành thực nghiệm. Có thể tận dụng những thí nghiệm đơn giản có thể tự làm bằng những vật dụng thông thường (có sẵn trong gia đình). Tùy theo đầu bài có thể có phần nhận xét về kết quả (chẳng hạn có tính thực tế không); nếu thấy có liên quan tới những khía cạnh thái độ, giá tr , ... khác : như giá cả; sự an toàn, đạo đức xã hội; ... mà cần nhận xét thì cũng có thể nêu nhận xét).

 Khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, cần:

Chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng trong học tập Vật lí như quan sát, dự đoán, xây dựng phương án, tiến hành thí nghiệm ; giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên.

Tạo cho HS những cơ hội để liên hệ, vận dụng phối hợp những kiến thức, kĩ năng của từng lĩnh vực Vật lí, và phối hợp với những kiến thức, kĩ năng thuộc các lĩnh vực khác như Tiếng Việt, Toán, Kĩ thuật,… vào giải quyết những vấn đề thực tế trong cuộc sống (ở mức độ phù hợp với khả năng của HS), qua đó phát triển các kĩ năng thực hành giải quyết các vấn đề của HS.

Ví dụ: Phát triển năng lực GQVĐ qua tổ chức dạy học GQVĐ

Thiết kế bài học thành một chuỗi tình huống có vấn đề liên tiếp, được sắp đặt theo trình tự hợp lí của sự phát triển vấn đề cần nghiên cứu, nhằm đưa HS tiến dần từ chỗ chưa iết đến biết, từ biết không đầy đủ đến đầy đủ và nâng cao dần năng lực GQVĐ của HS.

Quy trình tổ chức tình huống có vấn đề trong lớp có thể gồm các giai đoạn chính :

- GV mô tả một hoàn cảnh cụ thể mà HS có thể cảm nhận được bằng kinh nghiệm thực tế.

- GV yêu cầu HS mô tả lại hoàn cảnh bằng lời lẽ của mình (theo ngôn ngữ Vật lí).

- GV yêu cầu HS dự đoán sơ ộ hiện tượng xảy ra trong hoàn cảnh mô tả hoặc giải thích hiện tượng quan sát được dựa trên những kiến thức và phương pháp đã có từ trước (giải quyết sơ ộ vấn đề).

32

- GV giúp HS phát hiện chỗ không đầy đủ của họ trong kiến thức, trong cách GQVĐ và đề xuất nhiệm vụ mới cần giải quyết (dưới dạng câu hỏi, nêu rõ những điều kiện đã cho và y u cầu cần đạt được).

Ví dụ: Phát triển năng lực GQVĐ qua dạy học bằng phương pháp thực nghiệm Dạy học theo phương pháp thực nghiệm được tiến hành theo trình tự các ước sau: Nêu các sự kiện mở đầu  Làm bộc lộ quan niệm có sẵn của HS  Xây dựng mô hình - giả thuyết  Suy luận các hệ quả lôgic  Đề xuất các phương án thí nghiệm kiểm tra hệ quả lôgic  Tiến hành thí nghiệm kiểm tra  Phát biểu kết quả

 Dùng mô hình - giả thuyết giải thích, ứng dụng thực tế và luyện tập.

Trong tiến trình trên, việc sử dụng các câu hỏi/ bài tập thực tế một cách hợp lí cả về thời điểm đưa ra câu hỏi lẫn mức độ của câu hỏi sẽ có tác dụng rất lớn đến các hoạt động nhận thức của HS, giúp phát triển năng lực GQVĐ của HS.

Như vậy qua việc HS được tham gia GQVĐ trong dạy học Vật lí (nhận thức vấn đề; chuyển thành dạng có thể khám phá, giải quyết (bài toán Vật lí); lập kế hoạch;

thực hiện GQVĐ (thu thập, trình bày thông tin, xử lí thông tin để rút ra kết luận); ĐG lại việc giải quyết đã thực hiện; giải pháp khắc phục, cải tiến thì năng lực GQVĐ của HS phát triển.

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học chương “các định luật bảo toàn” vật lí 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)