Cộng đồng dân cư

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên trong cộng đồng dân cư phường quang trung, quận hồng bàng, thành phố hải phòng (Trang 29 - 32)

1.2. Một số khái niệm

1.2.4. Cộng đồng dân cư

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng hóa lợi ích giống nhau của các thành viên về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ. Sự gần gũi các cá nhân về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động.

Trong các cuốn từ điển tiếng Việt, không có khái niệm cộng đồng dân cư mà chỉ có khái niệm về cộng đồng hay cộng đồng xã hội. Theo Từ điển tiếng

Việt, cộng đồng được hiểu là "chung nhau và công khai”. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, cộng đồng xã hội là một tập đoàn người, có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, nghề nghiệp, địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng họ, một sắc tộc, một dân tộc. Như vậy, cộng đồng xã hội bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. Đó là những mặt cộng đồng về kinh tế, địa lý, ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng, tâm lý, lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội. Khẳng định tính thống nhất của một cộng đồng xã hội trên một quy mô lớn, cũng đồng thời phải thừa nhận tính đa dạng và nhiều màu sắc của các cộng đồng xã hội trên những quy mô nhỏ hơn. [27]

* Trình độ phát triển của cộng đồng dân cư quy định hình thức tổ chức, quy mô và kết cấu của gia đình:

Quan điểm duy vật lịch sử đã chỉ ra rằng, gia đình là những hình thức phản ánh đặc thù của trình độ phát triển kinh tế. Trong tiến trình lịch sử nhân loại, các phương thức sản xuất lần lượt thay thế nhau, dẫn đến sự biến đổi về hình thức tổ chức, quy mô và kết cấu gia đình. Từ gia đình tập thể – với hình thức quần hôn, huyết thống; gia đình cặp đôi với hình thức hôn nhân đối ngẫu;

đến gia đình cá thể với hình thức hôn nhân một vợ một chồng. Từ gia đình một vợ một chồng bất bình đẳng sang gia đình một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Tất cả những bước tiến trong gia đình đều phụ thuộc vào những bước tiến trong sản xuất, trong trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, cộng đồng dân cư của mỗi thời đại lịch sử.

Đặc điểm, đạo đức, lối sống trong gia đình cũng bị chi phối bởi những quan hệ cộng đồng dân cư. Vì vây, trong mỗi chế độ cộng đồng dân cư khác nhau, có quan điểm khác nhau về tiêu chuẩn đạo đức, lối sống …

* Tính độc lập tương đối của gia đình:

Mặc dù, gia đình và cộng đồng dân cư có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhưng gia đình vẫn có tính độc lập tương đối của nó. Bởi vì gia đình và quan hệ gia đình còn bị chi phối bởi các yếu tố khác như tôn giáo, truyền thống, pháp luật … vì vậy, mặc dù cộng đồng dân cư có nhưng thay đổi nhưng một số gd vẫn lưu giữ những truyền thống của gia đình.

Trong công cuộc đổi mới, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, gia đình là điểm xuất phát như Nghị quyết Trung ương 5 của Đảng đã chỉ rõ: cần “giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa”. Trong đó, mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa phải gắn với một trong những tiêu chí cơ bản là thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

1.2.5. Thiếu niên.

Tuổi thiếu niên (Học sinh Trung học cơ sở (THCS) Là một giai đoạn phát triển của đời người, giai đoạn giữa tuổi nhi đồng (học sinh Tiểu học) và tuổi thanh niên.

Tuy quan niệm về tuổi thiếu niên, tuổi vị thành niên, và tuổi học sinh THCS không đồng nhất với nhau, nhưng nhìn ở góc độ giáo dục cũng không có sự khác biệt lớn.

- Vị thành niên là một khái niệm chưa được thống nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi.

Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Thanh niên là từ 16 - 24 tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi.

Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi.

Hội KHHGĐVN xác định vị thành niên - thanh niên là 10 - 24 tuổi. Vị thành niên:10 - 19 tuổi, chia làm 2 giai đoạn:

giai đoạn đầu từ 10 - 14 tuổi giai đoạn sau từ 15 - 19 tuổi Thanh niên:19 - 24 tuổi Thanh thiếu niên:10 - 24 tuổi

- Lứa tuổi HSTHCS có vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ em.

Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng những tên gọi như:”thời kỳ quá độ” “thời kỳ chuyển tiếp”,”thời kỳ trung gian”,”lứa tuổi bắc cầu” từ trẻ sang người lớn, hoặc tuổi khó bảo,”tuổi khủng hoảng”…những tên gọi này nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi THCS trong quá trình phát triển của trẻ em.

* Ý nghĩa và tầm quan trọng của lứa tuổi học sinh THCS được thể hiện ở nội dung cơ bản của sự khác biệt đặc thù so với các lứa tuổi khác trong sự phát triển về mọi mặt: thể chất, trí tuệ, đạo đức xã hội. Ở tất cả các mặt này đều diễn ra sự phát triển mạnh mẽ nhưng thiếu cân đối. Điều cơ bản là, những cấu tạo mới về chất được hình thành, những yếu tố mới của sự trưởng thành được xuất hiện do kết quả của sự biến đổi cơ thể, của ý thức, của các kiểu quan hệ với người lớn, với bạn bè, của hoạt động học tập , hoạt động xã hội…

Lứa tuổi thiếu niên cũng là lứa tuổi học sinh THCS, cấp học phổ cập, nên giai đoạn phát triển này của đời người được gọi chung là lứa tuổi học sinh THCS.

Khái niệm tuổi thiếu niên hay tuổi học sinh THCS không thể diễn đạt bằng định nghĩa ngắn gọn, mà chỉ nên xem xét, tiếp cận nó qua nội dung được trình bày ở những mục trên đây.

1.3. Các giá trị cơ bản của gia đình truyền thống.

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên trong cộng đồng dân cư phường quang trung, quận hồng bàng, thành phố hải phòng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)