II. LẬP QUY HOẠCH XÃ NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2020
2. QUY HOẠCH XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN TRONG PHẠM VI TOÀN XÃ (QUY HOẠCH CHUNG)
2.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
2.2.1. Quy hoạch hệ thống giao thông.
♦. Các tiêu chuẩn áp dụng:
- Đường tỉnh lộ, đường từ huyện đến xã, đường liên xã, phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường ô tô cấp IV. Đường từ xã xuống thôn phải đạt tiêu chuẩn cấp VI được quy định trong TCVN 4054- 2005:
- Đường cấp IV:
+ Tốc độ thiết kế: 60 km/h.
+ Chiều rộng phần xe chạy giành cho xe cơ giới: ≥ 7,0m
+ Chiều rộng lề và lề gia cố: ≥ 1m
+ Chiều rộng mặt cắt ngang đường: ≥ 9m.
- Đường cấp VI:
+ Tốc độ thiết kế: 30km/h
+ Chiều rộng phần xe chạy giành cho xe cơ giới: ≥ 3,5m/ làn xe.
+Chiều rộng lề và lề gia cố: ≥ 1,5m
+Chiều rộng mặt cắt ngang đường: ≥ 6,5m.
- Đường nội thôn, đường trục chính nội đồng: Phải phù hợp với đường loại A, đường loại B theo quy định trong tiêu chuẩn 22 TCN 210: 1992. Chiều rộng mặt đường≥ 3,0m, bố trí phù hợp với hệ thống kênh mương, thuỷ lợi.
- Kết cấu mặt đường:
+ Đường, tỉnh, huyện, liên xã: Kết cấu mặt đường đá dăm láng nhựa.
+ Đường trục xã, liên thôn: Kết cấu mặt đường bê tông xi măng.
+ Đường nội thôn, đường trục chính nội đồng: Kết cắu mặt đường bê tông, đá dăm, hoặc lát gạch, cát sỏi trộn xi măng.
a. Hệ thống giao thông xã.
a.1. Nguyên tắc chung:
Hệ thống giao thông được quy hoạch trên cơ sở phát huy tối đa hệ thống các trục đường hiện có, được bố trí đảm bảo sử dụng thuận tiện giữa trung tâm xã với các điểm
dân cư; Gắn kết với các công trình công cộng, khu di tích lịch sử, các công trình đầu mối đóng trên địa bàn, hợp lý với các đường liên xã.
a.2. Tiêu chuẩn đường giao thông áp dụng trên địa bàn toàn xã.
- Đường huyện, trục xã, liên xã (mặt cắt 2- 2).
+ Chiều rộng mặt cắt ngang đường (chỉ giới đường đỏ): 11,5m.
+ Chiều rộng mặt (phần xe chạy): 5,5m.
+ Chiều rộng lề (vỉa vè): 2x3m
- Đường trục thôn, liên thôn ( mặt cắt 3- 3): Đường loại A.
+ Chiều rộng mặt cắt ngang đường (Chỉ giới đường đỏ): 5,5m.
+ Chiều rộng lòng đường: 3,5m.
+ Chiều rộng lề đường: 2x1m.
- Đường nội thôn, đường trục chính nội đồng (mặt cắt 4- 4): Đường loại B.
+ Chiều rộng mặt cắt ngang đường (chỉ giới đường đỏ): 4m
+ Chiều rộng lòng đường: 3m.
+ Chiều rộng lề đường: 2x0,5m.
a.3. Kết cấu áo đường.
- Đường cấp IV, cấp VI, mặt cắt 1- 1, 2- 2 với kết cấu áo đường mềm gồm những loại nguyên liệu sau:
+ Lớp mặt đường: Đá răm thấm nhập nhựa dày 12cm.
+ Lớp nền đường ( Lớp móng): Cấp phố đá răm dày 20cm.
+ Đường loại A, B, kết cấu đường cứng gồm các loại vật liệu sau:
- Lớp mặt đường: Bê tông xi măng mắc 200 dày 15cm.
- Lớp nèn đường: Cát đệm dày 7- 10cm.
c. Định hướng phát triển giao thông xã đến năm 2020. ( Xem bảng 27) a. Tuyến đường trục đường trục xã, liên xã.
- Tổng số km hiện có là: 7,9km.
+ Số km mở rộng là: 6,3km b. Tuyến đường trục thôn, xóm:
- Tổng số km hiện có là: 14,96km.
+ Tổng số km cần mở rộng và nâng cấp là : 14,96km + Số km mở mới là : 1,92km
c. Tuyến đường ngõ xóm :
- Tổng số km hiện có : 6,89km
+ Tổng số km cần mở rộng và nâng cấp : 6,49km d. Tổng số km giao thông nội đồng:
- Tổng số km hiện có là: 13,07km.
+ Số km cần mở rộng và đầu tư nâng cấp là : 13,07km 2.2.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật.
a. Quy hoạch san nền.
+ Quy hoạch san đắp nền phải tận dụng địa hình tự nhiên, hạn chế khối lượng đất san lấp, đào đắp, bảo vệ cây xanh, lớp đất màu.
+ Chỉ tiến hành san đắp nền khi đã xác định vị trí quy hoạch xây dựng công trình và có quy hoạch thoát nước mưa.
- Định hướng cos san nền:
+ Cos san nền các khu quy hoạch xây dựng khu trung tâm xã; khu công nghiệp, TTCN, làng nghề; khu ở xóm, làng cần cải tạo nâng dần cao độ nền ≥+ 4,2m.
+ Các tuyến kênh tưới cos đáy kênh thiết kế cần căn cứ vào cos mặt ruộng trong khu vực để thiết kế cho phù hợp.
+ Đường trục chính nội đồng, đường bờ vùng, bờ thửa cos thiết kế cao cos với mặt ruộng không quá 1m, để đảm bảo vận chuyển dễ dàng.
+ Khu vực dân cư khi xây dựng mới: + 4,5m.
+ Vật liệu san nền ưu tiên sử dụng vật liệu của địa phương như: Đất, cát vv…
b. Quy hoạch thoát nước mưa.
- Hướng thoát nước mặt của xã theo các trục tiêu chính là kênh mương nông nghiệp và thoát ra sông là Sông Hưng Long .
- Hướng thoát nước cho công trình xây dựng: Hướng về khu vực rãnh thoát nước của đường giao thông, đổ ra hệ thống thoát nước chung của xã.
- Hệ thống thoát nước mưa gồm: Sông Hưng Long các kênh, mương thủy lợi, rãnh thoát nước 2 bên đường giao thông.
- Cải tạo năng cấp hệ thống thoát nước để phòng chống bảo lụt. Cải tạo nâng cấp kè đê sông.
2.2.2. Quy hoạch hệ thống thủy lợi.(Xem bảng 28) a. Hệ thống công trình thuỷ lợi: Cầu cống
- Số cầu, cống hiện có trên địa bàn xã là: 67.cái, trong đó:
+ Số cầu cống cần nâng cấp: 44 cái.
b. Hệ thống kênh mương:
Tổng số kênh mương hiện có 22,0km, trong đó:
+ Số km kênh mương cần nâng cấp đầu tư là 15,6km.
2.2.3. Quy hoạch hệ thống cấp nước.
a. Tiêu chuẩn cấp nước.
- Nước cấp cho sinh hoạt = 100 lít/người/ngày.
- Nước cấp cho dịch vụ công cộng = 5% Lượng nước dùng cho sinh hoạt.
- Nước dùng cho chăn nuôi = 25% lượng nước dùng cho sinh hoạt.
- Nước cấp cho sản xuất, TTCN = 15% Lượng nước dùng cho sinh hoạt. b. Nhu cầu cấp nước. (Xem bảng 29 )
- Nước cấp trong phạm vi toàn xã gồm: Nước dùng trong sinh hoạt, ăn uống cho người dân, nước dùng cho các công trình phục vụ công cộng trường học y tế, nhà văn hóa, trụ sở các cơ quan; Nước dùng cho trang trại chăn nuôi, gia súc, gia cầm; Nước dùng cho các trang trại chăn nuôi, gia súc, gia cầm; Nước dùng cho các cơ sở sản xuất chế biến nông sản và các công nghiệp khác.
- Tính toán lưu lượng:
Lưu lượng tính toán đối với khu dân cư tính theo tiêu chuẩn sử dụng, đối với các công trình côngcộng tính theo tiêu chuẩn quy phạm.
c. Giải pháp cấp nước.
- Lựa chọn phương án cấp nước:
- Nguồn nước sạch: Từ Nhà máy nước của Thị Trấn Huyện Nga Sơn cho các hộ nhân dân trong toàn xã.
- Chất lượng nước:
Phải đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế. Đối với nguồn nước dưới đất phải tuân thủ quy định về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất ban hành kèm theo Quyết định só 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008.
- Bảo vệ vệ sinh nguồn nước:
Trong khu đất có bán kính 20m tính từ giếng, không được xây dựng công trình nhiễm bẩn nguồn nước. Giếng nước dùng cho các họ gia đình phải cách xa nhà xí, nơi chăn nuôi. Đối với các giếng nước công cộng, phải chọn nơi có nguồn nước tốt, xây thành giếng cao và lát xung quanh.
d. Hình thức cấp nước.
- Đối với các hộ dân phân bố không tập trung: Cấp nước theo hình thức phân tán, sử dụng các giếng khoan đường kính nhỏ có công trình lọc nước gia đình đúng quy định.
- Đối với các cụm dân cư tập trung: Cấp nước theo hình thức tập trung với công trình sử lý nước hoàn chỉnh là nhà máy nước lắp đặt đường ống theo các tuyến giao thông và tới từng hộ dân.
h. Mạng lưới đường ống.
- Thiết kế cấu tạo mạng lưới cấp nước dạng vòng từ các ống chính θ110÷ θ300 của xã đấu nối các ống có đường kính θ32÷90 vào các xóm.
- Sử dụng ống nhựa uPVC đối với đường kính ống θ63÷ θ110 và ống HDPE với đường kính ống θ32÷ θ50 độ sâu mặt ống tối thiểu 0,7m.
- Áp dụng nước tối thiểu phải đảm bảo cáp cho nhà 3 tầng tại điểm bất lợi nhất là Hmin= 16m, các công trình cao trên 3 tầng cần có máy bơm nước cục bộ để đảm bảo áp lực.
2.2.4. Quy hoạch hệ thống cấp điện.
Quy hoạch hệ thống điện nông thôn phải chặt chẽ với quy hoạch giao thông và kiến trúc, không để đường dây đi qua những nơi chứa chất dễ nổ, dễ cháy.
a. Yêu cầu hệ thống cấp điện phải đảm bảo:
- Yêu cầu về phụ tải điện:
+ Nhu cầu điện phục vụ sinh hoạt điểm dân cư cần đảm bảo đạt tối thiểu 50% chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt của đô thị loại V.
+ Nhu cầu điện cho công trình công cộng trong các điểm dân cư (trung tâm xã) phải đảm bảo >15% nhu cầu điện sinh hoạt của xã.
+ Nhu cầu điện phục vụ sản xuất phải dựa vào yêu cầu cụ thể của từng cơ sở sản xuất.
- Hệ thống chiếu sáng đường cho các điểm dân cư: Khu vực trung tâm xã phải đạt chỉ tiêu tối thiểu cấp D và tỷ lệ đường được chiếu sáng lớn hơn 50%.
- Trạm điện hạ thế phải đặt ở trung tâm của phụ tải điện, hoặc ở gần phụ tải điện lớn nhất, vị trí thuận tiện cho việc đặt đường dây, ít cắt đường giao thông không gây trở ngại, nguy hiểm cho sản xuất, sinh hoạt.
+ Mạng lưới điện trung và hạ thế cần tránh vượt qua ao, đầm lầy, các khu vực sản xuất công nghiệp.
+ Trạm điện hạ thế và lưới điện trung, cao áp trong khu vực điểm dân cư phải đảm bẩo hành lang và khoảng cách ly bảo vệ theo quy định của ngành điện.
b. Chỉ tiêu cấp điện:
- Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt:
+ Điện năng: 200Kh/người/năm.
+ Phụ tải: 300/người.
- Chỉ tiêu cấp điện cho công trình công cộng: 15% nhu cầu điện sinh hoạt của xã.
b. Dự báo nhu cầu dùng điện cho sinh hoạt của xã Nga Hưng đến năm 2020.
( Xem bảng 30)
- Quy mô dân số đến năm 2020 là 3799khẩu.
- Tiêu chuẩn cấp điện: 300w/người.
- Công suất tính toán điện sinh hoạt:
Sshtt = 300x 3799 khẩu = 1139,7kwh.
- Hệ thống công suất trung bình lấy 0,85 + Công suất tính toán cho phần sinh hoạt:
Sshtt =1139,7/0,85=968,7kwh
+ Điện năng cung cấp cho các nhu cầu khác như: Tưới tiêu, chiếu sáng, tiểu thủ công nghiệp tạm tính bằng 40% điện sinh hoạt:
Skháctt =986,7 x 0,4= 394,7kw.
- Tống công suất cần thiết là:
S=986,7 + 394,7 = 1.381,4kw.
c. Quy hoạch hệ thống điện.
Hệ thống điện nông thôn của xã hiện tại đã đáp ứng được 100% nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân. Trong đó có 5 trạm công xuất 180 KW được phân bổ trong 8 xóm, số đường dây hạ thế của xã là 8 km. Trong kỳ quy hoạch mở mới thêm các tuyến đường dây ở khu dân cư và các trang trại là: 3 km.
2.2.5. Quy hoạch thoát nước thải và quản lý chất thải rắn.
a. Quy hoạch thoát nước.
- Yêu cầu và tiêu chuẩn áp dụng.
+ Các điểm dân cư phải có hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trưòng, hợp vệ sinh. Sử dụng bể xí tự hoại hố xí hai ngăn
hợp vệ sinh. Xây dựng hệ thống cống, mương có tấm đan, hoặc mương hở để thoát nước chung.
+ Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt phải phù hợp với quy định trên Tận dụng ao, sông, kênh thủy lợi để thoát nước và làm sạch nước thải tự nhiên. Cho phép sử dụng hệ thống nước mưa để thoát nước thải sử lý.
+ Phải có hệ thống thu gom nước và sử lý nước thải của cụm công nghiệp, TTCN, làng nghề trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung. Nước thải làng nghề phải sử lý đạt tiêu chuẩn loại B theo tiêu chuẩn TCVN 5945:2005- Nước thải công nghiệp.
ong QCVN 14: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
+ Hệ thống thoát nước tối thiểu phải thu gom 80% lưọng nước cấp để sử lý.
- Giải pháp thoát nước thải.
- Hướng dẫn các hộ gia đình xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống thoát nước thải chung của thôn xóm.
+ Các cụm dân cư tập trung phải có hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, hợp vệ sinh. Xây hệ thống mương nắp đan thu nước sau đó dẫn ra các kênh tiêu và đổ ra kênh thoát.
+ Đối với các khu dân cư sống phân tán trong các làng xóm, sống kiểu nhà vườn tập trung trước mắt vẫn sử dụng phương pháp thẩm thấu có biện pháp xử lý triệt để hoặc xử dụng nhà xí thấm dội nước 2 ngăn để đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
+ Mương rãnh dẫn nước thải thường được thiết kế chạy theo đường giao thông, kết hợp cả tiêu thoát nước thải và tiêu thoát nước mưa.
- Vận động nhân dân 100% số hộ gia đình xây dựng nhà vệ sinh có bể tự hoại 3 ngăn hoặc hố xí 2 ngăn và có đường ống dẫn nước thôn riêng. Tăng cường công tác tuyên truyền vạn động nhằm tạo cho người dân có ý thức cao về bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Hình thức chăn nuôi ở xã đều chăn nuôi trong hộ gia đình, vì vậy chăn nuôi phát triển quy mô lớn sẽ gặp nguy cơ gay ô nhiễm môi trường cao. Xây dựng các hầm khí sinh học Bioga là một giải pháp vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa cho nông dân nguồn khí sạch để đun nấu trong hộ gia đình.
b.Quản lý chất thải rắn.
- Biện pháp quy hoạch:
+ Phải sử dụng các hình thức tổ hợp vườn, ao, chuồng, thùng rác hầm chứa rác, hố chứa rác tự phân hủy, hố ủ phân trát bùn tại các hộ gia đình để sử lý chất thải rắn từ sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi.
+ Mỗi xóm phải bố trí từ 1 đến 3 điểm tập kết tạm thời và trang bị từ 2 đến 3 xe đẩy để thu gom và vận chuyển chất thải rắn đến điểm tập kết tạm thời. Hình thành các tổ hợp tác xã, hộ kinh doanh hoặc các hình thức khác để thu gom rác thải rắn vô cơ từ các
Quy hoạch bãi rác, xử lý chất thải.
Sử dụng các hình thức tổ hợp vườn, ao chuồng, thùng rác, hầm chứa rác, hố chứa rác tự phân huỷ, hố ủ chât thải tạo nguồn phân bón sản xuất nông nghiệp. Phối hợp với công ty Môi trường thu gom chất thải chuyển tới khu bãi rác của huyện đảm bảo vệ sinh môi trường.
+ Các khu bãi rác được quy hoạch này cần xây dựng tường bao quanh bãi rác cao trên 2,0m, bố trí trồng cây xanh bên trong và bên ngoài tường ít nhất là 3 hàng. Bãi chôn lấp chất thải rắn phải theo yêu cầu các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành.
-Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT- BXD ngày18/01/2001: Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.
- QCXDVN01: 2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: Quy hoạch xây dựng.
- TCVN: Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, yêu cầu chung bảo vệ môi trường.
- TCXDVN 261:2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn, tiêu chuẩn thiết kế.
c. Quy hoạch nghĩa địa.( Xem bảng 31)
- Hiện tại nghĩa địa của xã có diện tích 4,94ha với 2 cái nghĩa địa hiện đang đáp ứng được nhu cầu ma táng trong xã
Để đạt tiêu chí nông thôn mới, cần mở rộng diện tích quy hoạch nghĩa trang tập trung thuộc thôn Thanh Lan Đồng Công thôn 4, với tổng diện tích là:17.288m2,
- Khu hung táng, thôn 1 - Xứ đồng Thanh Lan Đồng Hà, với diện tích là:
13.220m2
- Nghĩa trang được xây dựng theo mẫu chung phù hợp với tập quán và tâm linh của nông thôn. Tập trung xa khu dân cư, không ảnh hưởng đến nguồn nước, thuận tiện giao thông, cách xa khu dân cư. Trong nghĩa trang trồng cây xanh có đường đi, mộ xây có đường lối, có bộ phận quản lý.
2.2.7. Đánh giá tác động môi trường.
a. Các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm chính.
- Nước thải trong các khu dân cư chưa qua hệ thống xử lý thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung.
- Nước thải trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề chưa qua hệ thống xử lý thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung.
- Tập quán chăn nuôi trong khu dân cư, khu chăn nuôi tập trung chưa có biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể Bioga.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn chất thải rác thải thu gom chưa triệt để.
b. Các giải pháp khắc phục.
- Về nguồn thải bao gồm nước thải, chất thải phải được thu gom triệt để, xử lý đúng theo quy trình của Nhà nước trước khi thải ra môi trường.
- Các cơ sở sản xuất chế biến trong cụm công nghiệp, làng nghề phải được xử lý đưa vào trạm xử lý chung theo quy chuẩn trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.
- Chăn nuôi nhỏ lẻ trong các khu dân cư dần được chuyển thành các khu dân cư tập trung ngoài khu dân cư để thuận lợi cho thu gom và xử lý nguồn thải khi thải ra môi trường. Xây dựng bể Bioga để sử lý chất thải chăn nuôi.
- Cần có nhiều chương trình hội nghị đầu bờ..., để hướng dẫn cho người dân hiểu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng danh mục được phép sử dụng và theo quy định hiện hành của Nhà nước.