Để tìm hiểu thực trang các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giá trị truyền thống trong gia đình, chúng tôi phát phiếu điều tra trên 270 khách thể là giáo viên , cán địa phương, phụ huynh học sinh và thiếu niên sinh sống và công tác trên địa bàn phường. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8. Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục giá trị truyền thống trong gia đình TT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng
TĐ ĐTB TB
1 Môi trường sống 551 2.04 6
2 Tâm lý lứa tuổi thiếu niên 697 2.58 1
3 Bạn bè 635 2.35 4
4 Nhà trường, thầy cô 664 2.46 3 5 Cá nhân tự rèn luyện thường xuyên
liên tục
667 2.47 2
6 Yếu tố văn hóa, chính trị, bối cảnh xã
hội
602 2.23 5
Qua bảng trên cho thấy, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc giáo dục giá trị truyền thống trong gia đình cho thiếu neien chính là “tâm lý lứa tuổi thiếu niên” với ĐTB 2.58 xếp thứ nhất. Điều này phù hợp với thực tế quan sát của chúng tôi. Bởi vì, lứa tuổi thiếu niên có sự khủng hoảng tổng quan hệ với người lớn. Mặt khác, thiếu niên luôn muốn tỏ ra “đã lớn” còn người lớn thì chưa thừa nhận hoặc chưa tin tưởng sự “lớn” của các em vì vậy dẫn tới sự phản ứng ngấm ngầm của trẻ thiếu niên trong quan hệ hay sự phục tùng mệnh lệnh của người lớn.
Yếu tố ảnh hưởng lớn thứ 2 là “cá nhân tự rèn luyện thường xuyên liên tục”. Yếu tố này cũng liên quan đến đặc điểm tâm lý tuổi thiếu niên, các em bồng bột, mọi hoạt động mang tính cảm xúc không bền vững vì vậy nên việc tự rèn luyện các chuẩn mực hành vi phù hợp với giá trị truyền thống gia đình là một thử thách lớn đối với các em.
Yếu tố thứ 3 là “nhà trường, gia đình, thầy cô”. Hoạt động giáo dục giá trị truyền thống trong gia đình, khẳng định vai trò chủ đạo của gia đình trong hoạt động giáo dục. Trong hoạt động này yếu tố nhà trường và thầy cô có ảnh hưởng nhưng không cao.
Tuy nhiên, 2 yếu tố ảnh hưởng ít nhất lần lượt là “Yếu tố văn hóa, chính trị, bối cảnh xã hội” và “Môi trường sống“ có ĐTB là 2.23 và 2.04. Qua đó cho thấy, những yếu tố thuộc về môi trường ảnh hưởng không lớn tới việc giáo dục gái trị văn hóa cho thiếu niên.
Tiểu kết chương 2
Việc GDGTGĐTT là một vấn đề hết sức quan trọng trong xã hội hiện nay. Bởi vì cuộc sống hiện đại bận rộn cùng với việc bùng nổ công nghệ thông tin nên ngày càng ít quan tâm để GDGTGĐTT cho thiếu niên, con em mình dẫn đến thực trạng lượng thiếu niên đang ngày càng thấy đạo đức truyền thống là một điều xa lạ, không phù hợp với lối sống của các em. Đây là một điều đáng lên án mà xã hội cần phải có biện pháp khắc phục.
Sau khi tìm hiểu thực trạng về đạo đức truyền thống cho thiếu niên ở phường Quang Trung, quận Hồng Bàng cho thấy các cộng đồng đã có nhiều sự cố gắng trong công tác GDGTGĐTT và cũng thu được nhiều kết quả khả quan, tạo điều kiện cho các em phát triển nhân cách toàn diện. Đó là kết quả của quá trình lâu dài và đáng ghi nhận của cộng đồng dân cư, cha mẹ trẻ và những người lớn tuổi có trách nhiệm trong cộng đồng và sự quan tâm của các các cấp chính quyền địa phương.
Việc đánh giá đầy đủ thực trạng, chất lượng công tác GDGTGĐTT cho thiếu niên về nguyên nhân ưu điểm, hạn chế một cách cẩn thận là điều kiện cần thiết để đề ra biện pháp phù hợp để GDGTGĐTT cho thiếu niên một cách hiệu quả.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CHO THIẾU NIÊN TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ Ở
PHƯỜNG QUANG TRUNG, QUẬN HỒNG BÀNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc thống nhất giữa giáo dục ý thức và hành vi.
Giáo dục là một chỉnh thể trọn vẹn bao gồm các mặt, các khâu thống nhất, biện chứng với nhau. Giáo dục chỉ đạt được hiệu quả mỗi khi cá nhân vừa có được ý thức đúng, vừa có được hành vi đúng, bởi ý thức và hành vi là hai mặt tồn tại song song trong mỗi phẩm chất cần giáo dục. Do vậy, giáo dục cần đảm bảo nguyên tắc thống nhất, hài hòa giữa ý thức và hành vi.
Để có ý thức đúng, học sinh cần tham gia vào các hoạt động thực tiễn, thông qua học tập của trong nhà trường, thông qua việc nắm vững kiến thức các môn khoa học. Thực tế, lao động và hoạt động xã hội là nơi thử ý chí và hành vi của con người.
Hoạt động của con người phải là hoạt động có ý thức, ý thức của con người phải được thể hiện bằng hành vi. Sự thống nhất giữa ý thức và hành vi là mục đích, là nguyên tắc chủ đạo để tiến hành các hoạt động giáo dục.
3.1.2. Nguyên tắc biện pháp phải đảm bảo tính thực tiễn
K.Max đã nói: “lý thuyết thì màu xám còn cây đời mãi mãi xanh tươi”.
Bởi lý thuyết tới thực tiễn thì còn rất xa vời, nắm chắc lý thuyết chưa hẳn đã giỏi thực hành. Giáo dục chúng ta thường chỉ chú ý tới dạy lý thuyết mà lơ là phần thực hành thế nên phần đông người học rất bỡ ngỡ và khó hòa nhập được với môi trường cuộc sống. Chính vì thế, giáo dục chúng ta cần phải gắn liền với thực tế hơn nữa. Mỗi biện pháp giáo dục đưa ra phải dựa trên những phân tích chính xác, khoa học về tình hình thực tiễn. Muốn đề xuất biện pháp GDGTGĐTT có hiệu quả phải tìm hiểu về đặc điểm cụ thể của địa phương, của cụm dân cư, điều kiện kinh tế xã hội ở tất cả các phương diện có liên quan như:
điều kiện cơ sở vật chất, con người, cách thức quản lý, hình thức tổ chức thực hiện, điều kiện môi trường,…
Đối tượng của giáo dục là con người nên khi đưa ra các biện pháp
GDGTGĐTT đạt được sự phù hợp với thục tiễn và có tính khả thi cao thì chúng ta cần phải chú ý đến đặc điểm, sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của cấp học, bậc học cùng với sự tác động của các yếu tố bên ngoài đến sự hình thành và phát triển nhân cách các em trong những điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội cụ thể.
Thiếu niên là lứa tuổi dở dở ương ương, tuổi khó bảo, có những chuyển biến mạnh mẽ về mặt tâm lý. Đặc biệt, tuổi thiếu niên tự ý thức phát triển mạnh mẽ. Vì vậy việc chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của các em là một yếu tố quan trọng để đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp và có tính khả thi cao.
Mỗi biện pháp GDGTGĐTT khi đưa ra sẽ tác động và ảnh hưởng đến cả một tập thể. Biện pháp GDGTGĐTT còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả một thế hệ và góp phần tạo nên nhân cách của thế hệ đó. Vì vậy, khi đưa ra các biện pháp GDGTGĐTT cần tính toán, cân nhắc, tiến hành thực nghiệm để kiểm tra, xác định tính cần thiết và khả thi của biện pháp trong điều kiện cho phép.
3.1.3. Nguyên tắc GDGTGĐTT phải phù hợp với đối tượng
Sự phát triển của mỗi cá nhân đều diễn biến theo lứa tuổi với những nét đặc trưng về giới tính, tính cách. Mỗi con người là một thế giới thu nhỏ với những nét tính cách phổ biến và cũng có những nét đặc thù, không lặp lại ở người khác. Vì thế, giáo dục phải phù hợp với nhu cầu, hứng thú, tình cảm của đối tượng. Phải chú ý hướng các hoạt động chủ đạo phù hợp với từng đối tượng giáo dục nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
Giáo dục phải dựa vào những đặc điểm cá biệt của mỗi cá nhân. Mỗi con người có những nét riêng tư trong tính cách, khí chất, có vốn sống và sự trải nghiệm khác nhau. Giáo dục cần phải dựa vào kiến thức, kinh nghiệm cá nhân, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để giáo dục (cá biệt hóa), nhằm phát triển nhân tối đa các năng lực của mỗi cá nhân. Không có phương pháp giáo dục nào là hiệu quả, vạn năng với tất cả các đối tượng được giáo dục. Vì thế, trong giáo dục muốn đạt hiệu quả cao như mong muốn thì phải chú ý đến tính cá biệt.
Đối với việc GDGTGĐTT cho thiếu niên thì nguyên tắc này là hết sức quan trọng. Chúng ta không nên đưa ra một hệ thống lý thuyết về đạo đức khô khan mà cần lồng ghép vào các trò chơi, các hoạt động vui chơi, giải trí, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Đây cũng là cơ sở rất có ý nghĩa để xem xét và đề xuất các biện pháp GDGTGĐTT cho thiếu niên một cách phù hợp.
3.1.4. Nguyên tắc thống nhất yêu cầu trong các lực lượng giáo dục
Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng giáo dục chủ yếu trong việc giáo dục học sinh nhằm hình thành và hoàn thiện nhân cách cho các em. Vì vậy, để tiến hành giáo dục, ba lực lượng này phải thống nhất với nhau các yêu cầu chung về nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục… nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục học sinh. Nếu các mục tiêu này không thống nhất, thiếu đồng bộ, đi theo các chiều hướng khác nhau thì khó lòng đem lại hiệu quả như mong muốn đôi khi còn mang lại những hậu quả đáng tiếc.