Hình 1.5. Thiết đồ cắt ngang qua vị trí thoát vị đĩa đệm [12]
Viêc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng của thoát vị đĩa đệm
Trên lâm sàng có hai hội chứng chính để ta nghĩ đến chẩn đoán là bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm [1],[24],[31],[32],[33].
1.3.1.1. Hội chứng cột sống
Triệu chứng đau vùng cột sống thắt lưng là yếu tố thường thấy nhất. Đau có thể là cấp tính hoặc mãn tính có nhiều đợt tái phát. Đau với đặc điểm là đau tăng khi thay đổi tư thế, khi đi lại, khi ho, khi hắt hơi và giảm đau khi được nghỉ ngơi. Tính chất cơn đau mang tính chất cơ học.
Cột sống có thể có biến dạng do bệnh nhân đi lại theo tư thế chống đau, và thường giảm hoặc mất đường cong sinh lý CSTL.
Hạn chế tầm vận động cột sống thắt lưng, nhất là khả năng cúi của BN.
1.3.1.2. Hội chứng rễ thần kinh
- Triệu chứng đau dọc theo đường đi của rễ thần kinh chi phối
- Có thể có rối loạn cảm giác chi bên đau - Có thể có teo cơ do thần kinh chi phối - Giảm hoặc mất phản xạ gân xương.
Có thể gặp đau ở cả hai chân nếu như có thoát vị trung tâm.
Có điểm đau tương ứng vùng tổn thương cột sống thắt lưng.
Hạn chế tầm vận động của CSTL.
* Các dấu hiệu kích thích rễ thần kinh Điểm đau Valleix (+)
Dấu hiệu Lassegue (+) Dấu hiệu Bấm chuông (+)
Dựa vào bảng phân loại theo giải phẫu chức năng để xác định rễ thần kinh nào bị chèn ép.
Rễ bị chèn ép Nhóm cơ yếu Giảm hoặc mất phản xạ
Giảm hoặc mất
cảm giác Vị trí đau
L2 Cơ thắt lưng (-) Mặt trước trên
đùi
Mặt trước đùi
L3 Cơ thắt lưng, cơ
tứ đầu đùi
(-) Mặt trước dưới
đùi và mặt trước khớp gối
Mặt trước đùi và gối
L4 Cơ tứ đầu đùi, cơ
khép đùi và cơ chầy trước
Gân gối Mặt sau cẳng chân
Mặt trước gối và mặt ngoài cẳng chân
L5 Cơ mác, cơ chầy
trước, cơ duỗi chung các ngón, cơ duỗi riên ngón cái
(-) Mặt ngoài cẳng
chân và mu chân
Mông, mặt sau đùi, trước ngoài cẳng chân và mu chân
S1 Các cơ sinh đôi
và cơ dép
Gân gót Vùng gan bàn chân và phần ngoài bàn chân
Mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân và gan chân
1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng 1.3.2.1. Chụp XQ quy ước
Kết quả của XQ quy ước không cho ta kết quả có thoát vị CSTL hay không mà cho ta biết được hình thái giải phẫu và cấu trúc xương tương đối (khoang gian đốt, lỗ tiếp hợp, mật độ xương).
1.3.2.2. Chụp bao rễ thần kinh
Chụp bao rễ thần kinh là phương pháp chụp X quang sau khi đưa chất cản quang vào khoang dưới nhện thắt lưng lưng cùng, đây là phương pháp có giá trị chẩn đoán cao tuy nhiên ngày nay ít sử dụng phương pháp này vì có nhiều tai biến trong quá trình chụp [17],[27].
1.3.2.3. Chụp cắt lớp vi tính
- Phương pháp này cho kết quả chính xác đáng tin cậy, tuy nhiên còn có một số hạn chế là chỉ chụp được theo trục Axial nên độ nhạy thấp hơn chụp MRI 1.3.2.4. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân
Chụp cộng hưởng từ (MRI: magnetic resonance imaging) có thể chụp theo trục dọc (axial), mặt phẳng đứng dọc (sagital) và chếch (oblique) nên giá trị chẩn đoán rất cao, chẩn đoán sớm thoái hóa đĩa đệm, lồi và TVĐĐ, xác định chính xác định khu các TVĐĐ vào thân đốt, có khả năng chẩn đoán định khu với độ chính xác cao. Phương pháp này cho kết quả chẩn đoán rất cao tương đương chụp tủy sống và là phương pháp không xâm lấn. Đây là phương pháp rất tốt để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm CSTL, nó cho hình ảnh trực tiếp của đĩa đệm cũng như các nhánh và rễ thần kinh [6],[27],[34].
Hình 1.6. Hình ảnh TVĐĐ CSTL L3- L4 (BN Nguyễn Mạnh H)
1.3.3. Chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm
Theo Saporta (1970), chẩn đoán TVĐĐ khi có 4 trong 6 triệu chứng - Có yếu tố chấn thương
- Đau rễ thần kinh tăng lên khi ho, hắt hơi, rặn - Tư thế chống đau
- Dấu hiệu gấp cột sống - Dấu hiệu bấm chuông - Dấu hiệu Lasegue
* Dựa vào kết quả chụp MRI.