Ngoại giao Cách mạng đấu tranh đòi Mỹ - Ngụy thực hiện nội dung

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại giao của việt nam dân chủ cộng ḥòa trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 – 1975 (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA NƯỚC VNDCCH TRONG

2.2 Ngoại giao Cách mạng đấu tranh đòi Mỹ - Ngụy thực hiện nội dung

Thắng lợi lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ đã đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ (7/1954) về lập lại hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định Giơ-ne-vơ bao gồm những nội dung sau:

+ Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nước Đông Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước.

+ Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương.

+ Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời...

+ Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương.

Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.

+ Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7/1956.

+ Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.

Tuy nhiên, trong khi ta nghiêm túc thi hành Hiệp định Giơnevơ, mong muốn “hòa bình thống nhất” và kiên trì đấu tranh để tổ chức tổng tuyển cử thì đế quốc Mỹ không chấp nhận các điều khoản của Hiệp định, thúc đẩy kế hoạch thay thế thực dân Pháp ở miền Nam, hậu thuẫn ngụy quyền tay sai ra sức phá hoại Hiệp định. Ở miền Nam, Mỹ ngụy ra sức khủng bố, bắn giết nhân dân và cán bộ, công khai bóp nghẹt tự do ngôn luận....Những hành động trắng trợn vi phạm hiệp định đã bộc lộ rõ âm mưu thâm độc của Mỹ-Diệm. Âm mưu đó nhằm một mặt giảm uy tín của Chính phủ ta, làm giảm kết quả và ảnh hưởng của Hiệp định đình chiến, mặt khác gây thêm thế lực củng cố nền thống trị của chúng ở miền Nam hòng duy trì tình hình phân trị lâu dài ở nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành Triều Tiên thứ hai, dùng miền Nam Việt Nam làm bàn đạp chuẩn bị chiến tranh chống lại miền Bắc, phá hoại hòa bình, thống nhất và độc lập của nước ta, uy hiếp độc lập và an ninh của các dân tộc Đông Nam Á.

Chính phủ VNDCCH đấu tranh quyết liệt chống những vi phạm ngày càng trắng trợn của chính quyền Ngô Đình Diệm về các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ liên quan đến hòa bình và tự do dân chủ, cấm khủng bố trả thù những người kháng chiến

phạm hiệp định đình chiến của đối phương. Dựa vào cơ sở pháp lý và các cơ chế của Hiệp định Giơnevơ, ngoại giao Việt Nam dân chủ cộng hòa đã phối hợp đấu tranh chống lại các chính sách và hành động nghiêm trọng của chính quyền Ngô Đình Diệm, tố cáo các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, việc trả thù và phân biệt đối với những người kháng chiến cũ trái với điều 8 của Hiệp định, việc cưỡng bức nhân dân vào các trại tập trung, việc đưa ra luật 10/59...góp phần hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân các thủ đô ở miền Nam Việt Nam nổ ra ngày càng mạnh mẽ hơn.

Việc vận động lập lại quan hệ giữa hai miền Nam-Bắc giới tuyến quân sự tạm thời chính là bước đầu của cuộc vận động thống nhất sau đình chiến. Nhận thức rõ âm mưu của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm phá hoại hiệp định, chia cắt vĩnh viễn đất nước ta, chúng ta càng phải ra sức đấu tranh để đưa cuộc vận động này đạt được kết quả. Căn cứ vào đó, trong phiên họp đầu tháng 2/1955, Chính phủ VNDCCH đã nghiên cứu tác động của tình hình mới đến việc đi lại của nhân dân giữa hai miền và ngày 4/2/1955 đã ra tuyên bố: Chính phủ VNDCCH tuyên bố sẵn sàng lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam-Bắc như Hiệp định Giơnevơ quy định, nhằm tạo điều kiện cho các đoàn thể chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, cho nhân dân ở miền Bắc và miền Nam được liên lạc với nhau, được tự do đi lại giữa hai miền. Đây là một đề nghị thiết thực và hợp lý, thực hiện đúng nguyện vọng và nhu cầu cấp thiết của nhân dân hai miền để lập lại đời sống bình thường sau chiến tranh nhưng nhà đương cục miền Nam làm ngơ trước vấn đề này. Vì thế ta cần phải xác định và nhấn mạnh việc đấu tranh đòi thống nhất nước nhà, xem đó là nhiệm vụ then chốt và quan trọng nhất của cách mạng nước ta lúc bấy giờ “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng” [4; 229]. Thực hiện quyết tâm của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố sẵn sàng mở hội nghị hiệp thương với những nhà đương cục có thẩm quyền ở miền Nam bàn về vấn đề tổ chức tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc. Trong công hàm của Chủ tịch nước VNDCCH kiêm Thủ tướng chính phủ gửi Quốc trưởng và Thủ tướng quốc gia Việt Nam nêu rõ: “Đồng bào ta từ Nam chí Bắc không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái đều thiết tha với việc thống nhất nước nhà, đều mong đợi cuộc hội nghị hiệp thương nói trên sẽ sớm họp và sẽ có kết quả tốt. Các nước có nhiệm vụ bảo đảm việc thi hành Hội nghị Giơnevo và nói chung tất cả các nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều mong có hội nghị hiệp thương, hiệp thương đưa đến kết quả tốt, việc thống nhất Việt Nam được thực hiện ...thỏa thuận để cùng nhau bàn về vấn đề thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc”[20; 50]. Nhưng ngày 16/7/1955, Ngô Đình Diệm đã chính thức tuyên bố “ Không thừa nhận Hiệp định Giơnevơ nên y không bị ràng buộc bởi những điều khoản của hiệp định. Không tổ chức tổng tuyển cử cùng với Chính phủ ta và miền Bắc vì miền Bắc không thể có tổng tuyển cử tự do”[5; 457]. Rõ ràng đế quốc Mỹ và chính

quyền Ngô Đình Diệm bộc lộ âm mưu phá hoại Hiệp định Giơnevơ, phá hoại hội nghị hiệp thương và ra mặt khiêu khích với chế độ ta, đồng thời che lấp bằng những luận điệu như “kiên quyết đấu tranh cho thống nhất”, “không gạt bỏ nguyên tắc tuyển cử”...các khẩu hiệu đưa ra nhằm phục vụ Mỹ thực hiện âm mưu can thiệp trắng trợn vào miền Nam, biến miền Nam thành căn cứ để Mỹ gây chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó cuộc đấu tranh của nhân dân ta phải “ luôn luôn nuôi dưỡng quyết tâm phấn đấu và luôn luôn đề cao cảnh giác, phải kiên quyết chống mọi ảo tưởng thắng lợi dễ dàng, không thấy hết khó khăn và tư tưởng thái bình, yên nghỉ”.

Ngày 17/8/1955, Bộ trưởng Bộ ngoại giao VNDCCH Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho hai ông A.Eden và V.Molotov, đồng chủ tịch Hội nghị Giơnevơ. Bộ trưởng Phạm Văn Đồng khẳng định thái độ của VNDCCH là tiếp tục thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ và yêu cầu:

“Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa nhận định rằng Chính phủ Pháp và Chính phủ miền Nam Việt Nam phải nhận trách nhiệm của mình trong việc thi hành Hiệp định Giơnevơ về phần đình chỉ chiến sự cũng như về phần giải quyết vấn đề chính trị.

Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa yêu cầu hai Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ thi hành mọi biện pháp cần thiết để Hiệp định Giơnevơ được tôn trọng, vấn đề chính trị ở Việt Nam được giải quyết, hội nghị hiệp thương giữa các nhà đương cục có thẩm quyền ở hai miền Bắc, Nam phải được mở ngay để bàn về vấn đề thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc. Đó là quyền lợi và nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam, đó cũng là ý muốn của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới” [20; 52].

Ngày 23/10/1955, Mỹ-Diệm tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý” ở miền Nam, phế truất Bảo Đại, suy tôn Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, chính thức cho ra đời cái gọi là nhà nước “Việt Nam cộng hòa”. Những hành động của Diệm đã được Mỹ chủ mưu và tích cực ủng hộ, thái độ nước đôi của Anh, chính sách đầu hàng của Pháp đã khuyến khích cho Diệm tiếp tục thực hiện âm mưu phá hoại Hiệp định Giơnevơ.

Ở miền Nam mặc dù chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức khủng bố nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam vẫn diễn ra liên tục và được lan rộng hơn.

Trong quá trình đấu tranh, đặc biệt là từ khi có Cương lĩnh của mặt trận Tổ quốc, ý thức củng cố miền Bắc đã được nâng cao hơn, khả năng tập hợp quần chúng rộng rãi chống Mỹ-Diệm rõ rệt hơn. Các tầng lớp tư sản thân Pháp và ngay cả một số thân Mỹ cũng chống lại Diệm. Đây là điều kiện thuận lợi cho chúng ta tập hợp lực lượng chống Mỹ-Diệm để đẩy mạnh cuộc đấu tranh giành thống nhất đất nước. Trước mắt nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là: Dùng hình thức tẩy chay để chống âm mưu Mỹ-Diệm tuyển cử riêng rẽ ở miền Nam, kết hợp với việc tuyên truyền phổ biến và thực hiện

thời ra sức củng cố miền Bắc, ra sức tranh thủ dư luận rộng rãi trên thế giới, nhất là ở Pháp và Đông Nam Á. Ngày 26/11/1955 Ngô Đình Diệm công bố “Hiến ước tạm thời”, dựng lên nước Việt Nam cộng hòa và thành lập một Ủy ban “Soạn thảo dự án Hiến pháp của quốc gia Việt Nam”. Ngày 23/1/1956, Ngô Đình Diệm quyết định tổ chức tổng tuyển cử thành lập “Quốc hội lập hiến” và thông qua Hiến pháp của miền Nam. Trong tình hình đó ta phải chủ động đề ra biện pháp chống âm mưu của Mỹ- Diệm, bảo vệ cơ sở pháp lý của Hiệp định Giơnevơ, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà. Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ trương “đòi họp lại hội nghị Giơnevơ, có đại biểu 3 nước trong Ủy ban quốc tế tham dự để bàn biện pháp thi hành Hiệp nghị Giơ ne vơ 1954”[20; 55]. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở miền Bắc cũng như miền Nam và ở ngoài nước nhằm vạch trần toàn bộ âm mưu của Mỹ-Diệm, làm cho nhân dân trong nước và nhân dân thế giới thấy rõ lập trường chính nghĩa của ta tôn trọng Hiệp định Giơ ne vơ để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, tranh thủ sự đồng tình của các nước dự hội nghị Giơnevơ, cô lập đế quốc Mỹ.

Ngày 6/4/1956, chính quyền Ngô Đình Diệm một lần nữa ra tuyên bố phủ nhận Hiệp nghị Giơ ne vơ và kêu gọi “Hỡi đồng bào ngoài vĩ tuyến 17! Tôi yêu cầu đồng bào vững lòng tin tưởng, với sự thỏa hiệp và ủng hộ của thế giới tự do, Chính phủ Quốc gia sẽ mang lại cho đồng bào độc lập trong tự do” [20; 56]. Ngày 9/4/1956, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng yêu cầu hai chủ tịch họp lại Hội nghị Giơ ne vơ để bàn biện pháp thi hành Hiệp định đó. Liên Xô và Anh không thể làm ngơ trước tình hình nghiêm trọng ở Đông Dương lúc này. Ngày 11/4/1956, Thứ trưởng ngoại giao Liên Xô Gromuko và Thứ trưởng ngoại giao Anh Reading đại diện hai đồng Chủ tịch đã gặp nhau tại Luân Ðôn để thảo luận tình hình Việt Nam sau khi Pháp rút quân. Reading đã tìm cách từ chối thảo luận về việc triệu tập tại Hội nghị Giơnevơ.

Trước tình hình đó, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Văn Đồng đã gửi công hàm cho Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Pháp (12/4/1956) khẳng định: Nước Pháp là người đã kí Hiệp định Giơ ne vơ nên nghĩa vụ và trách nhiệm của Pháp đối với việc thi hành Hiệp nghị vẫn còn nguyên vẹn. Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa yêu cầu Chính phủ Pháp tôn trọng chữ ký và lời cam kết của mình...

Do hoạt động ngoại giao của Chính phủ ta được đẩy mạnh, song song với hoạt động của Liên Xô, dư luận của thế giới đòi hỏi giải quyết vấn đề miền Nam vì vậy, ngày 8/5/1956 hai Chủ tịch hội nghị Giơ ne vơ đã gửi thư kêu gọi Chính phủ hai miền tôn trọng các điều khoản quân sự và chính trị của Hiệp định Giơ ne vơ, yêu cầu cho biết thời gian cần thiết để bắt đầu hiệp thương tổng tuyển cử. Pháp lập ra phái đoàn liên lạc Pháp bên cạnh ủy ban liên hiệp với ý định làm trung gian giữa Chính phủ VNDCCH và Chính quyền Sài Gòn. Ngô Đình Diệm tuy chấp nhận hợp tác với Ủy

ban quốc tế nhưng vẫn tiếp tục vi phạm trắng trợn Hiệp định. Trước hành động phá hoại Hiệp định đó 6/7/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ra sức củng cố miền Bắc thành nền tảng vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà và nêu chủ trương lập lại quan hệ bình thường và quyền tự do đi lại giữa hai miền, mở Hội nghị hiệp thương gồm đại biểu của chính quyền hai miền để bàn về vấn đề thống nhất đất nước. Qua hoạt động phá hoại của chính quyền Ngô Đình Diệm có thể thấy đến năm 1956, Hiệp định Giơnevơ đã bị chính quyền Ngô Đình Diệm xé bỏ.

Từ tháng 7/1956 đến năm 1960, Bộ trưởng Ngoại giao VNDCCH đã nhiều lần gửi công hàm cho hai Chủ tịch Hội nghị Giơ ne vơ tố cáo Mỹ-Diệm vi phạm Hiệp nghị và bên cạnh đó Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng đã gửi công hàm cho chính quyền Ngô Đình Diệm nhưng chúng đưa ra các yêu sách vì không muốn thống nhất đất nước. Trong khi đó, chính quyền Ngô Đình Diệm ngày càng gắn bó với Mỹ và các nước phụ thuộc Mỹ ở Đông Nam Á. Mỹ-Diệm ra sức thực hiện kế hoạch nhằm biến miền Nam thành căn cứ quân sự từ sau ngày 20/7/1956. Từ năm 1958 trở đi, việc đưa vũ khí chiến tranh vào Việt Nam được xúc tiến với nhịp độ nhanh. Trong việc xây dựng căn cứ quân sự, Mỹ hết sức chú ý đến vấn đề căn cứ không quân. Theo sự chỉ đạo của Mỹ, Diệm lại ngày càng ra sức đẩy mạnh khủng bố một cách điên cuồng, vạch ra kế hoạch “kế hoạch vết dầu loang” mà đỉnh cao của chính sách đó là sự ra đời của đạo luật 10/59 với phương châm “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Ngày 25/8/1958 chính quyền Ngô Đình Diệm công bố cái gọi là “chính sách đối với người cựu kháng chiến”. Tuy vậy, những chính sách Mỹ-Diệm thực hiện ở miền Nam không đạt được kết quả như mong muốn vì vấp phải phong trào đấu tranh mạnh mẽ của đồng bào miền Nam. Trong năm 1960 ở miền Nam hàng triệu người đã tham gia hàng nghìn cuộc đấu tranh đòi giải tán các “khu trù mật”, chống bắt phu, bắt lính, chống khủng bố. Ngày 20/12/1960 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Đây là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong phong trào đấu tranh cống Mỹ-Diệm ở miền Nam. Qua 6 năm đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ, hoạt động ngoại giao đã góp phần làm cho dư luận thế giới thấy rõ Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thiết tha với hòa bình và thống nhất đất nước. Chủ quyền quốc gia Việt Nam là của chung toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, giai cấp, xu hướng chính trị, tín ngưỡng tôn giáo. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam kết hợp các hình thức ngoại giao Nhà nước và nhân dân đã tạo ra được dư luận quốc tế quan tâm, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta và lên án các chính sách, hành động sai trái của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Có thể nói, thắng lợi của cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ không chỉ là thắng lợi của nhân dân miền Nam, mà nó còn góp phần lập lại

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại giao của việt nam dân chủ cộng ḥòa trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 – 1975 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w