ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu NHÓM 1 dtm CHUNG cư (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1.1.1. Địa lý

Khu chung cư cao tầng Phú Thạnh thuộc Quận Tân Phú, Tp.HCM – là một Quận mới được thành lập vào năm 2003. Về địa giới hành chính, phía Đông của Quận Tân Phú giáp Quận Tân Bình, phía Tây giáp Quận Bình Tân, phía Nam giáp các Quận 6 và Quận 11, phía Bắc giáp Quận 12.

2.1.1.2. Địa hình

Theo bản đồ địa hình hiện trạng tỷ lệ 1/500 , Khu căn hộ Phú Thạnh có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ hiện hữu +5.0m so với mực nước biển (lấy theo cao độ Hòn Dấu Hải Phòng), độ cao phù hợp với quy hoạch cao độ đường Nguyễn Sơn, dao động từ 4,6m -5,2m.Giải pháp cao độ mặt bằng toàn khu sẽ có độ dốc từ đường Thoại Ngọc Hầu về đường Nguyễn Sơn, thuận lợi cho việc tiêu thoát nước vào mùa mưa.

Nhìn chung, điều kiện địa hình khu vực rất thuận lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như thoát nước vào mùa mưa. Khu dự án với điều kiện địa hình phù hợp với quy hoạch cao độ của đường Nguyễn Sơn nên thuận tiện cho việc san lấp mặt bằng.ng những khu vực Rạch Ke, rạch Ngọn Cau, đh chủ yếu là đất trồng lúa, còn lại l 2.1.1.2. Địa chất

Các lớp đất trong khu vực khảo sát tính từ mặt nền hiện hữu bao gồm:

– Lớp 1 : lớp san lấp, có bề dày 0.9m

– Lớp 2 : lớp sét pha màu nâu đỏ xám xanh dẻo mềm, có bề dày trung bình 2m – Lớp 3a : lớp sét pha lẫn sạn sỏi Laterite màu nâu đỏ vàng cứng, có bề dày trung

bình từ 1.5-4m

– Lớp 3b : lớp sét, sét pha màu nâu đỏ xám xanh nửa cứng đến cứng, có bề dày trung bình từ 5.3-12m

– Lớp 4a : lớp cát pha màu hồng dẻo, có bề dày từ 4.7 – 27.5m – Lớp 4b : lớp cát trung lẫn sét màu hồng, có bề dày từ 4 – 21.5m – Lớp 4c : lớp cát pha màu hồng dẻo : có bề dày từ 4 -16.1m – Lớp 4d : lớp sét pha màu xanh nhạt, dẻo, cứng

– Lớp 5 : lớp sét màu nâu đỏ, vàng cứng, có bề dày trung bình 10m – Lớp 6 : lớp cát pha màu vàng, nâu dẻo

(Nguồn: Dự án đầu tư Khu căn hộ cao tầng Phú Thạnh, 5/2013 )

Nhìn chung, khu vực Dự án có địa chất tương đối tốt nên sử dụng phương án cọc khoan nhồi là thích hợp nhất.

Tuỳ thuộc tải trọng cụ thể của từng công trình có thể chọn giải pháp móng cho hợp lý để đảm bảo độ ổn định của công trình.

2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thuỷ văn

Theo số liệu quan trắc tại trạm khí tượng Tân Sơn Nhất trong những năm gần được tóm tắt như sau :

2.1.2.1. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm vào trong khí quyển. Nhiệt độ không khí thay đổi còn làm thay đổi quá trình bay hơi các chất hữu cơ, là yếu tố quan trọng tác động lên sức khỏe công nhân trong quá trình lao động.Vì vậy trong quá trình đánh giá mức độ ô nhiễm không khí và đề xuất các phương án khống chế cần phân tích yếu tố nhiệt độ.

- Nhiệt độ bình quân là 270C

- Nhiệt độ bình quân tháng cao nhất (tháng 4) là 290C - Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất (tháng 1) là 210C 2.1.2.2. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí, là yếu tố cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng lên sức khỏe công nhân. Độ ẩm bình quân của khu vực dự án là 79,5%.

Vào mùa mưa (tháng 9), độ ẩm cao nhất là 86,8%. Vào mùa khô (tháng 3), độ ẩm thấp nhất là 71,1%.

2.1.2.3. Lượng mưa và bốc hơi

Mưa làm sạch không khí do cuốn theo các chất ô nhiễm, bụi trong không khí.

Chất lượng nước mưa phụ thuộc vào chất lượng không khí trong không gian rộng.

Trên mặt đất mưa làm rửa trôi các chất ô nhiễm. Chế độ mưa tại từng khu vực có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế các hệ thống xử lý nước thải.

Chế độ mưa tại khu vực như sau :

- Lượng mưa trung bình năm : 195,2mm - Lượng mưa vào mùa khô : 244.9mm - Lượng mưa vào mùa mưa : 1690.3mm 2.1.2.4. Gió và hướng gió

Gió có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm vào trong không khí. Tốc độ gió càng nhỏ thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn ô nhiễm càng lớn. Vì vậy, khi tính toán và thiết kế các hệ thống xử lý ô nhiễm cần tính trong trường hợp tốc độ gió nguy hiểm.

Hướng gió chủ đạo của khu vực dự án là Đông Nam và Tây Nam, vận tốc bình quân là 22,5 -3,3m/s. Hướng gió chủ đạo vào mùa khô là Đông Nam, vào mùa mưa là Tây Nam.

2.1.2.5. Chế độ thuỷ văn

Vị trí nằm cách xa các nguồn nước mặt nên đặc trưng chế độ thủy văn trong khu vực không được đề cập trong báo cáo.

Nguồn nước ngầm trong khu vực khá phong phú. Mực nước ngầm trung bình là 11 – 17m tùy theo mùa. Chất lượng nước nói chung là nước ngọt có độ pH thấp. Trong quá trình xây dựng và sinh hoạt sau này, Khu căn hộ sẽ sử dụng không khai thác nước ngầm mà sử dụng nguồn nước thủy cục từ nhà máy cấp nước Bình An, quận Thủ Đức.

2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 2.1.3.1. Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn

Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí, ngày 20/05/2007, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường đã phối hợp với Phân viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật và Bảo hộ Lao động TP.HCM tiến hành lấy 3 mẫu không khí tại khu vực dự án.

Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực Dự án được trình bày trong bảng 2.1.

Bảng 2.1 : Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực Dự án

Điểm đo Kết quả (mg/m3) Độ ồn (dBA)

Bụi CO SO2 NO2

K1 0,25 2,1 0,10 0,02 45 – 52

K2 0,25 5,9 0,12 0,02 48 – 54

K3 0,34 3,5 0,15 0,03 56 – 60

TCVN 0,3(**) 30(**) 0,35(**) 0,2(**) 60(*)

Nguồn: Phân viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật và Bảo hộ Lao động, 5/2013.

Ghi chú :

(*): QCVN 26:2010/BTNMT- quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng;

(**) : QCVN 05:2009/BTNMT- quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số cụ thể được quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.

Vị trí lấy mẫu không khí khu vực Dự án được diễn giải trong bảng 2.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu không khí được thể hiện trong Phụ lục 2.

Bảng 2.2 : Diễn giải thời gian và vị trí lấy mẫu không khí

Ký hiệu Tên khu vực vị trí lấy mẫu Thời điểm lấy mẫu

K1 Vị trí trung tâm khu vực dự án Ngày 10/05/2013

K2 Đường đi vào khu vực dự án (phía đường Thoại Ngọc Hầu)đ

Ngày 10/05/2013

K3 Khu dân cư hiện hữu 2 (gần đường Thoại Ngọc Hầu) Ngày 10/05/2013

Nhận xét : So sánh các kết quả phân tích với các Tiêu chuẩn chất lượng không khíQCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép, riêng tại vị trí K2 có tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép, K3 có nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nguyên nhân là do các vị trí lấy mẫu K2, K3 nằm trên đường Thoại Ngọc Hầu, đây là tuyến đường lớn tập trung nhiều cửa hàng buôn bán và dân cư sinh sống.

2.1.3.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt

Vì nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải cuối cùng của dự án nằm cách xa khu căn hộ nên trong báo cáo này chúng tôi không tiến hành khảo sát đánh giá chất lượng của nguồn này (nước thải của Dự án sẽ thoát ra hệ thống cống thoát của Thành phố).

2.1.3.3. Hiện trạng chất lượng nước ngầm

Nhằm đánh giá được hiện trạng chất lượng nước ngầm tại khu vực Dự án, ngày 20/05/2007 Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường đã phối hợp với Phân viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật và Bảo hộ Lao động TP.HCM tiến hành lấy mẫu nước ngầm tại khu vực dự án (khu dân cư hiện hữu cạnh dự án). Mẫu nước ngầm được lấy tại hộ dân nằm trong khu dân cư đường Thoại Ngọc Hầu, độ sâu giếng ở đây là khoảng 42m, giếng được khai thác và sử dụng được khoảng 1 năm. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực Dự án được trình bày trong bảng 2.3

Bảng 2.3 : Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực Dự án

Stt Thông số Đơn vị tính N1 N2 QCVN

09:2008/BTNMT

01 pH - 6,1 6,3 5,5 - 8,5

02 Độ cứng tổng cộng

mgCaCO3/l 26 31 500

03 Chất rắn mg/l 82,6 71,8 1500

04 Clorua mg/l 7,4 6,2 250

05 Florua mg/l 0,07 0,05 1,0

06 N-NO3- mg/l 0,61 0,48 15

07 Tổng Fe mg/l 1,5 1,2 5

08 Mn mg/l 0,02 0,04 0,5

09 Sunfat mg/l 10,5 11,2 400

10 Chì mg/l Vết Vết 0,01

11 Thủy ngân mg/l Vết KPH 0,001

12 Kẽm mg/l 0,35 0,2 3,0

13 E.Coli MPN/100m

l

0 0 KPH

14 Coliform MPN/100m

l

2 1 3

Nguồn: Phân viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động Tp. HCM, tháng 5/2013

Ghi chuù :

Quy chuẩn áp dụng : QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.

KPH : Không phát hiện

Vị trí và thời điểm lấy mẫu nước ngầm được diễn giải trong bảng 2.4.Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước ngầm được thể hiện trong Phụ lục 2.

Bảng 2.4 : Vị trí và thời điểm lấy mẫu nước ngầm

Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Thời điểm lấy mẫu

N1 Mẫu nước ngầm của hộ dân trong khu căn hộ hiện hữu 1 Ngày 10/05/2013 N2 Mẫu nước ngầm của hộ dân trong khu căn hộ hiện hữu 2 Ngày 10/05/2013 So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn TCVN 5944 – 1995 cho thấy: Nước ngầm tại khu vực dự án có pH thấp, độ cứng tương đối lớn nhưng vẫn ở mức tiêu chuẩn cho phép, các chỉ tiêu còn lại đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

2.1.3.6. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng và sử dụng đất tại dự án a. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng

(1). Hiện trạng giao thông

Khu dự án có 2 mặt tiền giáp với đường Nguyễn Sơn và đường Thoại Ngọc Hầu - là đầu mối giao thông từ Nội thành trung tâm Thành phố đi các quận mới như Bình Tân, Tân Bình, quận 11, quận 6. Ngoài ra, đường Thoại Ngọc Hầu còn đang được quy

hoạch mở rộng, rất thuận tiện cho việc giao thông đi lại cũng như vận chuyển nguyên vật liệu cho công trình.

(2). Hiện trạng cấp điện

Nguồn điện chính của khu dự án là trạm biến áp 220KV Sài Gòn 220/110Kv – 2x250 + 1x125MVA. Lưới điện phân phối sử dụng điện áp 22KV, chủ yếu dùng cáp ngầm.

(3). Thông tin liên lạc

Hiện tại, Khu vực dự án đã có sẵn đường cáp điện thoại cố định của Thành Phố trước đây của Công ty Nhựa Đại Hưng để lại.

Ngoài ra, khu vực dự án còn nằm trong vùng phủ sóng của các mạng di động như : Mobile, Vina Phone, Viettel…

(4). Hiện trạng cấp nước

Hiện tại, khu vực dự án đang sử dụng nguồn nước giếng khoan do công ty nhựa Đại Hưng trước đây để lại.

(5). Hiện trạng thoát nước

Hiện tại, hệ thống cống thu nước mưa của khu vực hầu hết đều sử dụng kênh hở hoặc cống bê tông có nắp đan , nước mưa được thoát chủ yếu tự nhiên ra sông, kênh rạch.

Khu vực dự án vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt riêng biệt.

b. Hiện trạng sử dụng đất tại dự án

Hiện tại, khu dự án đã được quy hoạch và giải tỏa nên là khu đất trống không có dân cư sinh sống, trong khu vực dự án chỉ còn một số nhà xưởng còn lại của Công ty Nhựa Đại Hưng bỏ trống. Khu vực dự án trước đây là khu nhà máy, nay đã được chuyển đối mục đích sử dụng đất dùng để xây dựng Khu căn hộ cao tầng. Phía hai bên Khu dự án là 2 dãy nhà dân sinh sống đã có sẵn trước đây.

Một phần của tài liệu NHÓM 1 dtm CHUNG cư (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w