CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
3.1.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ CỦA DỰ ÁN
Tác động do quá trình giải phóng, sang lấp mặt bằng. Các tác động đến môi trường tạo ra từ các: xe ủi san lấp mặt bằng; xe tải vận chuyển đất, đá, cát, máy xúc…
3.1.1.2 Đối tượng, quy mô bị tác động
Đối tượng, quy mô, mức độ bị tác động trong giai đoạn xây dựng dự án được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1 : Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng
Hoạt động
Tác động
Không khí Nước Đất TN sinh học
Sức khoẻ Kinh tế - Xã hội Giải toả, giải phóng, san
lấp mặt bằng. +++ + + + +++ ++
(Nguồn: nhóm 1 – ĐHLTMT) Ghi chú:
+ Ít tác động
++ Tác động trung bình +++ Tác động mạnh 3.1.1.3. Đánh giá tác động
Việc giải phóng mặt bằng là hoạt động đầu tiên trong quá trình triển khai dự án và nó quyết định dự án có thực thi đúng tiến độ hay không. Công việc này ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố không chỉ yếu tố môi trường tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến môi trường xã hội mà trong đó con người là yếu tố chịu tác động lớn từ dự án.
Ô nhiễm môi trường không khí do khói từ các phương tiện tham gia vào quá trình giải phóng mặt bằng xả thải ra. Bụi từ các công trình bị phá dỡ, từ đất cát được xe tải chở để san lấp mặt bằng.
Các hộ dân khi chuyển tới khu tái định cư (thuộc các hộ bị di dời) cần có một khoảng thời gian nhất đinh để họ có thể thích ứng với hoàn cảnh mới cả về công việc
lẫn cuộc sống, do đó trong khoảng thời gian này sẽ gây khó khăn về kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến an sinh xã hội.
Khi giải phóng mặt bằng sẽ làm thay đổi, tắc nghẽn các dòng chảy khi có mưa và gây ô nhiễm môi trường cho khu vực dân cư xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải và chất thải rắn sinh hoạt của công nhân tham gia thi công chưa được thu gom xử lý xả thải ra môi trường.
Việc chặt cây trong khu vực để giải tỏa mặt bằng là điều không thể tránh khỏi mà điều này cũng gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái của khu vực, làm giảm làm mất đi nơi ở của sinh vật và thay đổi điều kiện sống ban đầu của chúng.
3.1.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 3.1.2.1. Nguồn gây tác động
a. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng dự kiến thực hiện bắt đầu từ tháng 05 năm 2013 đến cuối năm 2014 (1,5 năm) bao gồm đền bù, giải tỏa, san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống giao thông trong nội bộ Khu dự án, công trình nhà ở, công trình công cộng, hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.2 : Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng.
STT Các hoạt động Nguồn gây tác động
1
Xây dựng nền, nhà ở, hệ thống giao thông, bến bãi, kho chứa, công viên,..
Xe tải vận chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,…
Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy.
2 Hoạt động lau chùi, tẩy rửa và bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc
Các loại máy móc, thiết bị
3
Xây dựng hệ thống cấp thoát và xử lý nước, ...
Xe tải vận chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,…
Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy.
4 Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án.
Xe tải vận chuyển vật liệu XD, đất, cát, đá,…
5 Hoạt động dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu phục vụ công trình
Các thùng chứa xăng dầu.
6 Sinh hoạt của công nhân tại công trường
Sinh hoạt của 100 công nhân viên trên công trường
(Nguồn: nhóm 1 – ĐHLTMT)
b. Các nguồn gây tác động không có liên quan đến chất thải
Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng
STT Nguồn gây tác động 1 Tiêng ồn và độ rung
2 Tác động đến sinh hoạt của người dân trong quá trình giải phóng mặt bằng 3 Thay đổi tiểu khí hậu khu vực do quá trình tập trung đông dân cư, đô thị hóa 4 Thu hẹp diện tích thảm thực vật
5 Ảnh hưởng đến an ninh trật tự, phát sinh tệ nạn xã hội, nguy cơ dịch bệnh…
6 Gia tăng tiếng ồn do giao thông, sinh hoạt
7 Ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trong khu vực (Nguồn: nhóm 1 – ĐHLTMT)
3.1.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động
Đối tượng, quy mô, mức độ bị tác động trong giai đoạn xây dựng dự án được trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4 : Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường của các hoạt động xây dựng
TT Hoạt động Tác động
Không khí Nước Đất TN sinh học Sức khoẻ
1
Xây dựng hệ thống giao thông, cấp thoát và xử lý nước thải, nhà ở...
+++ + + + +++
2
Khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án (xi măng, đá, đất, gỗ, nhiên liệu).
+++ + + + +++
3
Hoạt động lau chùi, tẩy rửa và bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc
+ +++ ++ + +
4
Hoạt động dự trữ, bảo quản nhiên, nguyên vật liệu phục vụ công trình
++ + ++ + ++
5 Sinh hoạt của công nhân. + ++ + + +
(Nguồn: nhóm 1 – ĐHLTMT) Ghi chú:
+ Ít tác động
++ Tác động trung bình +++ Tác động mạnh 3.1.2.3. Đánh giá tác động
Tác động do việc giải phóng, san lấp mặt bằng
Giai đoạn thi công xây dựng cơ sở hạ tầng khu căn hộ sẽ gây tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Những tác động bao gồm :
Gia tăng các tác động xã hội như gia tăng số người hoạt động dịch vụ, gây mất trật tự an ninh tại khu vực do di dân cơ học từ những nơi khác đến làm công nhân, buôn bán, dịch vụ.
Do đặc điểm khu đất này nằm giữa khu đô thị và các khu dân cư xung quanh nên khi triển khai dự án các ảnh hưởng theo chiều bất lợi là không lớn mà ngược lại có khả năng giúp khu vực này phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và phù hợp hơn với qui hoạch của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế trong vùng tốt hơn. Như vậy, việc thay đổi mục đích sử dụng đất như trên được xem là không lớn và không có ảnh hưởng đáng kể tới môi trường.
Tác động đến môi trường tự nhiên
Không khí
(1). Nguồn gây ô nhiễm
Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống các công trình cho Dự án, chất lượng không khí bị tác động do những nguyên nhân:
– Bụi, đất, đá phát sinh do công tác phá bỏ nền, nhà xưởng có sẵn, san lấp mặt bằng, đào đất, đào móng công trình, đào mương đặt cống thoát nước mưa, cống thoát nước thải, hệ thống ống cấp nước...gây ô nhiễm không khí xung quanh khu vực.
– Bụi phát sinh trong giai đoạn xây dựng các công trình nhà cửa, công trình công cộng.
– Bụi và các chất khí SO2, NO2, CO, THC, Pb do khói thải của xe cơ giới vận chuyển vật liệu gây ô nhiễm không khí xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh khu vực và công nhân lao động.
– Bụi và khói thải của các phương tiện máy móc dùng để san lấp mặt bằng, của máy phát điện.
– Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn, đốt nóng chảy Bitum để trải nhựa đường). Các tác nhân gây ô nhiễm này tác động chủ yếu lên công nhân trực tiếp làm việc tại công trường.
– Khí, mùi hôi phát sinh ra từ nước thải, rác thải sinh hoạt của công nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân làm việc tại công trường và dân cư khu vực xung quanh công trường.
– Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm v.v.. gây tác động mạnh đến khu vực xung quanh.
(2). Đặc trưng ô nhiễm không khí
− Ô nhiễm bụi đất, cát
Các loại vật liệu xây dựng của Dự án sẽ do bên cung cấp đảm nhận. Trong quá trình vận chuyển, các loại nguyên liệu có khả năng phát sinh bụi là đất, đá, cát, xi măng, gạch ngói …
Tùy theo điều kiện chất lượng đường xá, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió. Bụi do nguyên liệu rơi vãi trên đường hoặc từ các bãi chứa cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh. Một thực tế khách quan là ô nhiễm bụi trên đường vận chuyển và tập kết nguyên liệu rất phổ biến.
Kết quả tính tải lượng bụi trong quá trình vận chuyển, tập kết vật liệu xây dựng như sau :
Trong đó: L : tải lượng bụi (kg/km/lượt xe/năm).
k : kích thước hạt; 0,2.
s : lượng đất trên đường; 8,9%
S : tốc độ trung bình của xe; 20 km/h W : trọng lượng có tải của xe; 10 tấn
w : số bánh xe; 6 bánh; p : số ngày hoạt động trong năm Thay số ta được : 0,15 kg/km/lượt xe/năm.
Thông thường giá trị hàm lượng bụi lơ lửng đo được tại khu vực bốc dỡ thường dao động trong khoảng 0,9 - 2,7mg/m3 tức cao hơn tiêu chuẩn không khí xung quanh 3-9 lần so với QCVN 05: 2009/BTNMT (Quy chuẩn về chất lượng không khí xung quanh: Bụi 0,3 mg/m3). Ô nhiễm bụi sẽ giảm khi chất lượng đường xá được nâng lên và chúng tôi thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm như vệ sinh mặt bằng, tạo độ ẩm cho mặt đường giao thông, cách ly nguồn ô nhiễm hoặc tạo độ ẩm cho nguyên liệu,…
Theo ước tính sơ bộ sẽ có khoảng 6 lượt xe/ngày hoạt động chuyên chở vật liệu xây dựng phục vụ Dự án, đoạn đường chịu ảnh hưởng 3 km. Tải lượng bụi phát sinh được ước tính theo hệ số ở trên là 0,15x3x6x365 = 985,5kg/năm.
Các ô nhiễm về bụi, khí sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến sức khỏe của công nhân trực tiếp xây dựng và khu căn hộ lân cận khu vực dự án. Hai tác hại chủ yếu có thể xảy ra đối với sức khỏe công nhân là: Bệnh bụi phổi và các loại bệnh khác như: bệnh về đường hô hấp (mũi, họng, khí quản, phế quản…), các loại bệnh ngoài da (nhiễm trùng da, làm khô da, viêm da…), các loại bệnh về mắt (bụi bắn vào mắt gây ra kích thích màng tiếp hợp, đau mắt, viêm mí mắt…), các loại bệnh đường tiêu hóa v.v… Đối với cộng đồng dân cư bên ngoài khuôn viên dự án, ô nhiễm bụi do thi công thường chỉ ảnh hưởng đến những khu vực dưới hướng gió chủ đạo. Tính chất tác động cũng giống như trên nhưng mức độ tác động không cao.
Chủ dự án sẽ áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm hạn chế ô nhiễm bụi do quá trình vận chuyển và tập kết nguyên vật liệu xây dựng.
− Ô nhiễm khí thải của các phương tiện giao thông vận tải
Dựa vào hệ số ô nhiễm do phương tiện giao thông sinh ra của Tổ chức Y tế thế giới, chiều dài tuyến đường bị ảnh hưởng, mật độ xe, chúng tôi ước tính khối lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động giao thông được xác định trong bảng 3.5.
Bảng 3.5 : Tải lượng ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông trong giai đoạn xây dựng
Đặc điểm
Chiều dài tuyến đường ảnh hưởng (1.000 km)
Khối lượng chất ô nhiễm (kg)
Bụi SO2 NOx CO VOC
Hệ số ô nhiễm 1 0,05 1,17 3,14 6,99 1,05
Tải lượng ô nhiễm 0,072 0,0036 0,084 0,23 0,5 0,076
(Nguồn: nhóm 1 – ĐHLTMT)
Ghi chú : Tải lượng ô nhiễm tính cho 6 lượt xe trong ngày.
− Ô nhiễm nhiệt
Nhiệt từ bức xạ mặt trời và từ các quá trình thi công có gia nhiệt (như quá trình đốt nóng chảy Bitum để trải nhựa đường, từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức). Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường.
Nước thải (1). Nguồn gây ô nhiễm
Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống các công trình cho Dự án, chất lượng nước trong khu vực bị tác động do những nguyên nhân:
– Nước thải sinh hoạt của công nhân tại công trường xây dựng có chứa cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh vật.
– Nước thải từ các hoạt động lau chùi, tẩy rửa và bảo dưỡng máy móc thiết bị có chứa nhiều dầu mỡ, kim loại nặng.
– Nước thải từ việc sử dụng nước để làm mát các máy móc, thiết bị vận hành. Tuy nhiên, lượng nước này tương đối sạch nên được xử lý sơ bộ để tuần hoàn sử dụng lại.
– Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng Dự án có chứa cặn, đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước.
– Diện tích cây xanh, thảm thực vật ven đường bị chặt bỏ làm tăng khả năng xói lở, tăng độ đục của nước vào mùa mưa. Ngoài ra đất đá thải có thể phá hủy thảm thực vật tại chỗ và gây thêm xói mòn.
(2). Đặc trưng ô nhiễm nước
Nguồn nước thải sinh hoạt và chất thải rắn của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Trước tiên, việc tập trung một lượng lớn công nhân đến công trường thi công sẽ kéo theo việc xây dựng các lán trại, các khu nhà tạm và nhà vệ sinh tạm để làm việc, nghỉ ngơi và sinh hoạt. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của số cán bộ và công nhân xây dựng tại hiện trường sẽ phát sinh ra các chất thải sinh hoạt (nước thải, chất thải rắn) có khả năng gây ô nhiễm cục bộ nguồn nước. Mức độ ô nhiễm và tác động đến môi trường nước phụ thuộc một cách căn bản vào số lượng công nhân làm việc tại hiện trường và cách thức quản lý chất thải sinh hoạt mà dự án thực hiện. Tổng lượng nước thải sinh hoạt từ khu nhà ở tạm thời của công nhân ước tính khoảng 8m3/ngày đêm (ước tính có khoảng 100 công nhân lao động trên công trường lúc cao điểm). Tuy lưu lượng nước thải không cao, nhưng do nước thải sinh hoạt cùng với chất bài tiết từ khu vực nhà vệ sinh có chứa lượng lớn các khuẩn Ecoli, các vi sinh vật gây bệnh, nên để đảm bảo an toàn vệ sinh, chủ dự án sẽ có phương án thu gom và xử lý lượng nước này một cách hợp lý…
Theo tính toán thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) như đưa ra trong bảng 3.6.
Bảng 3.6 : Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường STT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người.ngày)
1 BOD5 45 – 54
2 COD (Dicromate) 72 – 102
3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145
4 Dầu mỡ 10 – 30
5 Tổng Nitơ 6 – 12
6 Amôni 2,4 – 4,8
7 Tổng Phốt Pho 0,8 – 4,0
8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 – 109 Nguồn : Tổ chức y tế thế giới - 1993
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại khu vực xây dựng công trình Khu căn hộ cao tầng Phú Thạnh được trình bày trong bảng 3.7.
Bảng 3.7 : Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
STT Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày)
1 BOD5 4,5 – 5,4
2 COD 7,2 – 10,2
3 SS 7,0 – 14,5
4 Dầu mỡ 1,0 – 3,0
5 Tổng N 0,6 – 1,2
6 Amôni 0,24 – 0,48
7 Tổng Phospho 0,08 – 0,4
(Nguồn: nhóm 1 – ĐHLTMT)
Nếu trung bình 1 người công nhân sử dụng 100 lít nước/ một ngày, thì tổng lượng nước thải mỗi ngày sẽ là 8m3 (khoảng 80% khối lượng nước được sử dụng). Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được đưa ra trong bảng 3.8.
Bảng 3.8 : Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
ST
T Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không xử lý Có hệ thống
bể tự hoại
QCVN 14:2008/BTNMT, Cột A, (K = 1)
1 BOD5 562 - 675 100 - 200 30
2 COD 900 - 1.275 180 - 360 -
3 TSS 875 - 1.812 80 - 160 50
4 Dầu mỡ ĐV
-TV 125 - 375 - 10
5 Tổng N 75 -150 20 - 40 -
6 Amôni (tính
theo N) 30 - 60 5 - 15 5
7 Tổng Phospho 10 - 50 - - 8 Tổng Coliform
(MPN/100ml) 106 - 108 104 3.000 (Nguồn: nhóm 1 – ĐHLTMT)
Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt đã qua xử lý bằng bể tự hoại với quy chuẩn nước thải (QCVN 14:2008/BTNMT, Cột A) cho thấy: Nước thải sinh hoạt trước xử lý có hàm lượng BOD5 cao gấp 18 – 22 lần tiêu chuẩn, TSS cao gấp 17 – 36 lần tiêu chuẩn. Sau khi qua hệ thống xử lý, các chất gây ô nhiễm trong nước thải đã giảm đáng kể.
Ngoài ra, lượng nước thải từ các quá trình lau chùi, tẩy rửa các loại máy móc, phương tiện giao thông phục vụ cho công trường và quá trình làm mát các máy móc thiết bị kể trên là không đáng kể và tương đối sạch nên có thể xử lý sơ bộ rồi tuần hoàn sử dụng lại.
Lượng nước mưa chảy tràn là khá lớn nhưng cũng tương đối sạch nên có thể cho qua hệ thống lắng lọc để giữ lại đất, cát, rác…trước khi thải ra hệ thống thoát nước mưa chung của toàn khu vực.
Rác thải
(1). Nguồn gốc phát sinh
Lượng rác thải phát sinh trong quá trình xây dựng chủ yếu :
− Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng khu căn hộ cao tầng Phú Thạnh.
− Rác thải xây dựng như : xà bần, gạch vụn, đá cát, các mẩu sắt vụn, bao bì xi măng…
(2). Khối lượng rác thải
Theo ước tính, mỗi cán bộ công nhân viên làm việc tại khu vực dự án thải ra từ 0,5 – 0,7 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Chất thải sinh hoạt này nhìn chung là những loại chứa nhiều chất hữu cơ (chiếm hơn 80%), dễ phân huỷ (trừ bao bì, nylon).
Nếu tính trung bình mỗi ngày tại khu vực dự án có 100 cán bộ, công nhân làm việc, thì tổng khối lượng rác thải sinh hoạt ước khoảng 60 kg/ngày.
Mặc dù khối lượng rác thải rắn sinh hoạt không nhiều nhưng nếu không có biện pháp thu gom tập trung hợp lý và nhanh chóng thì khả năng tích tụ trong thời gian xây dựng ngày càng nhiều và gây tác động đến chất lượng không khí do các hợp chất hữu cớ bị phân hủy bốc ra mùi hôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe cư dân vùng xung quanh cũng như tác động đến nguồn nước mặt, nước ngầm do nước rĩ từ bãi rác có chứa nhiều chất ô nhiễm thấm xuống đất, tăng độ đục nguồn nước.