Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp can thiệp
2.3.3. Điều trị bằng chườm ngải cứu nóng
Cây ngải cứu có tên khoa học là Artermisa vulgaris L. (theo tiếng Anh là Argy worm wood leaf), (tiếng khác là Co linh ly (Thái), Quá sú (tiếng mèo), (thức cứu, nhả ngải (tiếng tày)), là loại cỏ sống lâu cao khoảng 0,4 đến 1,5m mọc hoang và được trồng ở vườn nhà khắp nơi trên đất nước ta. Lá mọc so le, rộng, không có cuống, lá sẻ nhiều kiểu, từ lối sẻ lông chim đến lối sẻ từng thùy theo đường gân. Mặt trên lá tương đối nhẵn màu xanh lục, mặt dưới màu tro trắng do có rất nhiều lông nhỏ trắng, khi khô trên hơi xẫm màu, mặt dưới vẫn trắng. Cây ngải cứu là 1 trong 16 cây vận động trồng ở xã [53],[54].
Hình 2.1. Cây ngải cứu tươi Hình 2.2. Lá (cây) ngải cứu khô
Thành phần hóa học
Lá ngải cứu chứa tinh dầu (trong đó chủ yếu là Cineol, Alpha thuyol, một ít adenine, cholin (có tài liệu ghi Artemisia vulgaris chứa 0,05 – 0,2 p.100 tinh dầu, trong đó chủ yếu là Thuyol, Cineol.
Công dụng
Theo đông y, lá ngải cứu vị đắng, cay, tính hơi ấm vào ba kinh can, tỳ, thận có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ thấp.
Dùng ngoài da làm mồi cứu để kích thích các huyệt, thường dùng ngải nhung vê thành mồi hoặc dùng lá ngải khô thành điếu mà đốt.
Nước sắc lá ngải cứu dùng rửa mặt làm cho da dẻ hồng hào tươi đẹp, dùng để tắm chữa ghẻ lở, mẩn ngứa [55],[56],[21],[57].
Trong dân gian ngải cứu được sử dụng rộng rãi có thể làm rau xanh để ăn có nhiều tác dụng để chữa bệnh: một số nơi dùng ngải cứu nóng để ngâm chân điều trị viêm khớp, thoái hoá khớp mạn tính hoặc chứng ứ trệ tuần hoàn hai chi. Tại khoa PHCN bệnh viện Hữu Nghị hàng ngày, từ rất lâu (hơn 40 năm) sử dụng ngải cứu khô để điều trị cho khoảng 30 BN mỗi ngày.
Tuy là ngải cứu khô nhưng khi ứng dụng điều trị ngài cứu được rửa sạch và được đun nóng sau đó mới được điều trị cho BN. Trong thực tế điều trị hàng ngày, bệnh nhân luôn mong muốn được điều trị bằng phương pháp này.
Một tai biến nhỏ có thể xảy ra khi điều trị bằng ngải cứu nóng là bệnh nhân có thể bị bỏng vùng điều trị. Nguyên nhân chủ yếu là khi tiếp xúc ngải cứu nóng, bệnh nhân thấy cảm giác dễ chịu, giảm đau nhanh nên thường áp sát trực tiếp vùng đau vào ngải cứu nóng. Để tránh tình trạng trên, kỹ thuật viên phải hướng dẫn bệnh nhân tỷ mỷ trước khi điều trị đồng thời luôn luôn quan sát và tiến hành đúng quy trình điều trị.
Dụng cụ để tiến hành đun nóng ngải cứu:
- Bếp ga
- Nồi nấu ngải cứu
Hình 2.3. Ngải cứu được đun cách thủy tại khoa PHCN BV Hữu Nghị Tấm ni lông bọc ngải cứu (kích thước 70x70 cm)
Chăn giữ nhiệt (kích thước 80x100 cm)
Hình 2.4. Bệnh nhân đang được điều trị bằng chườm ngải cứu tại khoa PHCN Bệnh viện Hữu Nghị
Quy trình điều trị ngải cứu:
- Ngải cứu được rửa sạch cho vào nồi đun.
- Đun cách thuỷ trong khoảng 10 – 15 phút.
- Khi mở nắp vung thấy mùi ngải cứu thơm bay lên, thấy hơi nước bay lên nhiều là được.
- Lấy ngải cứu ra và bọc vào tấm ni lông sạch. Bên ngoài bọc chăn giữ nhiệt - Bệnh nhân nằm nghiêng về một bên rồi nằm trên chăn giữ nhiệt đã trải.
+ Giai đoạn 1
- KTV Tiến hành mở gói ngải cứu nóng để xông hơi nóng của ngải cứu (Chăn giữ nhiêt để hở một đầu)
- Sau 5phút KTV mở chăn và đảo ngải cứu. Tiếp tục quá trình xông 5 phút nữa.
+ Giai đoạn 2
- Sau khi KTV mở chăn giữ nhiệt lần hai và kiểm tra nhiệt bằng tay (cảm giác nóng) an toàn thì cho BN nằm trực tiếp vùng đau lên ngải cứu nóng. Quá trình điều trị diễn ra trong vòng 30 phút.
Kết thúc quá trình điều trị 30 phút, lau sạch vùng điều trị cho bệnh nhân và kết thúc quy trình.
Mục đích sử dụng phương thức chườm ngải cứu trong điều trị hướng tới mục tiêu:
- Giảm đau bằng nhiệt nóng và ẩm.
Nhiệt ẩm khác với nhiệt nóng thông thường tác dụng của nhiệt ẩm sâu trong tổ chức cơ thể hơn nhiệt khô.