Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đề xuất biện pháp giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho UBND phường Quang Trung và các cơ quan liên quan.
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò giáo dục giá trị truyền thống trong cộng đồng dân cư
3.2.1.1. Mục tiêu, biện pháp
Đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nước mở cửa hội nhập với tất cả nền văn minh trên thế giới. Chính vì thế mà đã có nhiều sự thay đổi trong đời sống xã hội của mỗi con người. Đã có rất nhiều người vì cuộc sống mưu sinh mà quên đi trách nhiệm của mình là là phải dạy dỗ con cái, dạy dỗ học trò, cũng như thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình xã hội. Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng chưa thực sự quan tâm tới việc GDGTGĐTT cho con em. Vì thế, đã gây ra nhiều điều đáng trách, làm cho xã hội mất cân bằng. Từ đó, cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức của mọi tầng lớp xã hội, mọi
lực lượng giáo dục, cộng đồng, gia đình và thiếu niên nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn.
3.2.1.2. Tổ chức thực hiện
Đối với các cáp chính quyền trên địa bàn dân cư: tập trung quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước về công tác giáo dục chính trị, đạo đức, tư tưởng cho thế hệ trẻ. Đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền thực hiện cuộc vận động theo Chỉ thị 05/“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”. Qua đó, tạo ra một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và có hiệu quả trên cơ sở thực hiện tốt các quy chế dân chủ trong cộng đồng dân cư, xây dựng mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục. Bên cạnh đó, cần triển khai và quán triệt các nội dung liên quan đến công tác giáo dục, chính trị, giá trị trong các văn bản chỉ đạo như Luật giáo dục (2005),… Ngoài ra cần tìm hiểu, lựa chọn các phương pháp GDGTGĐTT phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, điều kiện kinh tế chính trị địa phương.
Đối với phụ huynh: tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của bố mẹ đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con cái cũng như vai trò của giá trị truyền thống trong gia đình cho thiếu niên lứa tuổi tiểu học. Qua đó phát huy vai trò của phụ huynh thiếu niên trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục giá trị truyền thống cho thiếu niên Trách nhiệm và vai trò của phụ huynh thiếu niên như sau:
- Phối hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục thiếu niên và thực hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ đề ra.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để chăm sóc, động viên thiếu niên tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định của điều lệ và nội quy của nhà trường.
- PHHS phải chịu trách nhiệm đối với sai phạm, khuyết điểm của con em mình theo quy định của pháp luật và thực hiện nghị quyết của ban đại diện cha mẹ thiếu niên trong việc phối hợp với nhà trường để chăm sóc, quản lý, giáo dục thiếu niên .
- Bảo đảm các điều kiện để thực hiện được các thành công những biện pháp đã đề ra: kinh phí, con người, cách thức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm…
3.2.1.3 Điều kiện thực hiện
- Các bậc cha mẹ, cộng đồng dân cư nắm vững các chủ trương, định hướng GDGTGĐTT cho thiếu niên.
- Sự thống nhất của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, gia đình - Các điều kiện, khả năng triển khai phục vụ cho các hoạt động GDGTGĐTT cho thiếu niên
3.2.2. Giáo dục giá trị truyền thống gia đình cho thiếu niên thông qua việc kết hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội
3.2.2.1. Mục tiêu
Nhà trường, gia đình và xã hội là môi trường để giáo dục thiếu niên .
“Nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội” là một nguyên lý giáo dục vô cùng quan trọng. Làm tốt công tác kết hợp này sẽ tạo sức mạnh tổng hợp trong việc giáo dục thiếu niên nói chung, trong việc giáo dục giá trị gia đình cho thiếu niên nói riêng. Đó là cơ sở để thực hiện các hoạt động giáo dục mang tính hiệu quả.
Sự thống nhất từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới sẽ tạo cho các em môi trường lành mạnh để các em học tập cũng như trau dồi đạo đức.
3.2.2.2. Tổ chức thực hiện
Lứa tuổi thiếu niên dễ bị ảnh hưởng và tác động từ môi trường xung quanh vì các em chưa có nhận thức sâu sắc, hành động các em mang tính chất bộc phát, cảm tính. Chính vì thế, việc tạo ra môi trường đồng thuận là điều hết sức quan trọng trong việc GDGT đặc biệt là GDGTGĐTT cho thiếu niên .
Chúng ta biết rằng, mỗi thiếu niên sống trong gia đình thì các em không chỉ chịu sự tác động của gia đình mà các em còn chịu sự tác động của nhà trường và các lực lượng khác trong xã hội. Mỗi một lực lượng giáo dục lại có một vai trò, ảnh hưởng khác nhau đến từng em thiếu niên. Chính vì thế, không thể tách rời ba lực lượng này cũng như đổ trách nhiệm lên nhà trường được.
Việc kết hợp ba lực lượng sẽ tạo ra được sự thống nhất, đồng thuận trong giáo dục thiếu niên.
Các cộng đồng dân cư cần có biện pháp nâng cao vai trò của PHHS trong việc phối hợp với nhà trường quản lý, giáo dục thiếu niên; phối hợp để chăm sóc, động viên thiếu niên học tập và rèn luyện giá trị tích cực, tự giác cũng như tuân thủ tốt các nội quy, quy định của nhà trường, đồng thời chịu trách nhiệm trước những khuyết điểm, sai lầm của con em mình theo quy định của pháp luật;
phối hợp để tìm ra nguyên nhân của những sai phạm của các em để có kế hoạch giáo dục, bảo ban kịp thời.
Cộng đồng dân cư chính là môi trường tác động tới lối sống, cách cư xử của các em thiếu niên. Chính vì thế cần nâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể, các ban nghành cùng chung sức vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở địa phương, vì sự phát triển của con em trong tương lai.
Đối với thiếu niên: Tổ chức tham gia các hội thảo, chuyên đề, các cuộc thi về GDGTGĐTT ở cấp trường, cấp lớp: vẽ tranh, kế chuyện, viết báo tường về chủ đề giá trị truyền thống trong gia đình, về gia đình hạnh phúc, mẫu mực… để trang bị thêm kiến thức cho các em.
Cộng đồng dân cư cần kết hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức và gia đình duy trì thường xuyên các phong trào: “cụm dân cư văn hóa”, “gia đình văn hóa”, “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” nhằm hình thành cho con em có nếp sống lành mạnh, có cách ứng xử đẹp. Đồng thời có biện pháp khen thưởng, tuyên dương kịp thời để tạo nên động lực giúp cho hoạt động GDGTGĐTT sôi nổi, có hiệu quả trên địa bàn hoạt động.
Tập huấn cho ông bà, bố mẹ… và những người có trách nhiệm cao trong cộng đồng dân cư về GDGTGĐTT cho thiếu niên cũng như kêu gọi thành lập câu lạc bộ, trung tâm tư vấn cho thiếu niên về các vấn đề giá trị cho thiếu niên .
Tích cực tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương để có sự chỉ đạo, gắn kết giữa nhà trường, với địa phương. Hạn chế thiếu niên bỏ học, có biện pháp giáo dục thiếu niên cá biệt, đảm bảo an ninh, văn
hóa khu vực xung quanh trường học, triệt phá các tụ điểm vui chơi, internet có ảnh hưởng tới văn hóa học đường.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
Nhà trường phải là lực lượng chủ đạo trong công tác giáo dục thiếu niên cũng như trong công việc tham mưu với cấp ủy ban để xây dựng các mối quan hệ nhà trường - xã hội, chủ động xây dựng mối quan hệ nhà trường- gia đình, làm cầu nối cho mối quan hệ gia đình- xã hội, tạo nên sự thống nhất giữa ba lực lượng giáo dục đó là nhà trường- gia đình- xã hội trong việc giáo dục thiếu niên Gia đình và các lực lượng xã hội phải hiểu đúng vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giáo dục thiếu niên. Tránh tình trạng giao phó, bỏ mặc cho nhà trường, coi việc giáo dục con em mình là của nhà trường. Cũng như gia đình và các lực lượng xã hội phải có được nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong việc GDGTGĐTT cho thiếu niên .
Thiết lập được cơ sở, phương tiện cần thiết để duy trì mối quan hệ ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả hơn.
3.2.3. Giáo dục những giá trị truyền thống qua các hoạt động trong đời sống thường ngày của trẻ em.
3.2.3.1. Mục tiêu
Thiếu niên là lứa tuổi mà phát triển mạnh mẽ của tự ý thức. Mặt khác khả năng nhận thức và đánh gái các chuẩn mực xã hội chưa đúng đắn và đầy đủ.
Cảm xúc của các em bồng bột, khó kiềm chế. Chính vì thế, việc GDGTGĐTT cho các em thông qua những việc làm cụ thể, qua những tấm gương sáng về việc thực hiện các hành vi phù hợp chuẩn mực sẽ dễ “thấm” vào đầu óc các em hơn là việc nhồi nhét thật nhiều tri thức về giá trị chuẩn mực truyền thống.
3.2.3.2. Tổ chức thực hiện
Người lớn phải là tấm gương sáng, mẫu mực vì lứa tuổi này, người lớn là thần tượng, là hình mẫu lý tưởng để các em học hỏi, noi theo.
Cha mẹ và người lớn trong cộng đồng cần tìm hiểu trong cuộc sống, xung quanh những tấm gương sáng, mẫu mực về lòng hiếu thảo, về giá trị truyền
thống truyền thống cũng như phải biết cách sưu tập các câu chuyện trong lịch sử, trong dân gian về các vấn đề trên để giáo dục các em thiếu niên.
Tạo điều kiện cho các em được thể hiện, được tham gia vào các câu chuyện giá trị truyền thống bằng cách cho các em sưu tập, đóng vai, kể chuyện…để từ đó các em có thể dễ dàng tiếp nhận các tri thức giá trị truyền thống hơn.
Cha mẹ cần phải có sự lựa chọn các tấm gương giá trị truyền thống một cách hợp lý để có thể GDGTGĐTT cho thiếu niên của mình. Phải cho các em trải nghiệm cũng như đưa ra nhận xét, đánh giá của các em về các tấm gương đó.
Cộng đồng dân cư có hình thức tuyên dương, khen thưởng những thiếu niên trong trường có những hành động tốt thể hiện giá trị truyền thống nhân cách tốt như: hiếu thảo, giúp đỡ bạn bè… để giáo dục những thiếu niên khác.
Khuyến khích các em tìm những câu chuyện giá trị truyền thống, tổ chức cho các em những cuộc thi như: tìm hiểu giá trị truyền thống Hồ Chí Minh, thi kể chuyện, vẽ tranh, viết báo tường… về giá trị truyền thống truyền thống.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện
Mỗi người lớn trước hết phải là tấm gương mẫu mực, là điển hình trong nhân cách để các em thiếu niên noi theo.
Sự nhiệt tình, ủng hộ của PHHS trong việc GDGTGĐTT qua các tấm gương trong cuộc sống và trong lịch sử.
Trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng như điều kiện vật chất khác để tổ chức các hoạt động ngoại khóa được tốt.
3.2.4. Tạo không gian văn hoá lành mạnh xung quanh cuộc sống của trẻ em 3.2.4.1. Mục tiêu
Môi trường văn hóa cộng đồng là một môi trường thu nhỏ đối với thiếu niên. Mỗi ngày các em sau giờ đến trường, các em chủ yếu sinh hoạt văn háo cùng cộng đồng dân cư hoặc với gia đình. Chính vì thế, các em dễ bị ảnh hưởng bới những người xung quanh, đặc biệt ở lứa tuổi này ảnh hưởng bới bạn bè rất lớn. Nếu một môi trường có dư luận lành mạnh, có nhiều thiếu niên học giỏi,
chăm ngoan thì sẽ kích thích được các thiếu niên khác cùng cố gắng bởi “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Vì thế, người lớn cần xây dựng môi trường văn hóa cộng đồng có bầu không khí vui vẻ, lễ phép, chăm ngoan… sẽ tạo điều kiện tốt để các em rèn luyện hành vi giá trị, cử chỉ của mình.
3.2.4.2. Tổ chức thực hiện
Đối với môi trường văn hóa cộng đồng, ở đấy có rất nhiều tính cách khác nhau của các em thiếu niên . Do vậy, người lớn cần có con mắt khái quát để nhận ra những đặc điểm nhân cách sai lệch làm ảnh hưởng tới những em khác.
Đặc biệt quan tâm tới những em dễ có ảnh hưởng xấu tới những bạn khác trong nhóm chơi, trong cộng đồng dân cư như các em con nhà giàu có, các em nghịch phá và cả những em quá nhút nhát, ít giao tiếp…
Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội, hoạt động xã hội, từ thiện, ngoại khóa, tham quan, dã ngoại, hoạt động chính trị thời sự kết hợp với hoạt động sinh hoạt cộng đồng trên tinh thần thiếu niên là chủ thể của các hoạt động đó.
Huy động các nguồn lực, điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất, sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức, ban nghành, đoàn thể để có thể tổ chức được các hoạt động cộng đồng một cách thường xuyên và có hiệu quả.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện
Cần có những người tâm huyết với vấn đề giáo dục giá trị truyền thống.
Công đồng cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các cá nhân tổ chức thực hiện các hoạt động vui chơi bổ ích cho thiếu niên. Mặt khác, chỉ đạo và định hướng hoạt động sao cho phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, với địa phương. Đặc biệt cần có sự chú trọng đến công tác GDGTGĐTT cho thiếu niên .
3.2.5. Tích cực huy động các nguồn lực vật chất và tinh thần nhằm giáo dục giá trị truyền thống gia đình cho thiếu niên
3.2.5.1. Mục tiêu
Cũng như tất cả các hoạt động khác muốn có hiệu quả thì đều cần có sự đầu tư cả về vật chất và tinh thần. Hoạt động giáo dục thiếu niên cũng vậy, cộng đồng dân cư không thể đơn độc được mà cần có sự giúp đỡ của các lực lượng xã
hội khác về nhân lực, tài lực, vật lực, các phương tiện, cơ sở vật chất… nhằm tạo ra môi trường tốt nhất cho thiếu niên học tập, trau dồi giá trị truyền thống.
3.2.5.2. Tổ chức thực hiện
Việc thực hiện công tác giáo dục GDGTGĐTT trong cộng đồng dân cư phải tuân theo các văn bản chỉ đạo như: Luật giáo dục, điều lệ cộng đồng dân cư, điều lệ ban đại diện PHHS, quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị cho thiếu niên. Bên cạnh đó, cũng cần chuẩn bị đầy đủ những tài liệu chuyên môn liên quan đến GD.
Kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong việc giúp đỡ thiếu niên học tập và rèn luyện giá trị truyền thống bằng cách đưa ra những kế hoạch cụ thể, chi tiết và có tính khả thi. Tổ chức các cuộc thi về giá trị truyền thống truyền thống như: vẽ tranh, kể chuyện, báo tường… nhằm thu hút được đông đảo sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như các nhà hảo tâm. Một cộng đồng dân cư có các phong trào mạnh, có hiệu quả sẽ thu hút được sự quan tâm của người lớn tuổi và các bậc cha mẹ cũng như các tổ chức trong việc đầu tư, ủng hộ về tinh thần, cơ sở vật chất.
Lên kế hoạch về kinh phí thực hiện các hoạt động hàng năm, hàng quý, hàng tháng và theo từng hoạt động cụ thể và trình lên cấp trên về những kế hoạch đó.
Cân đối kinh phí từ nguồn ngân sách trong cộng đồng dân cư, đáp ứng tốt yêu cầu của công tác GDGTGĐTT cho thiếu niên.
Đối với hoạt động có quy mô lớn, cần có sự kết hợp với chính quyền địa phương, sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội, nhà văn hóa thiếu nhi, phòng văn hóa thông tin của phường, thị xã.
Kêu gọi, tranh thủ sự giúp đỡ về cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trường học của các tổ chức, các nhân, các nhà hảo tâm cũng như cộng đồng dân cư cần có các nguồn giành cho việc mua sắm các thiết bị phục vụ cho các hoạt động của cộng đồng nói chung, hoạt động sinh hoạt văn hóa nói riêng.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện