Giải pháp phát triển sản xuất sắn bền vững, nâng cao đời sống vật chất người nông dân trồng sắn, góp phần cải thiện sinh kế bà con nông dân địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp kỹ thuật sản xuất sắn tại huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 64 - 69)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Giải pháp phát triển sản xuất sắn bền vững, nâng cao đời sống vật chất người nông dân trồng sắn, góp phần cải thiện sinh kế bà con nông dân địa phương

3.4.1. Giải pháp chung

3.4.1.1. Giải pháp về phát triển nguồn lực con người

Đầu tư vào con người để phát triển cộng đồng bền vững là một chiến lược lâu dài, có sự quan tâm nỗ lực của chính quyền, sự hưởng ứng của người dân và toàn xã hội, bởi người dân là chủ thể. Con người được sống và trưởng

thành trong một môi trường giáo dục tốt sẽ trở thành con người phát triển theo chiều hướng tích cực, nguồn nhân lực của xã hội mới đáp ứng và từ đó thì khả năng lựa chọn hoạt động sinh kế sẽ phù hợp với điều kiện tự nhiên, hội nhập và bề vững hơn.

Thay đổi về nhận thức của một bộ phận lớn trong cộng đồng các dân tộc nhất là về giáo dục, và môi trường, tiếp tục thực hiện chỉ thị số số 10 ngày 05 tháng 12 năm 2011 của bộ chính trị về phổ cập cho trẻ mầm non 5 tuổi, tạo nền móng vững chắc cho nền giáo dục phát triển, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trường học nhằm đảm bảo đầy đủ về trang thiết bị phục vụ cho ngành giáo dục, vận dụng hết khả năng về kinh phí nhất là các nguồn vốn 135, vốn mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông thôn bản. Và các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, duy trì và đổi mới các chương tình dự án đang có hiệu quả của địa phương để thúc đẩy nguồn lực, giải quyết việc làm.

3.4.1.2. Giải pháp về chính sách

Tiếp tục thực hiện các chính sách về vốn cho người dân, thông qua các kênh vốn của ngân hàng chính sách xã hội, có sự tín chấp của các tổ chức chính trị xã hội, ngân hàng nông nghiệp, thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, vay vốn vùng khó khăn với mức lãi suất thấp, vốn hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, vốn vay cho chương trình học sinh sinh viên,… Nhằm tạo nguồn vốn tài chính cho người dân có điều kiện phát triển mô hình sinh kế bền vững.

Quy hoạch đất đai cả vùng chuyên canh sản xuất sắn và những diện tích trồng sắn xen cây lâm nghiệp. Thực thi các chính sách cấp giấy chứng nhận sử dụng đất nông nghiệp đất rừng cho bà con, yên tâm đầu tư sản xuất sắn theo quy mô công nghiệp.

3.4.1.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng thiết yếu thúc đẩy sản xuất phát triển nông thôn

Tiếp tục triển khai các chương trình xây dựng cơ vật chất cho các vùng khó khăn theo các dự án của chính phủ như: Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đặc biệt khó khăn từ các nguồn vốn 135, chương trình xây dựng nông thôn mới, gồm trường học, trạm y tế, kênh mương với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, vì vậy giải pháp ở đây là cần xây dựng được hệ thống đường giao thông thật tốt để rút ngắn được thị trường tiêu thụ sản phẩm, đầu tư về công nghệ chế biến để có những sản phẩm tốt tại địa phương, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Đầu tư cho hệ thống điện, nhất là điện sản xuất đảm bảo ổn định đủ cung cấp cho cá nhà máy chế biến công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, nhằm chuyển dịch từng bước ngành nghề trong nông thôn, phát huy lợi thế của các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong nông nghiệp nông thôn.

Tuyên truyền, phổ biến đến các chủ trang trại cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc.

3.4.1.4. Giải pháp về xã hội

Đầu tư về khoa học công nghệ để nâng cao các sản phẩm của làng nghề đan rọ tôm tại xã Phúc An; Cải tiến công nghệ chế biến, gỗ và tinh bột sắn tại địa phương, có quy chế hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường của các cơ sở, Phát triển du lịch trên hồ thủy điện gắn với du lịch cộng đồng ở cả 2 xã, phát huy các bản sắc văn hóa các dân tộc, duy trì các lễ hội cầu mùa, lễ cấp sắc để thúc đẩy du lịch phát triển.

3.4.1.5. Giải pháp về sản xuất, thương mại dịch vụ

Đầu tư phát triển những cây trồng vật nuôi có giá trị cạnh tranh, có loại thế về nguồn lực như: Cây sắn, cây gỗ keo, bạch đàn để cung cấp cho các nhà máy chế biến tại chỗ và của tỉnh, phát triển chăn nuôi đại gia súc tận dung lợi thế của địa phương có những gò đồi, các đảo trên hồ, đầu tư sản xuất các loại thủy sản theo hướng hàng hóa, tăng số lồng cá trên hồ thủy điện, lưu ý đến các loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Phát triển dịch vụ du lịch kết hợp dịch vụ vận tải hàng hóa trên hồ, dịch vụ vận tải đường bộ để thúc đẩy sản xuất, rút ngắn thị trường tiêu thụ sản phẩm của cộng đồng các dân tộc trong huyện.

3.4.2. Giải pháp cụ thể 3.4.2.1. Giải pháp về giống

Tiếp tục chuyển giao các giống sắn tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Bước đầu nhân rộng các giống sắn đã khảo nghiệm thành công ra diện rộng. Có chính sách trợ cước, trợ giá cho giống sắn cho bà con, nhất là nhóm hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số. Vận động bà con chuyển đổi cơ cấu giống sắn cũ kém năng suất, chất lượng sang các giống mới.

3.4.2.2. Giải pháp chăm sóc và phòng bệnh cho sắn

- Tăng cường các lớp tập huấn về trồng cây sắn trong vùng, tư vấn người dân về cách trồng, cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây sắn.

- Mở rộng mô hình tạo điều kiện cho nông dân tham quan thí điểm những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế, có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất mạnh dạn áp dụng vào sản xuất của gia đình mình.

- Tăng cường cán bộ khuyến nông giúp đỡ người dân trong việc chăm sóc, phát hiện sớm và phòng trừ sâu bệnh cho cây sắn.

- Hình thành các nhóm, hội trồng sắn trong xã, huyện để các hộ có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau, bên cạnh đó tránh tình trạng bị ép giá sản phẩm.

3.4.2.3. Giải pháp chế biến và thị trường cho cây sắn

- Cán bộ nông nghiệp địa phương kết hợp với nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm bằng cách xây dựng trên địa bàn các huyện vùng cao. Tìm kiếm thị trường mới, giúp người dân mở rộng thị trường, ổn định về giá để người dân yên tâm sản xuất.

- Có cơ chế hỗ trợ kỹ thuật cho người dân sơ chế sắn đáp ứng yêu cầu của các nhà máy, các công ty tiêu thụ tinh bột sắn.

- Đưa sản phẩm tới nhà máy, hạn chế qua các khâu trung gian là các nhà buôn nhằm giảm giá thành sản phẩm và không bị các nhà buôn ép giá. Khuyến khích hợp đồng bao tiêu sản phẩm sắn với bà con nông dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp kỹ thuật sản xuất sắn tại huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)