Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Phương Việt

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và phát triển phương việt (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Phương Việt

3.5.1. Kết quả đạt được

Quan phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Phương Việt giai đoạn 2013-2015, có thể thấy quy mô mở rộng sản xuất và thị phần của Công ty tăng lên. Doanh thu năm 2015 tăng tới hơn 300% so với 2 năm trước đó. Đây là một nỗ lực đáng khen ngợi khi tình hình kinh doanh giai đoạn này có nhiều khó khăn.

Lợi nhuận của Công ty tăng lên. Công ty đã cố gắng vƣợt qua năm 2014 đầy khó khăn để đƣa lợi nhuận từ mức âm quay về mức có lãi. Năm 2015, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 175 triệu đồng.

Công ty đã có chuyển biến trong chính sách bán hàng khi không còn tập trung vào bán hàng trực tiếp, tham gia toàn bộ quá trình phân phối hàng hóa bán lẻ (từ tƣ vấn, thiết kế đến thi công và bảo trì). Thay vào đó, công ty tập trung vào bán buôn, mở rộng hệ thống đại lý, chia sẻ cả lợi ích lẫn rủi ro với các đối tác.

Nhờ đó, doanh thu của Công ty có sự tăng lên đáng kể.

Ngoài ra, Công ty còn chú trọng vào khâu tuyển dụng lao động, lựa chọn được người phù hợp nhất với vị trí công việc. Vì thế, Công ty tạo ra được sự gia tăng quy mô hoạt động (tổng doanh thu, cũng nhƣ tổng tài sản) đáng kể, dù số lƣợng lao động tăng lên không nhiều.

3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những ƣu điểm kể trên thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013-2015 còn nhiều tồn tại cần khắc phục:

Thứ nhất, đội ngũ lãnh đạo chƣa nhanh nhạy trong việc thay đổi chiến lƣợc kinh doanh từ bán hàng trực tiếp sang bán hàng đại lý. Giai đoạn năm 2012 đến năm 2014, Chính phủ thắt chặt việc cấp phép và quản lý các dự án bất động sản lớn, làm giảm đáng kể thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Các dự án lớn mà công ty giành đƣợc không nhiều nhƣng lại tạo ra giá trị rất lớn, chiếm

56

tỷ trọng cao trong kết quả kinh doanh của Công ty. Trong tình hình đó, công ty vẫn tập trung vào bán hàng trực tiếp nên chỉ có đƣợc những hợp đồng nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ nhu cầu của các hộ gia đình. Vì vậy, doanh thu năm 2014 sụt giảm đáng kể so với năm 2013.

Nguyên nhân là do công ty chƣa chú trọng đầu tƣ vào Marketing, bán hàng để thúc đẩy tăng doanh thu. Công ty chƣa có chiến lƣợc cụ thể và xuyên suốt, chua quan tâm đến vấn đề làm thương hiệu để tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do đó doanh thu bán hàng cũng như lợi nhuận của công ty thấp, chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng của công ty.

Thứ hai, Công ty chƣa kiểm soát tốt chi phí. Khi doanh thu giảm năm 2014, công ty vẫn để các khoản chi phí (đặc biệt là chi phí quản lý kinh doanh) tăng lên, làm cho kết quả kinh doanh thu lỗ. Năm 2015, doanh thu tăng lên đáng kể, nhƣng tốc độ tăng của chi phí cũng không hề nhỏ, nên dù công ty đã có lãi trở lại, nhưng giá trị lợi nhuận còn thấp, chưa tương xứng với quy mô doanh thu.

Nguyên nhân là do công ty chƣa có ý thức tiết kiệm chi phí trong mọi hoạt động của quá trình kinh doanh từ khâu nhập hàng hóa, marketing cho đến bán hàng và hậu mãi.

Thứ ba, Công ty chưa sử dụng tốt vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động thấp (nhỏ hơn 1). Kỳ luân chuyển vốn lưu động kéo dài. Năm 2014, Klđ tăng tới 344 ngày tương đương 78,36% so với năm 2013. Năm 2015, Klđ đã giảm 364 ngày xuống còn 419 ngày. Nhƣng đây vẫn là mức khá cao so với 1 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Nguyên nhân là do công ty đầu tƣ quá nhiều vào tài sản ngắn hạn. Lƣợng dữ trữ hàng tồn kho lớn so với doanh thu đƣợc tạo ra.

Thứ tƣ, Cơ cấu nguồn vốn của Công ty không ổn định. Năm 2013, Công ty vẫn dùng phần lớn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, khi vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 80% tổng nguồn vốn. Năm 2014, tỷ lệ này giảm còn 50%. Đến năm 2015 chỉ còn 20%. Sự thay đổi nhanh chóng trong cơ cấu nguồn

57

vốn là nguy cơ tạo nên những bất ổn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Khi công ty sử dụng nhiều nợ phải trả hơn để tài trợ cho tài sản, sẽ tạo nên áp lực trả nợ rất lớn, nhất là khi công ty sử dụng các khoản vay tài chính ngắn hạn có giá trị lớn. Hầu hết nguồn lực của công ty sẽ phải tập trung để giải quyết gánh nặng chi phí tài chính thay vì dồn toàn bộ vào mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nguyên nhân là do trình độ quản trị đặc biệt là quản trị tài chính của đội ngũ lãnh đạo còn yếu. Công ty chƣa có một kế hoạch dài hơi phù hợp với kế hoạch kinh doanh của mình.

Như vậy, trong chương 3 chúng ta có thể có được một cái nhìn toàn cảnh về tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phương Việt giai đoạn 2013-2015 qua việc phân tích các chỉ tiêu HQKD của Công ty. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Công ty chƣa hiệu quả. Bên cạnh đó thấy đƣợc những tồn tại, nguyên nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ đó, làm tiền đề cho việc đề xuất định hướng cũng như những giải pháp khắc phục tình trạng này ở chương 4.

58

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và phát triển phương việt (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)