CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm giúp cho nội dung nghiên cứu phong phú, để đạt đƣợc hiệu quả trong bài báo cáo, tác giả đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Thu thập dữ liệu thứ cấp; Phương pháp so sánh và thay thế liên hoàn để phân tích và xử lý số liệu; Sử dụng bảng biểu đồ thị để trình bày kết quả phân tích…
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận văn chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp bao gồm: hệ thống lý thuyết các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích hiệu quả kinh doanh và những dữ liệu thực tế ở đơn vị.
Để tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa phân tích, phương pháp phân tích, nội dung phân tích, ý nghĩa và phương pháp tính toán các chỉ tiêu tài chính, tác giả đã tham khảo các cuốn giáo trình, xuất bản khoa học, tài liệu học tập, slide, bài giảng. Bên cạnh đó, tác giả còn tham khảo các công trình nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học, các bài báo cáo hay luận văn của các học viên khóa trước trong trường hoặc ở các trường khác để kế thừa và phát huy những giá trị mà các công trình nghiên cứu đi trước đã đạt được, hoàn thiện những hạn chế, giúp cho luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
26
Những dữ liệu về lịch sử hình thành và phát triển, mục tiêu phát triển, tầm nhìn sứ mệnh, cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phương Việt, tác giả thu thập từ website của công ty: http://phuongvietgroup.com và tài liệu tự giới thiệu công ty đến khách hàng và đối tác.
Số liệu để phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty tác giả lấy từ báo cáo tài chính thường niên, định kỳ, hệ thống báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phương Việt trong khoảng thời gian năm 2013 đến năm 2015.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng dữ liệu sơ cấp bao gồm các dữ liệu mà tác giả thu thập đƣợc từ cán bộ làm trong công ty liên quan đến những tồn tại hiện có ở công ty, đến những giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới. Để có đƣợc những dữ liệu này, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn: Tác giả tiến hành phỏng vấn Ông Đặng Việt Phương – Giám đốc công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phương Việt và Bà Bùi Thị Thu Hương – Kế toán trưởng Công ty. Nội dung phỏng vấn: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty và định hướng phát triển trong thời gian tới. Thời gian khoảng 30 phút vào cuối giờ làm việc buổi chiều.
2.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu tác giả tiến hành xây dựng nội dung phân tích theo các nhóm chỉ tiêu: hiệu quả sử dụng vốn lưu động, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng tài sản cố định, hiệu quả kinh doanh tổng quát. Từ các báo cáo tài chính, tác giả tập hợp số liệu theo các chỉ tiêu, sử dụng bảng excel để tính ra số tương đối, số lượng, cơ cấu... Từ đó đưa ra các đánh giá chung và phân tích.
Phương pháp so sánh
Là phương pháp lâu đời nhất và được áp dụng rộng rãi nhất. So sánh trong phân tích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc lƣợng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau.
Phương pháp so sánh có nhiều dạng:
- So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hay kế hoạch.
27
- So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm;
- So sánh số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật - kinh tế trung bình - So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với số liệu của doanh nghiệp tương đương hoặc đối thủ cạnh tranh.
- So sánh các thông số kỹ thuật - kinh tế của các phương án kinh tế khác.
Điều kiện so sánh phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu, đảm bảo thông nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu, thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu về số lƣợng, thời gian, giá trị.
Khi so sánh mức đạt đƣợc trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau ngoài các điều kiện trên đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác như cùng phương hướng kinh doanh và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
Trong phân tích có thể so sánh: Số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân.
Số tuyệt đối là số tập hợp trực tiếp từ các yếu tố cấu thành hiện tƣợng kinh tế đƣợc phản ánh, nhƣ: tổng giá trị sản xuất, tổng chi phí kinh doanh, tổng lợi nhuận… Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy đƣợc khối lƣợng quy mô của hiện tƣợng kinh tế. Các số tuyệt đối đƣợc so sánh phải có cùng một nội phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường.
Số tương đối là số biểu thị dưới dạng phần trăm số tỉ lệ hoặc hệ số. Số tương đối đánh giá đƣợc sự thay đổi kết cấu các hiện tƣợng kinh tế, đặc biệt cho phếp liên kết các chỉ tiêu không tương đương để phân tích. Tuy nhiên, số tương đối không phản ánh đƣợc chất lƣợng bên trong cũng nhƣ qui mô của hiện tƣợng kinh tế.
Số bình quân là số phản ánh mặt chung nhất của hiện tƣợng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tƣợng kinh tế. Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối (năng suất lao động bình quân, vốn lưu động bình quân..), cũng có thể biểu thị dưới dạng số tương đối (hệ số phí bình
28
quân, hệ số doanh lợi…). Sử dụng số bình quân cho phép nhận định tổng quát về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật.
2.2.3. Phương pháp trình bày kết quả phân tích
Tác giả trình bày kết quả phân tích dưới dạng văn viết, dưới dạng bảng biểu, dưới dạng biểu đồ và dưới dạng đồ thị.
Với phần hệ thống lý thuyết và những số liệu ít, đơn giản, rõ ràng thì tác giả sẽ trình bày dưới dạng văn viết. Với hình thức này, người đọc được tiếp cận nhanh chóng, trực tiếp với số liệu và thông tin đem lại một cách đơn giản nhất.
Các kết quả kinh doanh và chỉ tiêu tài chính đã đƣợc tính toán của Công ty đƣợc tác giả trình bày thông qua hệ thống bảng biểu để dễ theo dõi, so sánh qua các năm, thấy đƣợc sự thay đổi về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giữa các năm.
Ví dụ:
Bảng 2.1: Ví dụ cách trình bày kết quả phân tích theo dạng bảng số liệu
Chỉ tiêu Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Chênh lệch năm 2014 so với 2013
Chênh lệch năm 2015 so với 2014
Số tuyệt đối
Số tương
đối
Số tuyệt đối
Số tương
đối Lợi nhuận
Tài sản ROA
…
Khi thể hiện mối tương quan giữa các số liệu thì tác giả sử dụng hình thức trình bày số liệu dưới dạng hình. Hình thức trình bày này sẽ giúp người đọc tiếp cận được các số liệu khác nhau trong cùng một mối tương quan so sánh, từ đó rút ra đƣợc kết luận nhanh, rõ ràng hơn.
29
2.2.4. Một số khó khăn khi triển khai nghiên cứu
- Phân tích và đánh giá HQKD của Công ty chủ yếu dựa vào tài liệu thứ cấp - Thời gian thực hiện nghiên cứu ngắn và hạn chế về chuyên môn nên không thể tiến hành điều tra, thu thập tài liệu và thông tin từ toàn bộ đối tƣợng nghiên
cứu, do đó khó có thể tránh đƣợc những thiếu sót trong quá trình phân tích
30