Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá vai trò của cây sắn trong sinh kế nông hộ tại địa bàn nghiên cứu
3.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Vĩnh Kiên Loại đất
Năm 2014 Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%) Đất nông
nghiệp
Đất trồng cây hàng năm 624,83 22,99
Đất lâm nghiệp 1.253,16 46,11
Đất nuôi trồng thủy sản 9 0,33
Đất phi nông nghiệp
Đất ở 38,53 1,42
Đất chuyên dung 117,05 4,31
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,5 0,02
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,15 0,04
Đất sông suối 671,97 24,73
Đất chưa sử dụng 1,19 0,05
Tổng diện tích đất tự nhiên 2.717,73 100
(Nguồn: UBND xã Vĩnh Kiên, năm 2014)
Phân tích bảng số liệu số 3.1, ta thấy việc sử dụng đất đối với xã Vĩnh Kiên thì chủ yếu là đất lâm nghiệp, chiếm 46% diện tích đất tự nhiên của xã, ngoài ra đất trồng cây hằng năm của xã cũng đảm bảo, có 624,83 ha bằng 22,99 ha điều này thể hiện sự ổn định trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa bàn xã. Là xã ven hồ Thác bà nên đất sông suối ao hồ cao, có thể vận dụng để nuôi trồng thủy sản, du lịch trên hồ kết hợp du lịch cộng đồng.
Trong diện tích cây trồng hằng năm, diện tích đất trồng lúa, ngô, sắn chiếm tỷ lệ lớn, nhưng trong các loại cây thì cây sắn là cây chiếm diện tích lớn và là cây trồng chính của vùng. Đây cũng là cây trồng mang lại lợi thế kinh tế, tăng thu nhập và kích thích phát triển công nghệ chế biến tinh bột sắn và các dịch vụ đi kèm của người dân nơi đây. So với xã phúc An thì Vĩnh Kiên có diện tích trồng cây hằng năm lớn hơn vì điều kiện tự nhiên của xã khá bằng phẳng, kênh mương được đầu tư cứng hóa nhiều hơn.
Về cơ cấu thì diện tích cây trồng, nhiều nhất là diện tích trồng sắn với 230 ha chiếm 36,81% diện tích; Cây lúa có 168 ha chiếm 26,89%: cây ngô có 130 ha chiếm 20,81% còn lại rau đậu khác (xem bảng 3.5).
Bảng 3.2. Diện tích cây trồng hàng năm của xã Vĩnh Kiên Cây trồng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Lúa 168 26,89
Ngô 130 20,81
Sắn 230 36,81
Rau màu khác 96,83 15,49
Tổng số 624,83 100
(Nguồn: UBND xã Vĩnh Kiên) + Đối với xã Phúc An:
Tổng diện tích đất của xã có 2.583,23 ha trong đó: Đất nông nghiệp có 1.800,01 ha chiếm 69% diện tích đất của xã, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp là 223,14 ha (chiếm 12,4% đất nông nghiệp) và đất lâm nghiệp 1572,67 ha (chiếm 87,37% đất nông nghiệp).
Bảng 3.3. Tình hình sử dụng đất đai của xã Phúc An
Năm 2014
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu(%)
I. Đất nông nghiệp 1.800,01 69,68
1.Đất sản xuất nông nghiệp 223,14 12,4
1.1. Đất trồng cấy hàng năm 129,13 7,17
- Đất trồng lúa 104 5,78
- Đất trồng cây hàng năm khác 25,13 1,4
1.2. Đất trồng cây lâu năm 94,01 5,22
2. Lâm nghiệp 1.572,67 87,37
2.1. Đất rừng sản xuất 1.309,58 72,75
2.2. Đất rừng phòng hộ 263,09 14,62
3. Đất nuôi trồng thủy sản 4,2 0,23
II. Đất phi nông nghiệp 773,11 29,93
1. Đất ở 11,95 1,54
2. Đất chuyên dụng 45,53 5,89
3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,12 0,02
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,3 0,04
5. Đất sông,hồ,suối,mặt nước 715,21 92,51
III. Đất chưa sử dụng 10,11 0,39
Tổng diện tích đất 2.583,23 100
(Nguồn: Văn phòng UBND xã Phúc An, 2014)
Đất phi nông nghiệp có 773,11 ha chiếm 29,93% diện tích đất của xã trong đó đất sông, hồ, suối, mặt nước chiếm nhiều nhất trong nhóm đất phi nông nghiệp 715,21 ha (chiếm 92, 51% đất phi nông nghiệp),
Đất chưa sử dụng còn lại rất ít, 10,11 ha (chiếm 0,39% đất phi nông nghiệp), đại đa số người dân nơi đây vẫn dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp nghiệp là chính, tập chung chủ yếu vào sản xuất cây hàng năm.
Qua số liệu báo cáo thực trạng sử dụng đất năm 2014 của xã phúc An thì ta thấy diện tích đất của xã chủ yếu là Ao hồ sông suối, rừng… trong đó Ao hồ chiếm tỷ lệ khá cao 715,21 ha.
Đất lâm nghiệp 1.572,67 ha, chiếm 87,37% đất nông nghiệp và là diện tích đất cao nhất so với tổng diện tích đất của xã.
Nhìn chung điều kiện đất đai của xã Phúc An rất thuận lợi cho phát triển kinh tế lâm nghiệp, chế biến gỗ nguyên liệu, thủy sản và các nghề dịch vụ, đánh bắt thủy sản, du lịch trên hồ.
* Thông tin hộ nghiên cứu
Đất nước ta, sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu rất to lớn. Cả nền kinh tế quốc dân và đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng phát triển. Kinh tế hộ gia đình đã được coi là thành phần kinh tế độc lập với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Đến thời điểm này, đứng trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng. Phải nhận rõ những thách thức, khó khăn để có thêm những chính sách có tính chất đột phá nhằm tạo động lực mới thật mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển. Người dân đang chịu tác động của quy luật phân loại, chuyển đổi các hoạt động lao động nghề nghiệp, mỗi gia đình và cộng đồng đều có hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu và phúc lợi vật chất cho các thành viên trong gia đình, hoạt động kinh tế chủ yếu là các hoạt động dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là chủ yếu.
Thông qua quá trình chọn mẫu điều tra tại địa bàn nghiên cứu. Đề tài luận văn đã chọn được 96 hộ điều tra tại 8 thôn, chia đều cho 2 xã Vĩnh Kiên và Phúc An của huyện Yên Bình Yên Bái. Mỗi xã 48 hộ, mỗi thôn 12 hộ. Một số thông tin về các hộ được trình bày ở các bảng sau:
Bảng 3.4. Hộ điều tra phân theo thôn và tham gia
Thôn/Xã Tham gia Chưa tham gia Tổng cộng
Đồng Tâm 10 2 12
Đồng Tanh 4 8 12
Làng Cại 9 3 12
Cầu Trắng 6 6 12
Cộng Phúc An 29 19 48
Đát Dẻ 3 9 12
Đồng Củm 5 7 12
Đồng Trò 3 9 12
Mạ 8 4 12
Cộng Vĩnh Kiên 19 29 48
Tổng cộng 2 xã 48 48 96
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Bảng 3.5. Hộ điều tra theo kinh tế và tham gia
Phân loại kinh tế hộ Tham gia Chưa tham gia Tổng cộng
Không nghèo 44 39 83
Cận nghèo 3 5 8
Nghèo 1 4 5
Tổng cộng 48 48 96
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Như phần phương pháp nghiên cứu đã nêu, dựa trên phương pháp chọn mẫu có điều kiện. Đề tài luận văn, đã chọn tổng số hộ chưa tham gia các hoạt động của dự án và đã tham gia dự án bằng nhau: 48 hộ. Tuy có sự khác biệt về số hộ tham gia dự án ở Phúc An (29 hộ) và Vĩnh Kiên (19 hộ), nhưng vẫn đảm bảo có số hộ tham gia và chưa tham gia là như nhau.
Còn xét theo tiêu chí phân loại kinh tế hộ, nhóm hộ tham gia: 44 hộ không nghèo, số hộ cận nghèo là 3 và 1 hộ nghèo. Nhóm những hộ chưa tham gia bao gồm: 39 hộ không nghèo, 5 hộ cận nghèo và 4 hộ nghèo. Ta thấy rằng, ở cả nhóm tham gia và chưa tham gia thì tỷ lệ hộ không nghèo chiếm phần lớn.
Bảng 3.6. Hộ điều tra phân theo dân tộc
Dân tộc Phúc An Vĩnh Kiên Tổng số
Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ(%)
Kinh 31 32,29 14 14,58 45 46,88
Cao lan 0,00 32 33,33 32 33,33
Dao 17 17,71 1 1,04 18 18,75
Thái 0,00 1 1,04 1 1,04
Tổng cộng 48 50 48 50 96 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Tại địa bàn nghiên cứu, ta thấy có 3 dân tộc chính. Chiếm tỷ lệ lớn nhất là dân tộc Kinh (46,8%), thứ hai là dân tộc Cao lan có tỷ lệ (33,3%) và đứng thứ 3 là dân tộc Dao (có tỷ lệ 18%). Dân tộc Kinh dường như là tập trung sinh sống ở nhiều ở xã Phúc An hơn, đây là khu tập chung dân cư đông đúc, gần chợ phù hợp cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ, thương mại. Còn dân tộc Cao lan dường như tập trung phần hơn ở xã Vĩnh Kiên.