ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

Một phần của tài liệu NHÓM 1 dtm CHUNG cư (Trang 46 - 60)

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

3.1.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

3.1.3.1. Nguồn gây tác động

a. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

– Hoạt động giao thông vận tải của các phương tiện giao thông ra vào khu thương mại và khu căn hộ; bụi, tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển thực phẩm cho khu thương mại.

– Hoạt động của các hệ thống thiết bị điều hòa nhiệt độ như máy lạnh, tủ lạnh của các hộ dân, máy phát điện dự phòng khi xảy ra sự cố mất điện.

– Rác thải sinh hoạt của khu căn hộ; mùi hôi từ các hệ thống cống thoát nước, bãi rác tập trung của khu vực dân cư.

– Khí thải sinh ra từ hoạt động đun nấu của khu nhà hàng, các hộ dân cư.

– Sự phân hủy nước thải tại các hố ga, khu vệ sinh, nơi tập trung chất thải rắn thực phẩm;

– Sử dụng các loại thuốc trừ sâu để bảo vệ khu cây xanh, vườn hoa trong KDC.

b. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước – Nước thải sinh hoạt thải ra từ các khu nhà ở – Nước mưa chảy tràn cuốn theo đất, cát, rác....

c. Các nguồn phát sinh chất thải rắn

– Chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt của dân cư : Các loại bao bì, giấy các loại, túi ni lông, thủy tinh, vỏ lon nước giải khát, xà bần, thực phẩm dư thừa v.v...;

– Hệ thống xử lý nước thải : Bùn thải, rác;

– Chất thải rắn có nguồn gốc từ thực vật trong KDC, khu công viên : Lá cây, cành cây khô v.v…

– Chất thải rắn nguy hại: pin, acquy, bóng đèn nêon hỏng có chứa các thành phần độc hại kim loại nặng….

3.1.3.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động

Đối tượng, quy mô, mức độ bị tác động trong giai đoạn hoạt động được trình bày trong bảng 3.10

Bảng 3.10 : Tóm tắt mức độ tác động đến môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án

ST

T Hoạt động

Tác động Không

khí Nước Đất

TN sinh học

Sức khoẻ

1 Sinh hoạt của 600 người +++ +++ + + ++

dân tại khu căn hộ

2 Hoạt động giao thông của các phương tiện giao thông ra vào khu vực dự án

+++ + + + ++

3 Các sự cố môi trường nhân

tạo như chập điện, cháy nổ +++ + ++ +++ +++

4 Các sự cố môi trường do tự

nhiên như bão, sét ++ +++ +++ +++ +++

5 Hoạt động của máy phát

điện ++ + + + ++

(Nguồn: nhóm 1 – ĐHLTMT) Ghi chú:

+ Ít tác động

++ Tác động trung bình +++ Tác động mạnh 3.1.3.3.Đánh giá tác động

a. Đặc trưng ô nhiễm không khí

Nguồn gốc ô nhiễm

Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong quá trình này bao gồm:

– Sự thay đổi môi trường không khí trong các khu nhà ở do tập trung số lượng lớn người trong không gian nhỏ hẹp, và các yếu tố vi khí hậu nóng, độ ẩm cao.

– Ô nhiễm môi trường không khí xung quanh khi có khí thải từ các hoạt động đun nấu, khói xe…..chứa các chất ô nhiễm bụi, SOx, CO, NO2, THC,...

– Ô nhiễm mùi hôi từ các khu vực vệ sinh công cộng, bô chứa rác sinh hoạt…

– Nhiệt thừa phát sinh từ các căn hộ chung cư,

– Bụi, khói thải sinh ra từ các phương tiện giao thông ra vào khu căn hộ

Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí trong các khu nhà ở

Trong các khu nhà ở tập trung nhiều dân cư, do điều kiện chật hẹp, thời tiết nắng nóng nên có thể gây ra sự oi bức, ngột ngạt nếu không có tính toán thông gió và chống nóng thích hợp ngay từ khi xây dựng. Bên cạnh đó, nồng độ bụi trong không khí khu vực nhà ở sẽ gia tăng do mật độ người qua lại đông đúc. Nồng độ bụi cao trong không

khí tập trung ở các vị trí như lối đi trên các đường nội bộ, đặc biệt là vào thời kỳ mùa khô.

Ô nhiễm mùi hôi tại các khu căn hộ, khu thương mại chủ yếu phát sinh do sự phân hủy của rác thải sinh hoạt, khu vực vệ sinh, khu vực xử lý nước thải sinh hoạt, khu nhà hàng, các cống thoát nước thải… Qua khảo sát thực tế tại một số khu căn hộ mới đang hoạt động tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác cho thấy: các khu chung cư đều đạt tiêu chuẩn cao về mặt thẩm mỹ cho đến các yêu cầu phục vụ vệ sinh, do đó hiện tượng ô nhiễm mùi hôi tại các khu vực này phát sinh không đáng kể. Các nguồn gây ô nhiễm bên ngoài từ khu xử lý nước thải, bô chứa rác thải, nhà hàng dịch vụ, xử lý nước cấp sẽ được quy hoạch cách ly và được kiểm soát chặt chẽ bằng các biện pháp quản lý cũng như công nghệ phù hợp.

Các nguồn gây ô nhiễm mùi hôi bên trong khu căn hộ, khu thương mại như nhà bếp, toilet sẽ được khuyến khích xử lý bằng biện pháp thông gió làm mát, sử dụng các loại nhiên liệu sạch như gas, cồn khô hoặc điện, sử dụng các chất sát trùng và tẩy rửa để luôn duy trì điều kiện vi khí hậu trong khu nhà được trong lành và mát mẻ. Ở các khu căn hộ tập trung không có cây xanh hoặc diện tích cây xanh quá thấp, trong điều kiện khí hậu khô nóng ở khu vực phía Nam, kết hợp với điều kiện chống nóng kém sẽ không đảm bảo các tiêu chuẩn vi khí hậu, nhà ở trở nên ngột ngạt, khó chịu vào mùa khô. Vì vậy, cần khuyến khích người dân trồng thêm nhiều cây xanh trong khu vực nhà ở của mình.

Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của các yếu tố trên chưa được đầy đủ, nên chúng tôi chỉ nêu các khả năng trên cơ sở định tính

Đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh từ hoạt động đun nấu của người dân trong khu chung cư

Môi trường chung trong một khu vực dân cư chịu ảnh hưởng chính ngay từ các sinh hoạt hàng ngày của người dân trong đó. Các hoạt động đun nấu sử dụng các nguồn nhiên liệu khác nhau sẽ có tác động khác nhau tới môi trường không khí chung.

Khu căn hộ cao tầng Phú Thạnh là khu chung cư mới, được quy hoạch theo các tiêu chuẩn của một khu chung cư hiện đại, cho nên chất đốt được sử dụng phổ biến tại đây là gas, cồn khô. Việc đốt gas sẽ ít gây ra ô nhiễm cho môi trường không khí xung quanh. Với quy mô dân số 600 người và nhu cầu sử dụng gas trung bình khoảng

3kg/người/tháng, ước tính tổng lượng gas tiêu thụ tại dự án là 1.800 kg/tháng hay khoảng 60 kg/ngày. Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới, có thể ước tính tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu tại dự án được đưa ra trong bảng 3.11.

Bảng 3.11 : Tải lượng ô nhiễm do hoạt động đun nấu tại Khu căn hộ cao tầng Phú Thạnh

STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) Tải lượng (kg/ngày)

1 Bụi 0,710 0.0426

2 SO2 20S 0.00072

3 NO2 9,62 0.5772

4 CO 2,19 0.1314

5 THC 0,791 0.04746

Ghi chú: Hàm lượng S trong gas tự nhiên là 0,0006%

Nhìn chung, tải lượng ô nhiễm sinh ra do các hoạt động đun nấu là không lớn, nguồn ô nhiễm được phân tán trên một diện tích rộng, cho nên ảnh hưởng do các hoạt động đun nấu đến môi trường không khí xung quanh là không đáng kể. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa nguồn ô nhiễm này cũng như các chất gây mùi phát sinh trong quá trình đun nấu thì tại các khu vực nhà bếp của từng hộ gia đình, khu bếp của nhà hàng nên đầu tư hệ thống thu gom hấp phụ khí thải bằng than hoạt tính. Hơi và khí thải sinh ra từ quá trình nấu nước sẽ được thu gom và hấp phụ bằng than hoạt tính trước khi cho ra ống thải và thoát ra ngoài môi trường.

Đánh giá mức độ ô nhiễm do các hoạt động giao thông

Ở các khu căn hộ, lượng xe ra vào chiếm đa số là xe gắn máy, xe ô tô chiếm số lượng ít hơn. Theo ước tính, sẽ có ít nhất khoảng 376 xe gắn máy và khoảng 10 xe ô tô ra vào khu chung cư trong một ngày bình thường. Các phương tiện giao thông trên sẽ thải ra lượng đáng kể khí thải với các chất ô nhiễm như bụi than, Pb,SO2, NO2, CO, THC. Đặc biệt, vào các ngày lễ tết, cùng với sự gia tăng số lượng xe ra vào khu vực, tải lượng ô nhiễm thải ra từ các phương tiện giao thông cơ giới cũng sẽ tăng gấp nhiều lần so với ngày thường.

Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới, có thể ước tính tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các loại xe gắn máy được đưa ra trong bảng 3.12.

Bảng 3.12 : Tải lượng ô nhiễm do hoạt động của các loại xe gắn máy

STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/Km) Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

1 Bụi 0,12 0.49632

2 SO2 0,76 S 1.57168

3 NO2 0,3 1.2408

4 CO 20 82.72

5 THC 3 12.408

Ghi chú: Tính cho trường hợp xe có động cơ 4 thì, >50cc và tính cho chiều dài đường trong khu dân cư là 11km và hàm lượng lưu huỳnh trong xăng không pha chì là 0,5% .

Để ước tính tải lượng ô nhiễm của các loại xe du lịch ra vào khu căn hộ, chúng tôi sử dụng hệ số ô nhiễm do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (US EPA) thiết lập và được đưa ra trong bảng 3.13.

Bảng 3.13 : Tải lượng ô nhiễm của các loại xe du lịch ra vào khu định cư

STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/Km) Tải lượng (kg/ngày)

1 Bụi 0,07 0.0077

2 SO2 2,22S 0.001221

3 NO2 1,87 0.2057

4 CO 45,6 5.016

5 VOC 3,86 0.4246

Ghi chú : Tính cho chiều dài đường trong Khu căn hộ là 11km và hàm lượng lưu huỳnh trong xăng không pha chì là 0,5% .

Khí thải từ máy phát điện

Để chủ động nguồn điện cho sinh hoạt cho khu căn hộ, thương mại trong trường hợp điện lưới có sự cố hoặc do bị mất điện, khu căn hộ sẽ trang bị 01 máy phát điện dự phòng với công suất 3000 KVA (thông thường nhiên liệu tiêu thụ để sinh ra 10 KVA

điện là 1 kg dầu DO). Trong trường hợp máy hoạt động không đúng qui trình cũng như chưa ổn định, lượng dầu tiêu thụ có thể nhiều hơn. Khi máy phát điện hoạt động, định mức tiêu thụ nhiên liệu khoảng 300kg dầu DO/h.

Dựa vào hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện như sau:

Bảng 3.13 : Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện STT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn ) Tải lượng (g/s)

1 Bụi 0,71 0,059

2 SO2 20S 10,0

3 NO2 9,62 0,8

4 CO 2,19 0,18

5 THC 0,791 0,065

Ghi chú: Tính cho trường hợp hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,5%.

Nếu khi đốt lượng không khí dư là 30% và nhiệt độ khí thải là 2000C thì lưu lượng khí thải sinh ra khi đốt cháy 1kg dầu DO là 22 - 24m3. Như vậy, lưu lượng khí thải trung bình của máy phát điện sẽ là: 1,91m3/s.

Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện được tính toán trên cơ sở tải lượng ô nhiễm và lưu lượng khí thải.Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải các máy phát điện được đưa ra như sau:

Bảng 3.14 : Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện

STT Chất ô nhiễm Nồng độ ô nhiễm (mg/m3) QCVN 19:2009/BTNMT (Cột B - mg/m3)

1 Bụi 31 120

2 SO2 874 300

3 NOx 419 510

4 CO 94 600

5 THC 34 -

Ghi chú: QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, loại B: áp dụng cho tất cả các cơ sở kể từ ngày cơ quan quản lý môi trường quy định

Kv: là hệ số vùng Nội thành đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I; rừng đặc dụng; cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02km. Kv = 0,6.

Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải với tiêu chuẩn cho thấy các chỉ tiêu bụi, CO, NOx đều đạt tiêu chuẩn cho phép, chỉ có SO2 còn vượt tiêu chuẩn 2,9 lần. Tuy nhiên, do máy phát điện chỉ sử dụng trong trường hợp mất điện hoặc lưới điện gặp sự cố nên biện pháp phát tán khí thải qua ống thải cao là có thể chấp nhận được về mặt môi trường.

Đánh giá mức độ ô nhiễm do sự thải nhiệt thừa

Ô nhiễm nhiệt do sự thải nhiệt từ các thiết bị làm lạnh ( máy lạnh, tủ lạnh ), bếp đun đang là vấn đề bức xúc ở nhiều đô thị và các khu chung cư, thương mại cao cấp.

Quá trình trao đổi nhiệt ở các thiết bị làm lạnh sẽ thải ra ngoài môi trường một lượng nhiệt thừa làm cho nhiệt độ môi trường bên ngoài càng tăng cao hơn. Ở nhiều khu vực, nhiệt thừa từ các hộ gia đình, các chung cư, cao ốc …sử dụng nhiều máy lạnh, bếp đun cộng với sự đông đúc cả về người và các phương tiện đi lại tạo nên một sức ép lớn đối với môi trường không khí. Kết quả là môi trường vi khí hậu thuộc các khu vực này bị xáo trộn mạnh, nhiệt độ và sự ô nhiễm khói, bụi tăng cao dẫn đến khả năng lưu thông trao đổi khí sạch bị giảm đi, làm cho chất lượng môi trường không khí xung quanh ngày một suy giảm.

Tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh từ các khu căn hộ. Mức ồn liên quan đến số lượng người trong khu nhà ở, khoảng cách bố trí , các hoạt động giao thông, tiếng ồn từ máy phát điện….

Tiếng ồn và rung động cũng là các yếu tố có tác động lớn đến sức khỏe con người.

Tác hại của tiếng ồn là gây nên những tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể người.

Trước hết là cơ quan thính giác chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn làm giảm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút, gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn gây ra các chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch và các bệnh về hệ thống tiêu hoá. Rung động gây nên các bệnh về thần kinh, khớp xương.

Các nguồn gây ồn trong khu căn hộ, sự hoạt động giao thông và khi máy phát điện hoạt động. Vì đây là khu căn hộ với tiêu chuẩn cao nên khi thiết kế xây dựng đã có phần chống ồn cho máy phát điện và được bố trí ở vị trí thích hợp ít gây ảnh hưởng cho người dân trong khu chung cư cũng như người dân xung quanh nhất.

Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu khoa học xã hội tại các khu chung cư có mức ồn tập trung chủ yếu vào buổi sáng và chiều tối, tiếng ồn dao động từ 65- 70dBA, xấp xỉ tiếng ồn cho phép trong khu căn hộ (chủ yếu là tiếng xe máy).

Đối với nguồn ô nhiễm này, nhìn chung không cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để khống chế (trừ nguồn phát sinh từ máy phát điện) mà chủ yếu dựa vào các giải pháp quản lý là chính.

Nhận xét chung về ô nhiễm không khí :

Ô nhiễm không khí tại khu căn hộ cao tầng chủ yếu do hoạt động giao thông. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm không khí sẽ được giảm thiểu khi áp dụng các biện pháp vệ sinh đường phố như tưới nước vào mùa khô, vệ sinh mặt đường, sửa chữa những tuyến đường nội bộ bị hư hỏng, tăng cường diện tích cây xanh bên trong khuôn viên khu căn hộ và quản lý chất lượng xe cộ ra vào khu chung cư.

Lượng khí thải sinh ra từ các nguồn khác như sự phân huỷ của rác thải, các hoạt động nấu ăn, hệ thống máy điều hoà… có tải lượng nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể.

Tác động của các chất ô nhiễm không khí

Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí được thể hiện qua bảng 3.15.

Bảng 3.15 : Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí

STT Thông số Tác động

01 Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi - Gây tổn thương da, giác mạc mắt, các bệnh ở đường hô hấp

02 Khí axít (SOx, NOx). - Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu.

- SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu.

- Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng, ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc nhà cửa.

- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy

vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa.

- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái.

03 Oxyt cacbon(CO) Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành Cacboxyhemoglobin.

04 Khí cacbonic(CO2) - Gây rối loạn hô hấp phổi.

- Gây hiệu ứng nhà kính.

- Tác hại đến hệ sinh thái.

04 Hydrocarbons Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong.

05 Độ ồn - Gây khó chịu, ức chế thần kinh, giảm sự chú ý, năng suất lao động.

- Gây tổn thương ngoại tai, choáng ván, ù tai, đau tai trong, giảm thính giác.

Nguồn:

b. Đặc trưng ô nhiễm nước thải trong giai đoạn cư trú của các hộ dân

Nguồn gốc phát sinh nước thải

– Nước thải sinh hoạt thải ra từ các hộ dân cư có chứa các thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD),chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh gây bệnh.

– Nước thải từ khu vực nhà vệ sinh công cộng có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh.

– Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng dự án, nước mưa chảy tràn cuốn theo đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Thành phần chủ yếu của nước mưa chảy tràn là cặn, chất dinh dưỡng, ... và các rác thải cuốn trôi trên khu vực dự án.

Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải (1). Nước thải sinh hoạt

Theo quy mô thiết kế, tổng số người sinh sống tại dự án là 600 người.

Dự kiến nhu cầu cấp nước (max) cho sinh hoạt tại dự án là 250lít/ngày/người, và như vậy lưu lượng nước thải sinh hoạt (max) sẽ là 120 m3/ngày đêm (ước tính khoảng 80% lượng nước cấp).

Theo tính toán thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường (nếu không xử lý) như đã đưa ra trong bảng 3.6 thì tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được trình bày trong bảng 3.16.

Một phần của tài liệu NHÓM 1 dtm CHUNG cư (Trang 46 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w