CHƯƠNG 3: NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.2 Bài học kinh nghiệm của ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975
Bài học thứ hai là ngoại giao phát huy thế mạnh chính nghĩa dân tộc và thế thắng ở chiến trường góp phần có tính chất quyết định trong việc tập hợp lực lượng
dân thế giới vĩ đại ủng hộ Việt Nam. Sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế cũng là một trong những nguyên nhân thắng lợi của nhân dân ta. Để làm việc này, chúng ta đã kết hợp vận động chính trị, vận động báo chí với đấu tranh trên bàn đàm phán. Cùng với diễn đàn Pari, ngoại giao Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân nhằm vào các đối tượng trọng yếu nhất, như Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước Tây Bắc Âu - nơi có phong trào ủng hộ Việt Nam sôi động nhất. Ngoài giới công nhân và thanh niên, chúng ta rất coi trọng tầng lớp trí thức, các nhà bác học, giáo sư, học giả, văn nghệ sĩ tên tuổi, quy thành hàng trăm tổ chức, hàng trăm cuộc tập hợp, đại hội, hội thảo ủng hộ Việt Nam, có tác động lớn. Tòa án quốc tế Béctơrăng Rútxen (Bertrand Russel) là điển hình của phong trào trí thức, tiêu biểu cho tình cảm, lương tri loài người ủng hộ Việt Nam.
Bài học thứ ba là suốt cuộc kháng chiến, chúng ta kiên trì quan điểm độc lập tự chủ của Đảng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam diễn ra trong hoàn cảnh Chiến tranh lạnh đang diễn ra gay gắt trên thế giới, nó liên quan đến nhiều nước, trước hết là ba nước lớn Mỹ - Xô - Trung đều dính líu trực tiếp. Nước Mỹ đang thời hưng thịnh, quyết “không để mất” Nam Việt Nam. Liên Xô, Trung Quốc hết lòng giúp Việt Nam nhưng cũng tìm cách tác động vì lợi ích chiến lược của mình. Liên Xô, Trung Quốc mâu thuẫn nhau ngay trong vấn đề Việt Nam và giúp Việt Nam. Đó là những khó khăn lớn cho ta. Quan điểm của ta là chân thành đoàn kết với Liên Xô, Trung Quốc, quý trọng sự giúp đỡ của bạn, coi trọng vị trí của bạn trong vấn đề Việt Nam. Ta coi trọng thông báo cho bạn tình hình và chủ trương đánh đàm của ta. Ngày 8-10-1972 khi ta trao cho Mỹ đề nghị hòa bình quyết định - Dự thảo Hiệp định, thì đồng thời ta cũng trao văn bản đó cho lãnh đạo Đảng hai nước đồng minh. Chúng ta ứng xử với hai nước khôn khéo, cân bằng, không đứng về bên này chống bên kia, không bên nặng, bên nhẹ.
Khó khăn nhất là khi Việt Nam đi vào nói chuyện với Mỹ; Liên Xô thúc đẩy để sớm có thỏa hiệp, tích cực làm trung gian. Trái lại Trung Quốc phản đối, cho “miền Bắc bỏ rơi miền Nam”, “mắc mưu xét lại”... Việt Nam giữ vững lập trường, tiếp xúc với Mỹ là để phục vụ chiến trường. Ta kiên trì trao đổi, thuyết phục, cuối cùng, bằng thực tế, cả hai nước đều đồng tình với bước đi và bài bản đánh đàm của lãnh đạo Việt Nam. Việt Nam vượt qua mọi sức ép, đoàn kết được với cả Liên Xô, Trung Quốc, làm thất bại âm mưu của Mỹ chia rẽ Việt Nam với các đồng minh. Ta tự chủ được vững vàng là do rút được kinh nghiệm thời chống Pháp và thời kỳ đầu sau Hiệp định Giơnevơ. Quan trọng hơn cả là do thực lực ta khác trước, bản lĩnh, tư duy cũng vững vàng hơn trước.
Bài học thứ tư là ngoại giao Việt Nam luôn quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, dĩ bất biến ứng vạn biến”, vững vàng về nguyên tắc nhưng hết sức linh hoạt về sách lược.
Đối phó với kẻ địch mạnh, với chính sách ngoại giao trên thế mạnh, trước hết ngoại giao phải giữ vững lập trường, mục đích chiến đấu của nhân dân. Ta khẳng định
yêu cầu nguyên tắc là Mỹ phải chấm dứt hoàn toàn ném bom miền Bắc, phải rút hết quân Mỹ khỏi miền Nam mà không được đòi điều kiện gì. Ta kiên trì nguyên tắc Mỹ rút hết nhưng ta giữ nguyên lực lượng chính trị vũ trang ở miền Nam.
Nhưng đánh một kẻ thù mạnh, ta phải có nghệ thuật vận dụng sách lược khôn khéo, mềm dẻo để đẩy lùi địch từng bước, giành thắng lợi từng bước. Vận dụng sách lược là một lĩnh vực đòi hỏi tầm trí tuệ cao và tư duy năng động. Suốt mấy năm chống Mỹ, ta đã vận dụng sách lược phong phú, khó kể hết. Ví dụ : Suốt mấy năm đàm phán, Mỹ luôn đòi “hai bên cùng rút quân”, “quân miền Bắc phải rút khỏi miền Nam”...
Phiên họp nào Mỹ cũng lặp lại yêu sách này và cũng ít nhiều gây khó khăn cho ta trước dư luận. Tháng 5-1969, ta đưa ra đề nghị hòa bình 10 điểm, trong đó điểm 3 nêu
“Vấn đề các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam sẽ do các bên Việt Nam giải quyết”. Luận điểm sách lược này trước mắt là nhằm bác bỏ yêu sách của Mỹ, không cho phía Mỹ được quyền dính líu vào vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam. Về lâu dài, ta cũng hướng vào giải quyết vấn đề này theo cách đó là thuận cho ta nhất. Ta kiên trì sách lược này suốt bốn năm. Cuối cùng nó được hai bên thỏa thuận thành một điều khoản của Hiệp định. Điều 13 của Hiệp định ghi: “Vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết”. Đây là một kỳ công về sách lược và nghệ thuật đàm phán, đưa lại thành công lớn. Vận dụng sách lược là nghệ thuật tinh tế nhất của ngoại giao và đàm phán.
Bài học thứ năm là biết nắm thời cơ giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi quyết định để đi tới thắng lợi cuối cùng.
Chống kẻ thù mạnh, ngay từ đầu chúng ta đã phải trù tính thắng địch như thế nào, buộc địch thua đến đâu thì chúng có thể chịu; ta thắng đến đâu là phù hợp khả năng của ta. Bởi vậy phương châm giành thắng lợi từng bước là con đường tất yếu của ta để đi đến thắng lợi. Nắm thời cơ là nhân tố hàng đầu để giành một bước thắng lợi.
Thời cơ gồm ba nhân tố chính: tình hình chiến trường, tình hình nội bộ địch và tác động của quốc tế. Năm 1967, trên chiến trường ta đã chế ngự được địch, Mỹ sa lầy, nội bộ Mỹ rạn nứt, quốc tế lên án Mỹ mạnh mẽ. Ta nắm thời cơ bắt đầu đòi Mỹ xuống thang trên miền Bắc. Ta đi từng bước, buộc Mỹ hạn chế ném bom (3-1968) và chấm dứt hoàn toàn (10-1968)
Sau cuộc Tổng tiến công Xuân Hè 1972, Trung ương và Bộ Chính trị nghiên cứu tổng hợp các nhân tố: “Việt Nam hóa chiến tranh” của Níchxơn đã thất bại nghiêm trọng; thế và lực cách mạng trên toàn Đông Dương đã mạnh hơn địch; Níchxơn chịu nhiều sức ép phải chấm dứt chiến tranh trước bầu cử. Mặt khác Xô, Trung đã đi vào hòa hoãn với Mỹ. Tổng hợp các nhân tố đó, Bộ Chính trị đánh giá ta có thời cơ kết thúc chiến tranh. Từ đó Bộ Chính trị chủ trương đưa đàm phán đi vào thực chất, giành
Với tư tưởng chiến lược đó, ta ép Mỹ thỏa thuận Hiệp định Pari phù hợp thời cơ ta tính toán. Hiệp định Pari ngày 27-1-1973 cũng là thắng lợi một bước nhưng là một bước lớn, có ý nghĩa quyết định, buộc Mỹ rút hết, tạo nên thay đổi so sánh lực lượng và thế trận rất có lợi cho ta để hai năm sau ta giành thắng lợi cuối cùng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Những bài học kinh nghiệm lớn thời chống Mỹ có tính chất kinh điển và ý nghĩa lâu dài cho hoạt động của ngành ngoại giao Việt Nam về sau.