Kỹ thuật sản xuất sắn

Một phần của tài liệu Giải pháp kỹ thuật sản xuất sắn tại huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 56 - 64)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thực trạng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất sắn tại 2 xã nghiên cứu

3.3.1. Kỹ thuật sản xuất sắn

Để đánh giá được hiệu quả canh tác, thì kỹ thuật canh tác là yếu tố đầu vào quan trọng cần xem xét. Quy trình canh tác bao gồm: làm đất, bón phân, trồng hom, chăm sóc, phòng bệnh đến thu hoạch. Thì chất lượng giống sắn quyết định đến năng suất cây trồng. Ta nghiên cứu các giống sắn tại địa bàn nghiên cứu qua bảng 3.16.

Bảng 3.16. Các giống sắn đã sử dụng

Tên giống

Xã Phúc An Xã Vĩnh Kiên

Số hộ trồng

% DT trồng

Nguồn cung cấp cho vụ

này

Năm bắt đầu sử

dụng giống này

Nguồn cung cấp giống này

trong năm đầu tiên

Số hộ trồng

% DT trồng

Nguồn cung cấp cho

vụ này

Năm bắt đầu sử

dụng giống này

Nguồn cung cấp giống này trong năm đầu tiên

KM21-12 5 37,00 Dự án RTB 2014 Dự án RTB 8 71,25 Dự án RTB 2014 Dự án RTB

KM94 41 94,02

Gia đình tự

để giống 2002

Từ nhà

máy sắn 42 93,81

Gia đình tự

để giống 2008 Hàng xóm

Rayong72 2 17,50 Dự án RTB 2014 RTB

Rayong9 1 25,00 Dự án RTB 2014 RTB

Sắn lá tre 1 100

Gia đình tự

để giống 2008 Hàng xóm 4 47,50

Gia đình

tự để giống 2010 Hàng xóm

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Tại địa bàn nghiên cứu, có tất cả 5 giống sắn được người dân trồng, nhiều hộ trồng nhất là giống sắn KM 94, ít nhất là giống Rayong9. Giống sắn cao sản KM94 là giống sắn đã được người dân 2 xã trồng trên dưới 10 năm nay. Đã có những hộ trồng từ năm 2002 tại xã Phúc An và trồng vào năm 2008 tại xã Vĩnh Kiên. Từ khi được trồng giống sắn KM 94 đến nay, các hộ đều tự để giống từ vụ này đến vụ sau. Chính vì vậy, vấn đề về thoái hóa giống không thể tránh khỏi, làm giảm năng suất cây trồng giảm hiệu quả sản xuất của bà con. Từ yêu cầu thực tế đó, dự án RTB đã khảo nghiệm các giống sắn mới tại địa bàn nghiên cứu. Tiến hành thử nghiệm các giống sắn mới như:

KM12-21, Rayong 72 và Rayong9. Giống sắn KM12-21 được tiến hành trồng khảo nghiệm nhiều nhất với 05 hộ ở xã Phúc An và 08 hộ tại xã Vĩnh Kiên, tương ứng với tỷ lệ 37% và 71,25% trong cơ cấu các giống sắn các hộ trồng sắn. Cũng trong năm 2014, dự án RTB còn khảo nghiệm 2 giống sắn mới nữa là Rayong 72 và Rayong9 tại 3 hộ, có cơ cấu giống khá khiêm tốn Rayong 72 (17,5%) và Rayong9 (25%). Dưới sự hỗ trợ của dự án RTB, từ khi triển khai dự án, người dân tại địa bàn được hỗ trợ từ cung cấp giống, phân bón, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng sắn mới. Từ đó năng lực của người dân được nâng cao, có điều kiện áp dụng kỹ thuật canh tác mới vào điều kiện sản xuất của gia đình nhà mình. Số hộ được tiếp cận với kỹ thuật sản xuất mới thể hiện qua bảng số liệu 3.17.

Bảng 3.17. Hiểu biết kỹ thuật mới về giống sắn

Có biết Không biết

Tổng số Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Phúc An 17 35,42 31 64,58 48

Vĩnh Kiên 16 33,34 32 66,66 48

Tổng số 33 63 96

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Đề tài đã tiến hành điều tra nghiên cứu cả những hộ được tham gia dự án RTB và không tham gia vào dự án, nhằm đánh giá các tác động khác của dự án đến người dân. Các tác động cả với những người dân được hưởng lợi trực tiếp và những người dân được hưởng lại gián tiếp từ dự án RTB. Trong những kỳ vọng của dự án, đều mong muốn các hỗ trợ sẽ mang lại những thay đổi cuộc sống của người dân tại địa phương theo xu hướng tốt đẹp hơn. Thì lợi ích tồn tại lâu dài, bền vững là nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng địa phương. Năng lực được nâng cao thể hiện qua người dân được học hỏi, áp dụng nhiều hơn các biện pháp kỹ thuật mới. Trong đó, hiểu biết kỹ thuật mới về giống sắn có 17 hộ (Phúc An) và 16 hộ (Vĩnh Kiên), chiếm 33% của số hộ được điều tra. Chí ít cứ 3 hộ có 1 hộ đã có thêm kiến thức về các giống sắn mới. Do giống là yếu tố quyết định đến thành công của quá trình canh tác, nên với với kiến thức mới về giống sắn sẽ góp phần nâng cao được hiệu canh tác sắn tại địa phương. Thông qua quá trình canh tác thành công của những hộ có kiến thức mới của giống sắn, sẽ lan tỏa, nhân rộng ra những hộ chưa có kiến thức về giống sắn mới.

Ngoài giống, thì đảm bảo hiệu quả của canh tác còn có sự đóng góp của kỹ thuật canh tác. Để tận dụng hiểu quả đất canh tác, tại địa bàn nghiên cứu bà con đã trồng xen sắn trên đất cây lâm nghiệp trong một đến hai năm đầu.

Bảng 3.18. Số hộ trồng xen sắn tại địa bàn nghiên cứu Có trồng xen Không trồng xen

Tổng cộng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Phúc An 48 100 0 0 48

Vĩnh Kiên 37 77,08 11 100 48

Tổng cộng 85 11 96

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Tại 2 xã địa bàn nghiên cứu nổi bật lên, có đến 85 hộ có trồng xen sắn trên đất cây lâm nghiệp (gần 90%). Đặc biệt là tại xã Phúc An 100% các hộ đều trồng xen sắn trên đất cây lâm nghiệp, xã Vĩnh Kiên cũng có tỷ lệ cao 77% các hộ cũng trồng xen sắn với cây lâm nghiệp. Suy ra rằng, tại cộng

đồng nghiên cứu người dân nhận thức rất rõ lợi ích của việc trồng xen sắn trên đất trồng cây lâm nghiệp.

Trong quy trình chăm sóc sắn trồng xen cây lâm nghiệp thì bón phân với số lượng bao nhiêu, bao nhiêu hộ có bón và bón như thế nào được thể hiện qua các bảng số liệu dưới đây.

Bảng 3.19. Bón phân cho sắn trồng xen cây lâm nghiệp trong năm đầu tiên

Bón phân cho sắn trong năm

đầu tiên xen cây lâm nghiệp Số hộ Tỷ lệ(%) Lượng bón bình quân (kg/ha)

Có bón phân 55 91,67 308

Không bón phân 5 8,33

Tổng số 60 100 308

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Bảng 3.20. Bón phần cho sắn trồng xen cây lâm nghiệp trong năm thứ hai Bón phân cho sắn trong năm

thứ hai xen cây lâm nghiệp Số hộ Tỷ lệ(%) Lượng bón bình quân (kg/ha)

Có 17 34,69 384

Không 32 65,31

Tổng số 49 100 384

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Bảng 3.21. Bón phân cho cây lâm nghiệp suốt chu kỳ Bón phân cho cây lâm nghiệp

suốt trong chu kỳ Số hộ Tỷ lệ(%) Lượng bón bình quân (kg/ha)

Có 16 29,09 403

Không 39 70,91 150

Mean 55 100 386

SD 187

SE 47

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Có đến 55 hộ có bón phân cho sắn trong năm đầu tiên trồng cây lâm nghiệp, với lượng phân bón bình quân là 308 kg/ha. Lượng phân bón như vậy là thấp hơn so với đất chuyên canh trồng sắn. Cây sắn là cây trồng “phàm ăn”

sử dụng nhiều chất dinh dưỡng cho nên nếu có điều kiện người dân tăng lượng phân bón cho cây sắn. Tuy nhiên, sang đến năm thứ hai trồng xen sắn với cây lâm nghiệp số hộ bón phân cho sắn giảm đi đăng kể. Giảm từ 55 hộ xuống 17 hộ bón phân cho sắn, với lượng phân bình quân 384 kg/ha. Lượng phân bón bình quân đã tăng so với bón phân cho sắn trong năm đầu tiên trồng sắn xen cây lâm nghiệp.

Như đã phân tích, do đặc điểm cây sắn sử dụng nhiều chất dinh dưỡng từ đất. Nên để đảm bảo năng suất của cây lâm nghiệp có trồng xen với sắn, người dân tại địa bàn nghiên cứu đã bón phân cho cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công thức bón phân khác nhau giữa các hộ. Chỉ có 29% số hộ bón bình quân lượng phân bón 403 kg/ha trong suốt chu kỳ cho cây lâm nghiệp. Còn lại, có đến 2/3 (trên 70%) các hộ bón phân không bón phân trong suốt chu kỳ cây lâm nghiệp. Tương ứng với số lượng phân bón khá khiêm tốn, bình quân 150 kg/ha cho cây lâm nghiệp. Nhìn chung, với lượng phân bón trung bình cho cây lâm nghiệp Mean = 386 kg/ha cho cây lâm nghiệp tại địa bàn nghiên cứu vẫn đảm bảo năng suất cho cây lâm nghiệp, được thể hiện qua bảng số liệu 3.17 dưới đây.

Bảng 3.22. Đánh giá tình trạng sinh trưởng của cây lâm nghiệp trồng xen sắn Tình trạng sinh trưởng của cây lâm nghiệp

khi trồng xen với sắn Số hộ Tỷ lệ(%)

Cây lâm nghiệp sinh trưởng kém hơn 10 20,00

Cây lâm nghiệp sinh trưởng không thay đổi 12 24,00

Cây lâm nghiệp sinh trưởng tốt hơn 28 56,00

Tổng số 50 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Mặc dù cây lâm nghiệp trồng xen với cây sắn trong hai năm đầu của chu kỳ sinh trưởng nhưng cây sắn đã không ảnh hưởng đến cây sinh trưởng của lâm nghiệp. Không những vậy, tại địa bàn nghiên cứu người dân trồng xen cây lâm nghiệp với cây sắn còn đánh giá rằng, cây lâm nghiệp sinh trưởng tốt hơn khi trồng xen với cây sắn (56% người dân đánh giá). Số lượng hộ trồng xen đánh giá cây lâm nghiệp sinh trưởng kém hơn chỉ 20%. Và 24%

các hộ dân trồng xen cây lâm nghiệp với cây sắn đánh giá không thay đổi khả năng sinh trưởng cây lâm nghiệp. Vì vậy, ta kết luận rằng cây lâm nghiệp trồng xen cay sắn đúng quy trình thì cây lâm nghiệp còn sinh trưởng tốt lên.

Có thể là do người dân tiếp cận thêm nhiều kỹ thuật bón phân mới cho cây lâm nghiệp và cây sắn.

* Thay đổi về mật độ và hiểu biết dịch bệnh hại

Để đánh giá về kỹ thuật canh tác sắn của bà con nông dân tại địa bàn nghiên cứu, thì mật độ trồng sắn trên đất trồng xen sắn với cây lâm nghiệp cần được tìm hiểu. Tiến hành điều tra, tổng hợp số liệu tại bảng số liệu 3.23.

Bảng 3.23. Thay đổi về mật độ trồng sắn

Có thay đổi Không thay đổi

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Phúc An 22 45,83 26 54,2

Vĩnh Kiên 18 37,5 30 62,5

Tổng cộng 40 100 56 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Nhìn chung, tỷ lệ các hộ có thay đổi mật độ trồng thấp hơn những hộ không thay đổi mật độ trồng, tỷ lệ 41,67% (40 hộ) số hộ đã thay đổi mật độ trồng sắn, chiếm tỷ lệ cao hơn là trên 58% những hộ không thay đổi mật độ trồng so với trước kia. Mặc dù trồng xen nhưng người dân tại địa bàn nghiên cứu lại không thay đổi mật độ trồng so với trồng thuần cây sắn. Tỷ lệ các hộ có thay đổi mật độ trồng sắn tại hai xã Phúc An và Vĩnh Kiên có sự khác

nhau. Tại xã Phúc An có tỷ lệ hộ thay đổi mật độ: 45,83%, cao hơn xã Vĩnh Kiên tỷ lệ hộ thay đổi mật độ trồng là 37,5%. Có tỷ lệ thay đổi khác nhau như vậy, cũng bởi vì số hộ được tham gia dự án RTB ở xã Phúc An (29 hộ) là cao hơn xã Vĩnh Kiên (19 hộ). Đây là một trong những tác động khác nhau của dự án trên địa bàn 2 xã. Các can thiệp và số lượng người dân được tham gia khác nhau. Đã dẫn đến thay đổi kỹ thuật canh tác khác nhau của bà con hai địa phương thuộc dự án RTB. Những thay đổi này sẽ đi vào kỹ thuật canh tác tại địa phương nếu như đem lại hiệu quả cho bà con. Đây là tiêu chí đánh giá mức độ thành công của dự án.

Các khâu giống, trồng, chăm sóc và bón phân trong quy trình canh tác sắn đã được nghiên cứu trong đề tài. Nhưng nếu khâu phòng, trừ sâu bệnh cho cây sắn không được quan tâm sẽ gây hậu quả về năng suất và sản lượng.

Thậm trí trong nhiều trường hợp sâu, bệnh đã gây mất mùa, làm thiệt hại nghiêm trọng sinh kế của bà con nông dân. Thông tin về sâu bệnh và quản lý dịch hại sắn được phân tích tại bảng số liệu dưới đây.

Bảng 3.24. Sâu bệnh và quản lý dịch hại sắn

Ý kiến trả lời Sâu bệnh hại sắn Thông tin về quản lý dịch hại sắn

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Có 73 81,11 72 84,71

Không 17 18,89 13 15,29

Tổng số 90 100 85 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Với tỷ lệ rất cao trên 80% là người dân được tiếp cận thông tin về sâu bệnh và quản lý dịch hại sắn. Tỷ lệ những hộ không được tiếp cận thông tin về sâu bệnh và quản lý dịch hại sắn thấp dưới 20%. Với điều kiện được tiếp cận thông tin về sâu, bệnh hại sắn như vậy. Sẽ góp phần làm giảm tác hại của sâu bệnh gây ra cho cây sắn, làm tăng năng suất và sản lượng sắn. Đảm bảo

sinh kế nông nghiệp cho người dân tại địa bàn nghiên cứu. Vậy đâu là nguồn cung cấp thông tin về sâu, bệnh và quản lý dịch hại sắn cho bà con, được thể hiện qua số liệu của bảng 3.25 dưới đây.

Bảng 3.25. Người cung cấp thông tin về sâu bệnh và quản lý dịch hại sắn Người cung cấp thông tin về

sâu bệnh và quản lý dịch hại sắn Số hộ Tỷ lệ (%)

Dự án RTB 11 73,33

Cán bộ khuyến nông 4 26,67

Tổng số 15 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Trong những thông tin mà các hộ trả lời, được tổng hợp và phân tích thu được kết quả. Có 15 ý kiến nói về người cung cấp thông tin về sâu bệnh và quản lý dịch hại sắn. Chiếm phần lớn tỷ lệ: 73,33% là nguồn từ dự án RTB, còn lại 26,67% từ nguồn cán bộ khuyến nông. Từ đó cho thấy, thêm một đóng góp tích cực nữa của dự án RTB đến người dân địa phương.

Đề tài đã đánh giá, thức ăn chăn nuôi chiếm trên 40% chi phí ngành chăn nuôi. Tận dụng được nguồn phụ phẩm từ bã sắn sẽ làm giảm chi phí chăn nuôi của bà con. Chính vì vậy, dự án RTB đã thí nghiệm tại địa bàn các công thức phối trộn bã sắn với nguyên liệu khác làm thức ăn chăn nuôi. Nhằm tận dụng phụ phẩm từ bã sắn, góp phần nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi tại địa phương. Các loại thức ăn khác nhau được sử dụng và hiệu quả đem lại được nghiên cứu tại mục dưới đây của đề tài.

Một phần của tài liệu Giải pháp kỹ thuật sản xuất sắn tại huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)