Ngoại giao Cách mạng phục vụ cuộc đấu tranh chống chiến lược: “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” của Mỹ - Ngụy (1960 -1968)

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại giao của việt nam dân chủ cộng ḥòa trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 – 1975 (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA NƯỚC VNDCCH TRONG

2.3 Ngoại giao Cách mạng phục vụ cuộc đấu tranh chống chiến lược: “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” của Mỹ - Ngụy (1960 -1968)

Sau khi nước ta phải tạm thời chia làm hai miền, Đảng ta xác định đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Được sự giúp đỡ của các nước trong khối XHCN, đến cuối năm 1957, miền Bắc đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế. Trong khi đó, ở miền Nam, tháng 5/1957, Ngô Đình Diệm sang Hoa Kỳ gặp Tổng thống Aixenhao, ra thông cáo chung khẳng định Mỹ ủng hộ Diệm, lập phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự (MAAG) nhằm đẩy mạnh xây dựng quân đội Sài Gòn thành một lực lượng đủ mạnh để chống phá, đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam.

Tháng 5/1959, Diệm ban hành Luật 10/59 dùng tòa án quân sự đặc biệt xét xử những người yêu nước, lê máy chém đi khắp miền Nam đàn áp các chiến sỹ cách mạng. Trước những hành động phá hoại, đàn áp của chính quyền Diệm và sự can thiệp của Mỹ, cách mạng miền Nam đã gặp phải nhiều tổn thất. Nhiều tổ chức cơ sở Đảng bị phá vỡ, nhiều đồng chí cán bộ theo kháng chiến bị bắt, bị đàn áp, giết hại.

Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đinh Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965). “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.

Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây-Taylo mà nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Thực hiện kế hoạch, Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dập dân “ấp chiến lược”, trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn. “Ấp chiến lược” (sau đó gọi là “ấp tân sinh”) được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như

“xương sống” của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và nâng lên thành “quốc sách”.

Chúng coi việc “ấp chiến lược” như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình “bình định” miền Nam. Chúng dự định dồn 10 triệu nông dân vào 16.000 ấp trong tổng số 17.000 ấp toàn miền Nam.

Được Mĩ hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn, quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến

hành những hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

Trước tình hình đó, với ý chí độc lập tự chủ, xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ đã khởi thảo bản Đề cương cách mạng miền Nam. Trên tinh thần cốt lõi của bản đề cương, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1/1959) đã hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới, chỉ ra phương pháp kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến lên giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dưới ánh sáng của nghị quyết 15, cách mạng miền Nam đã chuyển sang giai đoạn mới, “từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.” Phong trào Đồng khởi đã giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược can thiệp của Aixenhao. Ngày 20/11/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, đánh dấu sự kiện quan trọng trong phong trào đấu tranh chống Mỹ - Diệm. Mặt trận chủ trương thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập, lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc, chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hòa bình thế giới, nhờ đó ngày càng được thế giới công nhận và ủng hộ.

Trong giai đoạn này, ngoại giao ta tích cực đấu tranh chống chính sách độc tài của chính quyền Ngô Đình Diệm, chống sự can thiệp của Mỹ. Ta chú ý vận động dư luận trong nước và quốc tế. Ngày 18/2/1962, chính phủ VNDCCH ra tuyên bố về việc Mỹ tăng cường can thiệp và xâm lược miền Nam Việt Nam. Các nước Liên Xô, Trung Quốc, Ủy ban đoàn kết Á – Phi, Hội đồng hòa bình thế giới, Hội luật gia dân chủ quốc tế… đều lên tiếng phản đối Mỹ can thiệp vào miền Nam, ủng hộ Việt Nam.

Cũng trong giai đoạn này, ta còn tính đến khả năng trung lập hóa miền Nam.

Thực tế lúc đó, ở Đông Dương, trong những điều kiện lịch sử khác nhau, các Chính phủ ở cả Lào và Campuchia đều đi theo con đường trung lập. Ở miền Nam, khủng hoảng chính trị diễn ra triền miên, đã có sự xuất hiện của “lực lượng thứ ba” đấu tranh chống chính quyền Mỹ - Diệm, đòi các quyền dân sinh dân chủ. Trước tình hình mới, ta tính đến khả năng đấu tranh lập một chính phủ liên hiệp thi hành chính sách đối ngoại trung lập, yêu cầu Mỹ rút quân và từ đó hoàn thành thống nhất đất nước. Trong

“Thư vào Nam ” đồng chí Lê Duẩn đã nói rõ về khả năng này. Chính sách đấu tranh để xây dựng một chính quyền trung lập ở miền Nam vừa nhằm khoét sâu mâu thuẫn giữa các phe phái trong chính quyền Sài gòn và tập hợp quần chúng miền Nam, vừa nhằm đẩy Mỹ vào thế bị động: Một khi chính phủ trung lập ở miền Nam được lập nên, chính phủ đó sẽ yêu cầu Mỹ rút lực lượng quân sự khỏi miền Nam và hai miền sẽ bàn về cách thức thống nhất đất nước trong hòa bình.

Nhiều chính khách của Mỹ và quốc tế như Tổng thống Pháp De Gaulle, Thượng

qua một kiểu đình chiến hoặc dàn xếp nào đó. Tuy nhiên, Nhà Trắng đã đưa ra thuyết

“domino” để tạo sức ép theo hướng tăng cường can thiệp của Mỹ vào miền Nam Việt Nam . Các quan chức trong chính quyền Mỹ, bao gồm Ngoại trưởng Dean Rusk, cố vấn an ninh quốc gia Bundy và Bộ trưởng quốc phòng Mc Namara đều cho rằng ý tưởng trung lập hóa miền Nam Việt Nam sẽ gây hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với Mỹ và phương Tây. Chính quyền Johnson do đó kiên quyết can thiệp vào Việt Nam , dự thảo một nghị quyết của Quốc hội Mỹ cho phép mở rộng các hoạt động quân sự ở Đông Dương, được thông qua sau “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” do Mỹ dàn dựng vào tháng 8/1964.

Từ đầu năm 1965, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ leo thang lên một bước mới. Trước sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chuyển sang dùng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân viễn chinh Mỹ và quân đội của các nước phụ thuộc Mỹ từng bước phản công nhằm giành lại quyền chủ động, giành thắng lợi quyết định về chiến lược trên chiến trường miền Nam.

Mục tiêu của Mỹ trong chiến lược này là đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25 - 30 tháng (giữa 1965 đến 1967), với biện pháp chủ yếu là “tìm diệt”, sau đó là “tìm diệt và bình định”, đồng thời dùng không quân và hải quân tăng cường đánh phá miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam, cô lập và đè bẹp cách mạng miền Nam, làm suy yếu căn cứ địa cách mạng của cả nước, hậu phương lớn của cuộc kháng chiến.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Mỹ huy động lực lượng và các phương tiện chiến tranh đến mức cao nhất: 54 vạn quân Mỹ, 7,2 vạn quân đội các nước phụ thuộc và hơn nửa triệu quân ngụy cùng với một khối lượng vũ khí và phương tiện chiến tranh khổng lồ.

Tháng 2/1965, Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân chống miền Bắc. Tháng 3/1965, Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Để che đậy bản chất phi nghĩa và tính chất tàn bạo của các hành động chiến tranh, Mỹ ráo riết tung ra nhiều thủ đoạn ngoại giao: Ra sách trắng “Vì đâu có vấn đề Việt Nam” nhằm đổ lỗi cho VNDCCH; thông báo cho Liên hợp quốc rằng Mỹ sẵn sàng rút hết các đơn vị quân sự của họ trong trường hợp “Bắc Việt Nam chấm dứt xâm lược Nam Việt Nam”. Trước tình hình cách mạng miền Nam diễn biến hết sức phức tạp, trong năm 1965, Đảng đã tiến hành hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương nhằm để ra chủ trương, đường lối cho cách mạng miền Nam. Tháng 3 - 1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tiến hành Hội nghị lần thứ 11 bàn về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt. Ngày 7/4/1965, Tổng thống Johnson đọc diễn văn tại trường Đại học Johns Hopkins vu cáo VNDCCH tấn công một quốc gia độc lập và Mỹ có trách nhiệm bảo vệ tự do cho đồng minh của mình, chìa “củ cà rốt”: Mỹ sẵn sàng

bỏ ra 1 tỷ đôla góp vào sự phát triển ở Đông Nam Á, kể cả VNDCCH. Mỹ mở nhiều đợt vận động ngoại giao cho cái gọi là “sáng kiến hòa bình,” thông qua các kênh khác nhau tiếp xúc với ta để thăm dò quan điểm, phái nhiều nhà ngoại giao đến Paris, Tokyo, Moscow, New Dehli... tạo nên chiến dịch ngoại giao rầm rộ mang mật hiệu

“Pinta” nhằm vận động cho “sáng kiến hòa bình,” đồng thời đe dọa khả năng sẽ đánh phá miền Bắc mạnh hơn nữa để buộc ta phải đàm phán.

Chống lại các thủ đoạn và luận điệu ngoại giao của Mỹ, ta đã tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao và vận động quốc tế nhằm đề cao chính nghĩa dân tộc, thể hiện quyết tâm của nhân dân Việt Nam quyết đánh và quyết thắng cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ; lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, các hành động leo thang chiến tranh và các tội ác của Mỹ trên cả hai miền, mạnh mẽ bác bỏ các luận điệu về “đàm phán không điều kiện” và “hai bên cùng rút quân.” Ngày 22/3/1965, Mặt trận dân tộc giải phóng ra tuyên bố 5 điểm biểu thị mạnh mẽ lập trường, mục tiêu chiến đấu và quyết tâm của nhân dân miền Nam chống xâm lược cho đến thắng lợi cuối cùng. Ngày 8/4/1965, Chính phủ VNDCCH ra tuyên bố 4 điểm nêu rõ lập trường và những nguyên tắc lớn của một giải pháp thỏa đáng để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hai bản tuyên bố này là cơ sở vững chắc cho đấu tranh ngoại giao của ta. Tháng 12 - 1965, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã phân tích một cách toàn diện chiến lược mới của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và nhận định mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân đội viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn, cuộc chiến tranh trở nên gay go, ác liệt, nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch.

Ta đã đón tiếp nhiều vị khách quốc tế đến làm “trung gian hòa giải,” qua đó nói rõ lập trường của chính phủ ta, vạch trần bản chất xâm lược và hoạt động ngoại giao nhằm che đậy các hành động chiến tranh phi nghĩa của Mỹ. Qua các cuộc đón tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Mikhailovsky; nhà ngoại giao Ronning, đại diện chính phủ Canada; chính khách Sainteny, đại diện Pháp và cả các vị khách Mỹ là các nhà báo, nhà hoạt động tôn giáo... tới Hà Nội; qua các bức thư trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với De Gaulle, với Johnson; trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế; thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 24/1/1966 gửi đến người đứng đầu nhà nước và chính phủ của gần 70 nước... ta đã đề cao chính nghĩa dân tộc và ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam, phản bác lại các thủ đoạn ngoại giao của Mỹ, đẩy Mỹ vào thế phải đối phó với dư luận trong và ngoài nước đòi chấm dứt các hành động chiến tranh phi nghĩa.

Tiếp đó, ngày 17-7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi lịch sử “Không

của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần “cả nước ra trận”, “toàn dân đánh Mỹ” quân và dân miền Nam được sự chi viện hết lòng của miền Bắc đã liên tiếp đánh bại các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ - ngụy.

Kết hợp với những thắng lợi về quân sự và chính trị, ngày 28-1-1967, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương khóa III đã quyết định mở mặt trận ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, bè bạn, mở ra cục diện vừa đánh, vừa đàm nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để đánh Mỹ. Hội nghị đã đề ra mục đích cuộc tiến công ngoại giao của ta lúc này là “nhằm tố cáo mạnh hơn nữa những tội ác dã man của bọn xâm lược Mỹ”, vạch trần thủ đoạn “hoà bình” bịp bợm của chúng; đề cao lập trường 4 điểm của Chính phủ ta và bản Tuyên bố 5 điểm của Mặt trận Dân tộc giải phóng; làm sáng tỏ lập trường chính nghĩa và thế tất thắng của ta; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đõ mạnh mẽ hơn nữa bằng nhiều hình thức của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, của nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa, nhất là nhân dân Mỹ, và mọi lực lương yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới, lập một mặt trận thống nhất của nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ xâm lược”.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao của ta ngày càng mở rộng, phối hợp chặt chẽ và tích cực cho cuộc đấu tranh chính trị và quân sự, góp phần rất quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong quá trình tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nó đã tạo bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khởi đầu một quá trình đi xuống về chiến lược trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ.

Cùng với thắng lợi của quân và dân miền Nam, quân và dân miền Bắc đã đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải chịu xuống thang chiến tranh. Ngày 13-5-1968, Mỹ chấp nhận đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Pari, tạo ra bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Từ đây, mặt trận về ngoại giao đã hình thành trên thực tế, mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”, kết hợp có hiệu quả đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao để giành thắng lợi. Ngày 1-11-1968, đế quốc Mỹ buộc phải chấm dứt không điều kiện ném bom và bắn phá miền Bắc, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bị phá sản.

Thực hiện nghị quyết của các Hội nghị lần thứ 11, 12, 13 và 14 của Ban Chấp hành Trung ương (1965 - 1968), quân và dân hai miền Nam, Bắc đã đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại giao của việt nam dân chủ cộng ḥòa trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 – 1975 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w