Ngoại giao Cách mạng phục vụ cuộc đấu tranh chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ - Ngụy giai đoạn 1969 -1975

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại giao của việt nam dân chủ cộng ḥòa trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 – 1975 (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA NƯỚC VNDCCH TRONG

2.4 Ngoại giao Cách mạng phục vụ cuộc đấu tranh chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ - Ngụy giai đoạn 1969 -1975

Đến cuối năm 1966, quân và dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đã giành được những thắng lợi quan trọng. Cuộc phản công chiến lược của quân viễn chinh Mỹ vào mùa khô 1965-1966 bị đập tan, cuộc phản công thứ hai vào mùa khô 1966-1967 cũng đang gặp khó khăn. Trong khi đó, miền Bắc đến lúc này đã bắn rơi 1.620 máy bay Mỹ.

Trên đà thắng lợi, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 13 quyết định đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng trên cả hai miền và đề ra chủ trương đấu tranh ngoại giao. Nghị quyết của Hội nghị ngày 27/1/1967 chỉ rõ: “Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hiện nay, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay với tính chất cuộc đấu tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng tích cực và chủ động”. Với quan điểm đó, Hội nghị xác định mục đích của cuộc tiến công trên mặt trận ngoại giao lúc này là tố cáo mạnh mẽ hơn nữa chính sách xâm lược hiếu chiến của đế quốc Mỹ, đề cao lập trường chính nghĩa của nhân dân ta, đồng thời tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của các nước XHCN anh em và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Hội nhị cho rằng : “ Trước mắt chúng ta cần tập trung vào khẩu hiệu đòi Mỹ phải chấm dứt không điều kiện và vĩnh viễn việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.

Đầu năm 1968, với thắng lợi to lớn của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân đợt 1, Tổng thống Mỹ Johnson trong tuyên bố đêm 31/3/1968 đã chấp nhận thương lượng với ta. Cục diện vừa đánh vừa đàm được mở ra.

Cuộc tiến công trên mặt trận ngoại giao của nhân dân ta bắt đầu.

Hội nghị Paris khai mạc với phiên họp đầu tiên vào ngày 13/5/1968, kéo dài hơn 4 năm 8 tháng mới kết thúc với việc ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27/1/1973. Có thể thấy diễn biến của cuộc hội đàm Paris qua 4 giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1(từ tháng 5-1968): Đàm phán giữa hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ. Trưởng đoàn Việt Nam là Bộ trưởng Xuân Thủy, Trưởng đoàn Mỹ là Averell Harriman, đại diện Tổng thống Mỹ. Trong các phiên họp hàng tuần , đoàn Việt Nam tập trung lên án Mỹ xâm lược miền Nam, đánh phá miền Bắc, lên án chế độ Sài

bom ở miền Bắc; còn phía Mỹ cho rằng VNDCCH xâm lược miền Nam, giúp đỡ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam “ hoạt động lật đổ”, đòi rút quân miền Bắc và khôi phục lại khu phi quân sự.

Đến những ngày cuối tháng 10/1968, hai bên thảo thuận được hai vấn đề: Một là, Mỹ chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước VNDCCH. Hai là, triệu tập cuộc hội nghị bốn bên gồm:

VNDCCH, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa để tìm một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam.

- Giai đoạn 2 (từ tháng 1/1969): Đàm phán giữa bốn bên, giằng co quyết liệt trên chiến trường cũng như trên bàn đàm phán. Sau khi mất hai tháng cuối năm 1968 mới thống nhất hình dáng chiếc bàn họp là kiểu bàn tròn liền, Hội nghị Paris gồm bốn bên khai mạc ngày 25/1/1969. Suốt mấy tháng trời, hội nghị không có tiến triển. Để phán vỡ bế tắc và mở cuộc tấn công mới, ngày 8/5/1969 Trưởng đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Trần Bửu Kiếm đưa ra Giải pháp toàn bộ mười điểm về vấn đề miền Nam Việt Nam, tập trung vào hai vấn đề chính: Một là, Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh, rút hết quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam mà không được đòi điều kiện gì. Hai là, nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình và thành lập chính phủ liên hiệp lâm thời để tổ chức tổng tuyển cử tự do.

Ngày 14/5/1969, Mỹ đưa ra Kế hoạch tám điểm, nói Mỹ muốn rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, đề nghị hai bên cùng rút số lớn quân trong vòng 12 tháng sau khi có hiệp định. Tinh thần chung toát lên của Kế hoạch này là đặt ngang hàng kẻ xâm lược và người bị xâm lược, vẫn giữ chính quyền thân Mỹ ở Sài Gòn, đồng thời hạ thấp vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.. Ngày 6/6/1969, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam họp Đại hội quốc dân miền Nam Việt Nam, ra nghị quyết thành lập chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam, thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tạo ra một thực tế ở miền Nam có hai chính quyền song song tồn tại. Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VIệt Nam tại Hội nghị Paris chuyển thành Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Bộ trưởng Ngoại giaoNguyễn Thị Bình làm trưởng đoàn.

Trong hai năm 1969-1970, VNDCCH và Cộng hòa miền Nam Việt Nam duy trì và phát huy hội nghị bốn bên để tấn công địch, góp phần làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Nixon và tranh thủ dư luận. Đây cũng là thời gian diễn ra một số cuộc gặp kín giữa Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ với Henry Kissinger- đại diện của Tổng thống Nixon. Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán trở nên gay gắt, nhiều khi bị gián đoạn. Hội nghị không đạt được một thỏa hiệp nào rõ ràng, dứt khoát.

- Giai đoạn 3 (từ tháng 6/1971): Trong cuộc gặp kín ngày 26/6/1971, Cố vấn Lê Đức Thọ đưa cho Kissinger Giải pháp chín điểm làm cơ sở để giải quyết hòa bình cuộc chiến tranh Việt Nam, đề nghị trong năm 1971 rút hết quân Mỹ ra khỏi miền Nam, thay Nguyễn Văn Thiệu và lập chính quyền mới ở Sài Gòn. Do thất bại trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 và lúc này ở miền Nam chỉ còn 150.000 quân Mỹ, ngày 11/10/1971 phía Mỹ chuyển đến đoàn ta một Đề nghị tám điểm, nói Mỹ sẽ rút hết quân Mỹ và đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam trước ngày 1/7/1972 nếu đạt được hiệp định trước ngày 1/12/1972, tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam do nhân dân miền Nam tự quyết định không có sự can thiệp của nước ngoài, thực hiện ngừng bắn trên toàn Đông Dương kể từ khi ký hiệp định chính thức..., nói chung có một số điểm mềm dẻo hơn trước. Nhằm tăng thêm sức mạnh tiến công trên bàn đàm phán, theo chủ trương của Đảng, từ ngày 30/3/1972 quân ta nổ súng mở màn cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược này đã tạo thêm thuận lợi cho ta ở Hội nghị. Cuối tháng 6- đầu tháng 7/1972, Bộ chính trị họp, đánh giá tình hình và thời cơ mới, xác định bốn mục tiêu trong đàm phán: Một là, Hoa Kỳ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Hai là, Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân, không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Ba là, Hoa Kỳ thừa nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát, Hoa Kỳ tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Bốn là, Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh dưới hình thức đóng góp để hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại miền Bắc.

Từ giữa tháng 7/1972, các cuộc đàm phán đạt được một số thỏa thuận: Mỹ chịu rút hết quân trong vòng 3 tháng, thực hiện ngừng bắn tại chỗ ở miền Nam; nhưng vấn đề chưa nhất trí còn nhiều, nhất là vấn đề chính trị nội bộ miền Nam. Tháng 9/1972, Bộ Chính trị đề ra chủ trương mới về đàm phán ở Paris. Nhận thấy Mỹ cố tình kéo dài đàm phán để vượt qua bầu cử, và ở miền Nam chúng đã chiếm lại Thành cổ Quảng Trị, Bộ Chính trị xác định rõ thêm mục tiêu giải pháp: “Yêu cầu lớn nhất của ta hiện nay là chấm dứt dính líu quân sự của Mỹ, chấm dứt chiến tranh bằng không quân và thả mìn ở miền Bắc. Việc chấm dứt dính líu quân sự của Mỹ và ngừng bắn ở miền Nam đưa đến việc công nhận trên thực tế hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát ở miền Nam. Đạt yêu cầu này là thắng lợi có ý nghĩa quan trọng”. Tại phiên họp ngày 8/10/1972, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ trao cho Henry Kissinger dự thảo Hiệp định về vấn đề chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam gồm 10 chương và dự thảo Thỏa thuận về quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam . Từ ngày 10 đến ngày 12/10/1972, cuộc đàm phán tuy diễn ra gay gắt nhưng hai bên dần dần đạt thêm một số tiến bộ. Ngyà 20/10/1972, Mỹ thỏa thuận với ta lịch trình dẫn đến việc ký

26/10, Chính phủ VNDCCH ra tuyên bố về tình hình cuộc đàm phán, về việc hoàn thành Hiệp định ngày 22/10 và thời gian biểu hai bên đã thỏa thuận. Các nước XHCN anh em đều ủng hộ tuyên bố đó. Cùng ngày, Kissinger họp báo biện bạch thái độ của Mỹ và nói rằng “ Hòa bình trong tầm tay”. Nhờ luận điệu “ Hòa bình trong tầm tay”, Nixon trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ hai.

- Giai đoạn 4 (từ tháng 11/1972): Đợt đàm phán mới bắt đầu từ ngày 20/11/1972.

Ngay phiên họp đầu tiên, khi Kissinger đề nghị sửa đổi 69 điểm theo yêu cầu của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, Cố vấn Lê Đức Thọ đã phên phán gay gắt. Đầu tháng 12/1972, khi hai bên họp lại, phía Mỹ đã lùi mốt số điểm và phía Việt nam cũng có chỗ mềm dẻo.

Nhằm ép ta chấp nhận những điều kiện đưa ra tại Hội nghị, Nixon đã liều lĩnh mở cuộc tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội và Hải Phòng. Do đề phòng từ trước, quân và dân ta đã làm nên trận Điện Biên Phủ trên không oanh liệt trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, tạo thế vững mạnh cho ta trong vòng đàm phán cuối cùng. Tại cuộc họp ngày 8/1/1973, ta kịch liệt phê phán Mỹ về việc ném bom vào Hà Nội và Hải Phòng dịp Noel 1972, sau đó hai bên đồng ý giải quyết những vấn đề tồn tại và cách ký các văn kiện. Ngày 23/1/1973 vào lúc 9h 35 phút, tại Hội trường Klesber, Lê Đức Thọ và Kisinger ký tắt hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ngày 27/1/1973, lễ ký kết Hiệp định giữa hai bên và bốn bên diễn ra trọng thể tại Hội trường Klesber.

Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ký tại Paris ngày 27/1/1973 gồm 9 chương 23 điều. Nội dung Hiệp định Pari gồm những điều khoản cơ bản sau đây:

-Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27/01/1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).

-Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi với Việt Nam.

Hiệp định Pari về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, đã tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Cội nguồn của thắng lợi Hội nghị Pari là tinh thần quyết chiến quyết thắng, là ý chí quật cường đấu tranh bền bỉ bảo vệ cho chân lý, giành độc lập tự do của cả dân tộc ViệtNam. Cuộc đấu tranh này phản ánh đầy đủ sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, dựa vào chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hội nghị Pari và Hiệp định Pari mãi mãi đi vào trong lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh nói riêng như một dấu son không bao giờ phai mờ.

“ Hiệp định đã được ký kết là cơ sở chính trị và pháp lý bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, bảo đảm quyền tự quyết thiêng liêng của đồng bào ta ở miền Nam. Thắng lợi này là cơ sở để nhân dân ta tiếp tực đứng lên giành thắng lợi mới, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước” ( Lời kêu gọi ngày 28/1/1973 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ).

Sau khi ký kết Hiệp định Pari, cuộc đấu tranh của ta chuyển sang giai đoạn đấu tranh thi hành Hiệp định và tập trung giải phóng hoàn toàn miền Nam , thống nhất đất nước. Trong giai đoạn này, ngoại giao tiếp tục giương cao ngọn cờ hòa bình, đấu tranh đòi Mỹ - Ngụy thi hành Hiệp định; phối hợp với mặt trận quân sự, chính trị, tạo thời cơ chiến lược cho cuộc Tổng tiến công mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc. Một mặt, ta nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định ngừng bắn trên toàn chiến trường, trao trả tù binh Mỹ. Mặt khác, ta tích cực, chủ động dùng ngoại giao phát huy thế thắng ở chiến trường, vận dụng cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý của Hiệp định, phối hợp với mặt trận quân sự, chính trị buộc Mỹ, ngụy thi hành Hiệp định.

Sau hiệp định Paris, hàng loạt nước đã công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và VNDCCH trong năm 1973. Cho đến 6/10/1973, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã có 34 nước công nhận và lập quan hệ ngoại giao. Ngày 29/3/1973, tại thủ đô Thụy Điển đã diễn ra Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam, đòi Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn thi hành nghiêm chỉnh và triệt để Hiệp định.

Từ cuối năm 1974, tình hình chiến trường cũng như tình hình nước Mỹ và quốc tế có lợi cho ta. Vụ bê bối Watergate đã triệt tiêu khả năng Mỹ can thiệp quân sự trở lại. Đầu năm 1975, trước thời cơ lịch sử, Đảng ta đã hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại giao của việt nam dân chủ cộng ḥòa trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 – 1975 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w