CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA NƯỚC VNDCCH TRONG
2.1 Bối cảnh lịch sử quốc tế và trong nước từ 1954 -1975
Trên vũ đài chính trị quốc tế những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ II, một hệ thống xã hội mới xuất hiện với hàng loạt nước dân chủ nhân dân chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội mà Liên Xô là một hình mẫu lớn. Năm 1949 được coi là năm quyết định của quá trình thay đổi căn bản tình hình thế giới sau đại chiến với việc Liên Xô phá vỡ độc quyền hạt nhân của Mỹ, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời. Cán cân so sánh lực lượng trên thế giới nghiêng hẳn về phía các nước chống chủ nghĩa đế quốc.
Bước vào thập kỷ 50, Liên Xô tiếp tục triển khai những “Kế hoạch 5 năm” xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chiến tranh từng đè nặng lên nền kinh tế - xã hội Xô Viết với bao tổn thất về người và của. Nhưng chỉ 7 năm sau, Liên Xô đã đủ sức làm nên “Sự kiện Sputnich” khiến các thế lực đối địch phải sửng sốt. Một khả năng bảo vệ hòa bình thế giới đãxuất hiện trong thực tế. Trong khi đó các nước Đông Âu cũng bước vào thực hiện công cuộc kiến thiết đất nước với những kế hoạch dài hạn để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tháng 11/1957 tại Matxcơva (Liên Xô), Hội nghị Quốc tế 64 Đảng Cộng Sản và Công Nhân đã tổng kết kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, ra tuyên bố hòa bình, củng cố phong trào Cộng Sản Quốc Tế. Thế giới tiến bộ và cách mạng từ cuối thập kỷ 50 đầu thập kỷ 60 bước vào thời kỳ phát triển với thế và lực mới của mình trong đó Liên Xô là người có công đầu trong việc kiến thiết và gìn giữ hòa bình. Nhưng lúc ấy châu Âu đã bị chia làm đôi, cuộc chiến tranh lạnh bắt đầu, hệ thống xã hội mới ra đời cũng bước vào thời kỳ đối đầu với chủ nghĩa đế quốc.
Cũng sau chiến tranh thế giới lần II, phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mỹ La-tinh phát triển thành cơn bão táp cách mạng, phá vỡ từng mảng thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Những cuộc đấu tranh vũ trang, những lực lượng tiến và cách mạng chiếm ưu thế trong dân tộc, xu hướng độc lập - dân chủ - hòa bình - trung lập… Đó là những nét mới trong tiến trình phát triển của phong trào.
Dù được “Trao trả độc lập” hay đấu tranh giành độc lập, các nước thuộc địa sau khi thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang đều đi theo con đường phi đế quốc; trong số các nước này có một số nước đã đi gần hoặc đi thẳng vào con đường CNXH. Trung Quốc từ năm 1953 bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng CNXH.
Các nước Việt Nam, Cu Ba là những ngọn cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc, sau khi giành được độc lập đã tiến thẳng lên CNXH không qua giai đọan phát triển TBCN.
Chiến tranh thế giới qua đi, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, nhiều nước đế quốc, cả
hơn bao giờ hết. Là một trong những nước lớn góp phần quyết định vào thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh, lại là nước giàu mạnh nhất sau chiến tranh, Hoa Kỳ đã giương cao ngọn cờ sen đầm quốc tế và muốn áp đặt tự do kiểu Mỹ ở khắp nơi trên thế giới.
Chiến lược toàn cầu của Mỹ phản ánh một tham vọng muốn xác lập sức mạnh của đế quốc Hoa Kỳ trên tất cả mọi khu vực của thế giới. Mục tiêu trong các kế hoạch chiến lược của Mỹ lúc này là:
* Tiêu diệt chủ nghĩa xã hội (trọng tâm là Liên Xô và các nước Đông Âu).
* Dập tắt phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mỹ La-tinh (trọng tâm là Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và Cu Ba trong khu vực Mỹ La-tinh).
* Lôi kéo, khống chế các nước đồng minh (trọng tâm là Tây Âu - Nhật Bản).
Chiến lược toàn cầu của Mỹ sử dụng 3 phương thức chủ yếu: chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang và thực hiện chủ nghĩa thực mới… Chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang và chạy đua vũ trang tạo ra sự đối đầu giữa hai hệ thống thế giới, Mỹ sẽ lôi kéo các nước phe Mỹ vào cuộc chiến chống Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa thực dân mới sẽ thay thế lối thống trị thuộc địa mà phương Tây nay đã lỗi thời.
Ba chỗ dựa trọng yếu của chiến lược toàn cầu của Mỹ lúc này là: Viện trợ kinh tế - quân sự - xây dựng hệ thóng liên minh phòng thủ - củng cố lực lượng quân sự mạnh.
Sau kế hoạch Marshall chi 50 tỷ dollar vào việc phục hồi các nước tư bản, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh viện trợ cho các nước, tính bình quân mỗi năm trong thời kỳ 8 năm 1953 - 1960 là 5 tỷ dollar. Trong đó số viện trợ quân sự gần 3 tỷ dollar với tỷ lệ theo ưu tiên cho các khu vực là: Tây Âu 54%, Đông Nam Á và Viễn Đông 24,2%, Trung Cận Đông 14,9%, các nơi khác 6%.
Những khối liên minh song phương và đa phương do Mỹ đứng đầu hoặc bảo trợ lần lượt ra đời như: khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập năm 1949, khối Đông Nam Á (SEATO) ra đời năm 1954, khối Trung Cận Đông (CENTO) hình thành năm 1955, khối Nam Thái Bình Dương (ANZUC) lập ra năm 1951… Ngoài ra còn các Hiệp ước tay đôi giữa Mỹ và một số nước ở Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á. Về lực lượng quân sự, những năm 1953 - 1960 Mỹ cũng đề ra nhiều ý nghĩa chính trị và kinh tế cho Mỹ lúc này. Quân số giảm đi nhưng căn cứ quân sự ở nước ngoài lại được tăng cường. Sau chiến tranh Mỹ có hơn 2.200 căn cứ quân sự có mặt ở khắp các châu lục, 7 hạm đội trải ra khắp các đại dương, phái đoàn quan sự và cố vấn Mỹ hoạt động ở 45 nước trên thế giới, nhiều loại vũ khí trang bị mới được ra đời như máy bay ném bom chiến lược B52, B47, tên lửa vượt đại châu có đầu đạn hạt nhân, tên lửa tầm trung, tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa hạt nhân chiến thuật…
2.1.2 Tình hình Việt Nam
Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã triển khai chiến lược toàn cầu từ rất sớm, trong đó Việt Nam là một trong những trọng điểm. Việt Nam nằm trong khu vực có tiềm năng lớn về kinh tế vì rất giàu khoáng sản, nguyên nhiên liệu, lại có nguồn
nhân lực lao động dồi dào. Việt Nam còn có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự cho cả vùng Đông Nam Á. Đất liền nối với nhiều quốc gia và đi sâu vào tận miền Trung Á. Biển có những đảo và hải cảng không những thuận tiện giao thông, dễ sự dụng tàu thuyền, mà còn có khả năng khống chế cả vùng rộng lớn. Việt Nam lại là tiêu điểm của phong trào giải phóng dân tộc đang sôi sục ở châu Á.
Sau Cách mạng tháng Tám khi VNDCCH - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời, cục diện chính trị trên bán đảo Đông Dương thay đổi lớn, bất lợi cho chủ nghĩa đế quốc. Đã có sự tập hợp các lực lượng phản cách mạng chống lại lượng cách mạng, nhưng chúng đã không thành công. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi với việc giải phóng nửa nước ở miền Bắc, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam còn là nơi ấp ủ những mưu toan của Mỹ từ lâu. Đầu thập kỷ 50 Mỹ đã thấy “Đông Dương là phần thưởng đặt cho một trò chơi lớn… trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, hàng năm Đông Dương đã đem lại lợi tức khoảng 300 triệu đôla”.
Ngay khi vừa bước vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã tuyên bố giúp Pháp trong chiến tranh Đông Dương là để “ngăn chặn một cách rẻ tiền nhất các sự kiện có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp đối với nước nước Mỹ”. Từ tháng 8/1950 Mỹ đã triển khai phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự (MAAG) vào Việt Nam. Từ cuối năm 1950 đến cuối năm 1951, bằng các Hiệp định tay đôi ký với Pháp ở Đông Dương, như “Hiệp nghị phòng thủ chung Đông Dương”, “Kế hoạch hợp tác kinh tế”,
“Kế hoạch an ninh chung”, Mỹ đã từng bước can thiệp vào Việt Nam. Những kế hoạch chiến tranh của Pháp ở Đông Dương như “Kế hoạch Rever”, “Kế hoạch Delatte de Tassingy”, “Kế hoạch Dalan”, “Kế hoạch Navarre” đều được Mỹ trực tiếp tham gia chỉ đạo thực hiện. Có thể nói Việt Nam là nơi tập trung quyền lợi sống còn, là đất dụng võ của họ.
Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, đất nước Việt Nam bị chia làm hai miền. Cuộc chuyển quân tập kết đã làm thay đổi tình hình so sánh lực lượng, từ thế “Cài răng lược” ở phạm vi toàn quốc thành thế “Đối đầu” ở hai miền đất nước. Lực lượng cách mạng đang phát triển thuận lợi trên phạm vi toàn cục, nay tập trung ra miền Bắc, thế và lực lượng cách mạng nhất là ở miền Bắc nhưng vô cùng bất lợi ở miền Nam. Trong khi đó lực lượng Pháp và các phe phái chính trị phản động trên toàn quốc dồn cả về miền Nam, mang theo tâm trạng thua cuộc, hận thù, muốn tìm chỗ dựa mới, đó là cơ hội để Mỹ nhảy vào miền Nam hất cẳng Pháp, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới.
Với những hoạt động xây dựng chủ nghĩa thực dân mới, tấn công đánh phá lực lượng và phong trào cách mạng, trong mấy năm 1954 - 1959 Mỹ - Diệm đã biến miền Nam Việt Nam từ một chiến trường chống chủ nghĩa thực dân thành một chiến trường phản
Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự, một bàn đạp để tấn công miền Bắc và phe XHCN từ phía Nam, ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản đang lan tràn xuống vùng Đông Nam Á.
Mỹ đã thi thố ở Việt Nam 4 chiến lược chiến tranh, ứng dụng từ 3 lần thay đổi chiến lược toàn cầu, do 5 đời tổng thống kế tiếp nhau thực hiện từ năm 1953 đến năm 1975. Đó là sự lựa chọn đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng tiến hành chiến tranh của Mỹ. Chưa bao giờ Mỹ huy động được sức mạnh của cả nước Mỹ cùng các nước phe Mỹ, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự như là trong thời kỳ họ tiến hành chiến tranh Việt Nam. Ý chí và quyết tâm của Mỹ khi đánh Việt Nam không phải chỉ nhằm khuất phục một dân tộc, dập tắt một ngọn lửa đấu tranh vì độc lập tự do, mà còn nhằm đe dọa nhiều nước khác, đồng thời thể hiện sức mạnh của Hoa Kỳ trong nửa cuối thế kỷ XX.
Cách mạng Việt Nam vừa giành thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến 9 năm chống chủ nghĩa thực dân Pháp, nay lại đứng trước kẻ thù mới vừa lớn mạnh vừa đầy tham vọng. Nửa nước ở miền Bắc được giải phóng và có lực lượng cách mạng của cả nước tập trung về. Do đó miền Bắc có nhiệm vụ phải nhanh chóng hoàn thành nốt những nhiệm vụ còn lại của Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để bước tiếp sang cuộc cách mạng mới, đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội. Nửa nước còn lại ở miền Nam chưa được giải phóng, cách mạng lại bị mất thế lực, quần chúng nhân dân đang tiếp tục bị khủng bố đàn áp. Vì thế miền Nam có nhiệm vụ phải gây dựng lại lực lượng và phong trào cách mạng, tiếp tục cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng miền Nam, giành tự do độc lập.
Hai miền của một đất nước bị cắt tiến hành đồng thời “hai cuộc cách mạng” khác nhau, dưới sự lãnh đạo của một Đảng thống nhất là Đảng Lao Động Việt Nam. Cách mạng XHCN ở miền Bắc có nhiệm vụ trước mắt là xây dựng miền Bắc vững mạnh toàn diện, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam, miền Bắc là hậu phương to lớn, là chỗ dựa căn bản nhất cho toàn dân tộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có nhiệm vụ trước mắt là đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ và tay sai, miền Nam là tiền tuyến lớn, là chiến trường chính của cuộc kháng chiến.
Cách mạng XHCN ở miền Bắc có ý nghĩa quyết định nhất đối với toàn bộ sự phát triển của Cách mạng Việt Nam, trước hết là đối với sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Cuộc đấu tranh chóng Mỹ ở miền Nam có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối với việc giải phóng miền Nam giành tự do độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc.
Cả hai miền Nam Bắc có nhiệm vụ chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc để xây dựng một Việt Nam hòa bình - thống nhất - độc lập - dân chủ và giàu mạnh. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ kéo dài hơn 20 năm buộc nhân dân Việt Nam phải chọn con đường cách mạng bạo lực để gạt bỏ mọi
trở ngại trên con đường hòa bình - thống nhất Tổ quốc. Chấp nhận cuộc đụng đầu với Mỹ, người Việt Nam cũng sớm nhận thức được tính chất quyết liệt của cuộc chiến tranh không cân sức này, cùng những thuận lợi khó khăn đối với cuộc chiến đấu chính nghĩa của mình. Sức mạnh tổng hợp của Cách mạng Việt Nam thời kỳ đánh Mỹ, đem đối chọi với sức mạnh Mỹ dựa vào tham vọng và những ưu thế của khoa học kỹ thuật.
Thực tế cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam những năm 1954 - 1975 đã cho thấy: không vũ lực nào đè bẹp được một dân tộc thiết tha với độc lập tự do.