Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá vai trò của cây sắn trong sinh kế nông hộ tại địa bàn nghiên cứu
3.2.3. Tình hình thu nhập sinh kế
Theo cách hiểu thông thường, thu nhập từ sản xuất của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ thuế và chi phí sản xuất mà hộ gia đình nhận được từ hoạt động nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Còn thu nhập từ nông nghiệp bình quân đầu người một tháng được tính bằng tổng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình trong 12 tháng qua chia cho tổng số người điều tra và chia cho 12 tháng.
Tuy nhiên, như các mục trên đây đã giới thiệu, hoạt động sinh kế bao gồm hoạt động sinh kế về nông nghiệp và sinh kế phi nông nghiệp. Vì vậy, cơ cấu thu nhập sinh kế được hiểu là tỷ lệ phần trăm (%) thu nhập ước tính về nông nghiệp và phi nông nghiệp, biết rằng tổng cộng thu nhập sinh kế là 100%. Sau đây, chúng ta đi sâu tìm hiểu cơ cấu thu nhập sinh kế nông nghiệp và phi nông nghiệp của hộ dân tại địa điểm thực hiện nghiên cứu.
Về cơ bản, thu nhập của nông dân bao gồm thu nhập về nông nghiệp và thu nhập phi nông nghiệp. Cơ cấu các nguồn thu nhập này nói lên tình trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông hộ. Kết quả điều tra thu nhập từ hoạt động sinh kế được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 3.8. Thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp bình quân tại 2 xã Phúc An và Vĩnh Kiên
Phân loại hộ Phúc An Vĩnh Kiên
Nông nghiệp (%) Phi NN (%) Nông nghiệp (%) Phi NN (%)
Nghèo 25,00 75,00 56,67 43,33
Cận nghèo 28,00 72,00 73,33 40,00
Không nghèo 59,02 40,98 60,76 44,51
Trung bình 37,34 62,66 63,59 42,62
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Trên địa bàn 2 xã Phúc An và Vĩnh Kiên, nổi bật lên là cơ cấu về thu nhập khá là trái ngược. Một bên Phúc An thì thu nhập của các hộ dân chủ từ phi nông nghiệp chiếm 62,66 %, thu nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm 37,34 %. Còn tại Vĩnh Kiên thu nhập từ nông nghiệp lại chiếm phần nhiều 63,59 % và thu nhập từ phi nông nghiệp là 42,62 %. Một phát hiện của nghiên cứu thấy rằng, thu nhập từ nông nghiệp đã góp phần làm thay đổi phân loại kinh tế của các hộ. Những hộ nghèo thường là những hộ có cơ cấu thu nhập từ nông nghiệp thấp. Chính vì vậy, tại địa bàn nghiên cứu ta đưa ra nhận xét cứ sản xuất nông nghiệp tốt hộ đó sẽ không nghèo. Nhiều hộ nghèo do thiếu đất canh tác (đã phân tích) ở trên, phải phụ thuộc thu nhập vào các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp. Có thể do các hoạt động phi nông nghiệp này cũng cho thu nhập không ổn định như thu nhập từ nông nghiệp nên các hộ này mới là hộ nghèo.
Các hoạt động thu nhập phi nông nghiệp ở đây bao gồm những hoạt động nào ? đóng góp như thế nào trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu sẽ được đánh giá tại bảng dưới đây.
Bảng 3.9. Các hoạt động phi nông nghiệp
Hoạt động phi nông nghiệp Số hộ Tỷ lệ (%)
Buôn bán 1 0,45
Cán bộ công chức 5 2,25
Chế biến tinh bột sắn ướt 2 0,90
Chế biến ván bóc xuất khẩu 3 1,35
Chế biến ván bóc xuất khẩu và tinh bột sắn ướt 4 1,80
Công nhân nhà máy 7 3,15
Cửa hàng vật tư sản xuất nông lâm nghiệp 7 3,15
Đan rọ tôm 54 24,32
Dịch vụ vận tải và lái xe 5 2,25
Làm thuê 15 6,76
Ngành nghề (khai thác cát, sản xuất vật liệu xây dựng...) 3 1,35
Phi nông nghiệp khác 58 26,13
Quán bán hàng ăn uống 6 2,70
Thợ xây dựng 24 10,81
Thương mại, buôn bán 26 11,71
Xuất khẩu lao động 2 0,90
Tổng số hộ có các hoạt động phi nông nghiệp 222 100,00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)
Các hoạt động sinh kế cộng đồng phổ biến nhất là đan rọ tôm có 54 hộ, chiếm 24,32%; Thương mại buôn bán có 26 hộ, (chiếm 11,76%); Thợ xây dựng có 24 hộ chiếm 10,81%; Làm thuê có 15 hộ, (chiếm 6,76%); Công nhân nhà máy có 7 hộ, (chiếm 3,15%); Cửa hàng vật tư sản xuất nông nghiệp có 7 hộ (chiếm 3,15%), cửa hàng ăn uống có 6 hộ (chiếm 2,7%) dịch vụ vận tải có hộ (chiếm 5,25%), chế biến ván bóc xuất khẩu và tinh bột sắn có 4 hộ (chiếm 1,8%) và các loại hình kinh doanh phi nông nghiệp khác rất phong phú từ đó đã mang lại cho người dân vùng hồ này đa dạng hóa về thu nhập.
Các xã tại địa bàn nghiên cứu, cơ bản hoạt động trong các ngành nghề chủ yếu là đan rọ tôm, chế biến tinh bột săn kiêm cả bóc gỗ ván xuất khẩu buôn bán hang tạp hóa, thợ xây dựng, làm thuê, làm công nhân nhà máy và một số nghề phi nông nghiệp khác,…
Trong đó có nghề đan rọ tôm tại xã Phúc An là phổ biến nhất, nơi đây đang hình thành như một làng nghề, mang lại thu nhập thường xuyên cho nhân dân sinh sống tại khu vực có điều kiện miền núi khó khăn nhiều diện tích ao hồ như ở đây.
Hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở xã Vĩnh Kiên và Phúc An, không phải là một ngành trọng điểm, nhưng ở đây những mô hình kinh doanh chế biến tinh bột sắn và sản xuất gỗ ván xuất khẩu đã mang lại những lợi ích không nhỏ góp phần tạo thu nhập và công ăn việc làm tại chỗ cho nhân dân.
Mặc dù ngành này có những đóng góp cho sự phát triển kinh tế của một số hộ gia đình như vậy, nhưng có thể đánh giá hoạt động chế biến tinh bột sắn này không bền vững, nếu như không giải quyết được vấn đề nước thải môi trường và quy hoạch, sản xuất phát triển vùng nguyên liệu. Bởi vậy, trong tương lai, cần phải có một chiến lược, chính sách hợp lý để một mặt không ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của người dân, mặt khác bảo vệ môi trường trong sạch.
Ngoài các hoạt động sinh kế kể trên, tại xã Vĩnh Kiên Phúc An huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái còn có một số hộ hoạt động trong lĩnh vực vận tải, tập trung chủ yếu ở thôn Trung tâm của địa bàn, ngành vận chuyển trong xã chủ yếu chở các loại nguyên liệu như: cát, sỏi, gạch, đá sắn, gỗ ván bóc,... để xây dựng các công trình xây dựng và cho các cơ sở chế biến công nghiệp tiểu thủ công nghiệp của địa phương.
Nhìn một cách tổng thể thì các hoạt động sinh kế của người dân trong địa bàn rất đa dạng và phong phú, mỗi hình thức sinh kế đều có những thế
mạnh và những hạn chế khác nhau, nhưng tựu trung lại, có thể đánh giá rằng người dân địa phương tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất gắn liền với đời sống kinh tế, xã hội mang đặc trưng của một vùng sơn cước đang phát triển theo cơ chế thị trường nhưng chủ yếu vẫn là tự cung tự cấp.
Để phát huy hết tiềm năng sẵn có trong vùng thì cần phải có một chiến lược phát triển lâu dài và hợp lý mới có thể xây dựng nên một mô hình sinh kế bền vững.
Như đã phân tích ở trên, phần lớn thu nhập của người dân trên địa bàn nghiên cứu là thu nhập từ nông nghiệp, ngành nông nghiệp bao gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Tại địa bàn nghiên cứu thì thu nhập từ nông nghiệp được cấu thành từ hai hợp phần chính là thu nhập từ trồng trọt và thu nhập từ chăn nuôi. Sau đây ta tiến hành đánh giá về đóng góp cơ cấu thu nhập của hai ngành trồng trọt và chăn nuôi tại địa bàn nghiên cứu.
Bảng 3.10. Phân tích thu nhập (%) ngành nông nghiệp Phân loại
kinh tế hộ
Phúc An Vĩnh Kiên
Thu nhập từ TT (%)
Thu nhập từ CN (%)
Thu nhập từ TT (%)
Thu nhập từ CN (%)
Nghèo 60,00 40,00 53,33 46,67
Cận nghèo 42,00 58,00 68,00 32,00
Không nghèo 46,83 53,17 61,14 39,80
Trung bình 49,61 50,39 60,61 39,49
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)
Thêm một lần nữa ta thấy có sự khác biệt về cơ cấu thu nhập ở 2 xã Phúc An và Vĩnh Kiên tại địa bàn nghiên cứu. Đối với sự đóng góp về cơ cấu thu nhập của ngành trồng trọt và chăn nuôi tại xã Phúc An thì tương đối cân bằng, giữa 49,61 % của ngành trồng trọt và 50,39 % của ngành chăn nuôi.
Tuy nhiên, tại địa bàn xã Vĩnh Kiên cơ cấu thu nhập của ngành nông nghiệp lại có sự chênh lệch. Đóng góp nhiều hơn là cơ cấu thu nhập từ ngành trồng
trọt là 60,61% và đóng ít hơn là cơ cấu từ ngành chăn nuôi: 39,49 %. Điều này có thể liên hệ với diện tích đất canh tác đã phân tích ở trên, tại đại bàn xã Vĩnh Kiên có diện tích đất canh tác nhiều hơn 1,18 ha/hộ so với 0,53 ha/hộ của xã Phúc An. Có nhiều đất canh tác hơn, bà con xã Vĩnh Kiên tập trung sản xuất nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, sắn, bạch đàn, keo,... đã đóng góp nhiều hơn trong cơ cấu thu nhập của ngành nông nghiệp.
Tại địa bàn xã Phúc An, do các hộ có ít diện tích đất canh tác nên tập trung nhiều cho ngành chăn nuôi. Có sự chênh lệch khá lớn giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo. Với những hộ nghèo, ngành trồng trọt chiếm phần nhiều: 60% còn chăn nuôi chỉ có 40% trong cơ cấu thu nhập của ngành nông nghiệp. Gần như đối lập là cơ cấu thu nhập của nhóm hộ không nghèo. Chiếm phần nhiều trong thu nhập nông nghiệp là ngành chăn nuôi: 53,17 % còn ngành trồng trọt là: 48,83%. Ta thấy ngay rằng, những hộ không nghèo là những hộ tập trung sản xuất, kinh doanh ngành chăn nuôi, còn hộ nghèo thì chăn nuôi ít hơn. Ngành chăn nuôi đòi hỏi sự đầu tư nhiều hơn: con giống, thức ăn chăn nuôi, chuồng trại, thú y,... chính vì vậy, đây là khó khăn để đầu tư sản xuất đối với hộ nghèo. Tại địa bàn nghiên cứu, muốn thoát nghèo cần có những hỗ trợ, can thiệp giúp cho bà con nông dân, nhất là nhóm hộ nghèo phát triển chăn nuôi. Để những hộ nghèo thoát nghèo bền vững, góp phần nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho bà con. Thực hiện thắng lợi xây dựng nông thôn mới tại địa bàn xã.
Ta đã phân tích, đóng góp thu nhập của 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi, trong thu nhập của ngành nông nghiệp như thế nào. Câu hỏi đặt ra là trong ngành trồng trọt gồm những cây trồng gì? đóng góp về thu nhập là bao nhiêu ? Hay những hộ tại địa bàn nghiên cứu chăn nuôi những vật nuôi nào?
chúng đóng góp bao nhiêu? về thu nhập của các hộ. Sẽ được phân tích tại phần tiếp theo.