Kết quả khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên trong cộng đồng dân cư phường quang trung, quận hồng bàng, thành phố hải phòng (Trang 49 - 55)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG

2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng

2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của cộng đồng về việc giáo dục giá trị gia đình truyền thống.

Để có được thực trạng nhận thức GDGTGĐTT cho thiếu niên ở Phường Quang Trung, Quận Hồng Bàng, chúng tôi tiến hành khảo sát 114 thiếu niên; 82 giáo viên và cán bộ quản lý địa phương, 74 PHHS, kết quả thu được như sau:

* Mức độ cần thiết của việc GD cho thiếu niên

Bảng 2.1. Mức độ cần thiết của việc GDGTGĐTT Mức độ

Giáo viên và cán

bộ quản lý PHHS Thiếu niên

SL % SL % SL %

Rất cần thiết 67 81.7 65 87.8 96 84.2

Cần thiết 15 18.3 9 12.2 18 15.8

Bình thường 0 0 0 0 0 0

Không cần thiết 0 0 0 0 0 0

Hầu hết các nghiệm thể khi trả lời phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp đều cho rằng GDGTGĐTT là rất cần thiết trong công tác giáo dục thiếu niên đặc biệt là trong vấn đề giáo dục đạo đức, mức độ này chiếm 81.7% tổng số giáo viên và cán bộ quản lý; 87.8% tổng số PHHS và cán bộ địa phương; 84.2% tổng số thiếu niên được điều tra. Số còn lại đánh giá ở mức độ cần thiết, theo thứ tự đó là: 18.3%, 12.2% và 15.8%. Không có ý kiến nào đánh giá ở mức bình thường và không cần thiết.

* Mức độ quan trọng của việc GDGTGĐTT cho thiếu niên trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho các em.

Bảng 2.2. Mức độ quan trọng của GDGTGĐTT Mức độ

Giáo viên và cán bộ quản lý GD

PHHS và cán bộ địa phương

Thiếu niên

SL % SL % SL %

Rất quan trọng 64 78.0 62 83.78 99 86.8

Quan trọng 18 22 12 16.22 15 13.2

Bình thường 0 0 0 0 0 0

Không quan trọng 0 0 0 0 0 0

Qua bảng điều tra cho thấy hầu hết mọi người từ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, PHHS, cán bộ địa phương cho đến thiếu niên đều nhận thấy tầm quan trọng của việc GDGTGĐTT cho thiếu niên. Cụ thể, có tới 78.8% trong tổng số giáo viên và cán bộ quản lý GD; 83.78% trong tổng số PHHS và cán bộ địa phương; 86.8% trong tổng số thiếu niên cho rằng GDGTGĐTT rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Số còn lại đánh giá ở mức độ quan trọng theo thứ tự 22%, 16.22% và 13.2%. Không có ai đánh giá ở mức độ bình thường và không quan trọng vai trò của GDGTGĐTT.

Qua những số liệu thống kê ở bảng 2.1 và 2.2 thấy được rằng, mọi người đều nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc GDGTGĐTT cho thiếu niên. Việc GDGTGĐTT đã được tất cả mọi người quan tâm và là vấn đề hết sức quan trọng.

2.2.2.2. Thực trạng các giá trị truyền thống được các gia đình gìn giữ và giáo dục cho thiếu niên.

Nội dung GDGTGĐTT cho học sinh được xây dựng một cách có hệ thống và cụ thể, ngay từ lúc các em bước vào học cấp I cho tới khi học tốt nghiệp cấp III ở nhà trường Việt Nam. Ở mẫu giáo, các em chủ yếu được chơi các trò chơi mang tính giáo dục nhưng chưa theo một hệ thống mà chủ yếu là được ông bà, bố mẹ và thầy cô dạy dỗ, chỉ bảo thông qua trò chơi là chủ yếu. Bước vào bậc

tiểu học, các em bắt đầu tiếp xúc với một hệ thống lý thuyết mang tính lý luận (mặc dầu còn hết sức sơ khai) và có hệ thống. Hệ thống này có tính thông suốt cho các em cho tới khi các em học xong THPT. Việc GDGTGĐTT ở cộng đồng dân cư, được tổ chức thành các hoạt động ở khu dân cư, các hoạt động trong gia đình, hoạt động phối hợp cùng nhà trường ở khu dân cư đó. Vì thế các nội dung GDGTGĐTT được thực hiện đa chiều, phong phú và mang tính tích hợp sẽ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi thiếu niên để các em dễ dàng tiếp nhận hơn. Để đánh giá mức độ tiếp thu, nhận thức của học sinh về các nội dung, giá trị đạo đức mà các em đã được giáo dục, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 114 thiếu niên ở khu dân cư và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Khảo sát mức độ nhận thức các nội dung GDGTGĐTT

TT Các giá trị

Đánh giá mức độ

X Thứ

bậc 1 Lễ phép, ngoan ngoãn với ông bà, bố mẹ và

những người xung quanh 290 2.54 4

2 Trung thực với mọi người trong gia đình 276 2.42 8 3 Tinh thần tự giác thực hiện những công việc

được giao 267 2.34 10

4 4

Kính trọng ông bà, bố mẹ và những người lớn

tuổi 288 2.53 5

5 Lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng 284 2.49 7

6 Siêng năng, cần cù, chịu khó 258 2.26 11

7 Biết giúp đỡ, quan tâm tới những người xung

quanh 275 2.41 9

8 Khiêm tốn học hỏi mọi người 244 2.14 12

9 Hiếu thảo với ông bà, bố mẹ 302 2.65 1

10 Yêu thương, quý trọng bố mẹ 295 2.59 2

11 Yêu quê hương, đất nước, biết ơn những người

có công với đất nước 286 2.51 6

12 Có lòng vị tha, yêu thương con người 291 2.55 3 13 Ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ sở vật chất, trang

thiết bị trong gia đình cũng như nơi công cộng 243 2.13 13 Để có kết quả trên chúng tôi tiến hành chấm điểm cho sự lựa chọn của các em như sau: Rất quan trọng: 3 điểm; quan trọng: 2 điểm; Ít quan trọng: 1 điểm.

Kết quả thu được như sau: Phần lớn các em đều cho rằng hiếu thảo với ông bà, bố mẹ là giá trị mà các em cho là quan trọng nhất, với điểm trung bình là: 2.65 và xếp hạng thứ nhất. Các giá trị khác đều được các em đánh giá cao, ví dụ như:

yêu thương, quý trọng bố mẹ; Có lòng vị tha, yêu thương con người; Lễ phép, ngoan ngoãn với ông bà, bố mẹ và những người xung quanh; Kính trọng ông bà, bố mẹ và những người lớn… Và đây cũng là những giá trị GĐTT mà chúng ta cần giáo dục cho các em. Việc các em có nhận thức đúng sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc thực hiện hành vi và thể hiện thái độ đối với các vấn đề bảo tồn và gìn giữ các giá trị đạo đức, giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.

Nhìn chung đa số các em đều hiểu và lựa chọn những giá trị GĐTT tương đối chính xác. Các em cũng đã có sự coi trọng các giá trị như: Lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng; Trung thực với mọi người trong gia đình. Thế nhưng qua bảng 2.3 này chúng tôi cũng nhận thấy một xu hướng chung đó là các em đang dần có khuynh hướng sống vì bản thân khi “Ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị trong gia đình cũng như nơi công cộng” xếp hạng thứ 13, đứng cuối cùng của bảng xếp hạng, “Khiêm tốn học hỏi mọi người” xếp hạng thứ 12, “siêng năng cần cù, chịu khó” xếp thứ 11 và “Tinh thần tự giác thực hiện những công việc được giao”xếp thứ 10. Đây cũng đang là vấn đề cần các bậc phụ huynh và các lực lượng giáo dục hết sức quan tâm và đang tìm các biện pháp để khắc phục để những câu ca dao như: “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… luôn thấm đẫm trong trong lòng mỗi con người đặc biệt là đối với thế hệ trẻ ngày nay.

2.2.2.3. Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên ở cộng đồng dân cư.

Để tìm hiểu về vai trò các lực lượng tham gia giáo dục giá trị truyền thống gia đình cho thiếu niên tại cộng đồng dân cư, chúng tôi phát phiếu hỏi cho giáo viên và cán bộ quản lí địa phương với câu hỏi “các lực lượng tham gia giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên ở cộng đồng dân cư ở mức độ nào”

với 3 mức độ: quan trọng, ít quan trọng và không quan trọng. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Khảo sát mức độ tham gia của các lực lượng trong việc GDGTGĐTT STT Các lực lượng giáo dục Mức độ tham gia

X Thứ bậc

1. Người lớn tuổi trong gia đình 392 2.51 3

2 Nhà trường 348 2.23 6

3 Người lớn tuổi trong cộng đồng không

có quan hệ họ hàng 415 2.66 1

4 Các tổ chức đoàn thể 379 2.43 5

5 Các nhóm tự phát như nhóm từ thiện,

nhóm hoạt động tình nguyện … 393 2.52 2

6 Các câu lạc bộ như tiếng Anh, nhạc,

mỹ thuật, kỹ năng sống… 382 2.45 4

7 Giáo viên 332 2.13 7

Tổng 2642 2.42

Qua bảng trên cho thấy, các lực lượng được đánh giá có vai trò rất quan trọng đối với việc giáo dục giá trị truyền thống gia đình có ĐTB là 2.42. Được đánh giá ở mức độ rất quan trọng. Cụ thể như sau:

Lực lượng được đánh giá có vai trò quan trọng nhất trong cộng đồng dân cư đó là “Người lớn tuổi trong cộng đồng không có quan hệ họ hàng” xếp vị trí số 1 có ĐTB là 2.66. Ông L. X. H. - Trưởng ban đại diện Hội NCT quận Hồng Bàng cho biết “điều quý nhất của người già chính là lối sống mẫu mực để giáo

dục, truyền lại cho con cháu noi theo. Đó cũng là cái gốc của một gia đình văn hóa, một con người văn hóa, một làng quê văn hóa”. Như vậy, vai trò, vị trí của người lớn tuổi có ý nghĩa rất quan trọng trong giáo dục truyền thống, giữ gìn và xây dựng đời sống văn hóa trong mỗi gia đình và khu dân cư. Với phương châm sống vui, sống khỏe, các cụ đang tiếp tục tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, góp phần tích cực trong việc xây dựng đời sống văn hóa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp.

Xếp vị trí thứ 2 là “Các nhóm tự phát như nhóm từ thiện, nhóm hoạt động tình nguyện…” Đây là các nhóm tự phát nhưng có sự tổ chức dẫn dắt và kiếm soát của các cấp chính quyền trên địa bàn. Các em thực hiện những hoạt động phù hợp với chuẩn mực. Sở dĩ nhóm này tác động tới thiếu niên trong việc giáo dục các giá trị truyền thống là vì các nhóm này được hình thành trên cơ sở tự nguyện và thực hiện những hoạt động có giá trị đạo đức nên phù hợp với đặc điểm tâm lý tuổi thiếu niên.

Xếp vị trí thứ 3 là “Người lớn tuổi trong gia đình” có ĐTB >2.5 điều đó cho thấy người lớn tuổi trong gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục giá trị truyền thống cho thiếu niên.

Tuy nhiên, xếp vị trí thứ 6, 7 lại là 2 lực lượng nhà trường và giáo viên. Sở dĩ như vậy là Nhà trường và giáo viên chủ yếu giáo dục học sinh nói chung và thiếu niên nói riêng có kế hoạch, có mục đích trong một khoảng thời gian nhất định tại nhà trường. Còn ngoài thời gian ở trường, khi các em trở về gia đình và cộng đồng dân cư nơi sinh sống thì các tổ chức đoàn thể nơi cư trú sẽ chiếm ưu thế còn vai trò của giáo viên và nhà trường lúc này chỉ là mang tính định hướng và phối hợp.

2.2.2.4. Thực trạng các phương pháp giáo dục giá trị gia đình truyền thống ở cộng đồng dân cư.

Các phương pháp giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong việc GDGTGĐTT. Nếu phương pháp đúng, khoa học sẽ giúp cho các em học sinh tiểu học hình thành thói quen đạo đức tốt, phù hợp với yêu cầu xã hội. Ngược lại

sẽ tạo cho các em tính “nhờn”, không có trật tự, quy củ, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình sống và hoạt động sau này của các em.

Bảng 2.5. Các phương pháp giáo dục giá trị truyền thống gia đình TT Các phương pháp Các lực lượng

GD

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị gia đình truyền thống cho thiếu niên trong cộng đồng dân cư phường quang trung, quận hồng bàng, thành phố hải phòng (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)