- Bệnh nhân được bất động trong giai đoạn đầu và sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau không steroid đường uống, kết hợp các thuốc dãn cơ, vitamin nhóm B liều cao.
- Có thể tiêm hoặc phong bế ngoài màng cứng các thuốc nhóm corticoid.
Tuy nhiên phương pháp này có rất nhiều tác dụng của thuốc gây ra, có thể xuất huyết tiêu hóa nguy hiểm đến tính mạng người bệnh [22],[8],[35],[36],[37],[38].
1.5.2. Điều trị ngoại khoa
- Đây là phương pháp giải quyết cơ bản được nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm. Mặc dù vậy không phải khi nào cũng thành công tuyệt đối, không ít bệnh nhân phải phẫu thuật nhiều lần.
Chỉ định tuyệt đối: hội chứng đuôi ngựa, hội chứng chèn ép gây liệt hoặc gây đau quá nhiều.
Chỉ định tương đối: điều trị nội khoa từ 3 đến 6 tháng một cách cơ bản mà các triệu chứng đau và các hội chứng dây, rễ thần kinh không giảm [5],[39],[16],[40].
1.5.3. Điều trị giảm áp qua da
- Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trong những năm gần đây, có một số ứng dụng đem lại kết quả khá tốt như: Laser điều trị, sóng cao tần điều trị. Những phương pháp này có tác dụng giảm đau tốt, tuy nhiên giá thành đắt, người nghèo khó tiếp cận, không phải là phương pháp điều trị tuyệt đối bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng [2].
1.5.4. Điều trị bằng y học dân tộc
Thuốc y học dân tộc và các phương pháp châm cứu, điện châm, phong bế huyệt, xoa bóp, bấm huyệt, cấy chỉ .. đã đem lại những hiệu quả cao trong điều trị [41],[42].
1.5.5. Điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng Trong vật lý trị liệu có rất nhiều phương thức khác nhau để điều trị loại bệnh lý này: sử dụng sóng cao tần, sóng siêu âm, sử dụng các phương pháp điện xung, điện phân dẫn thuốc, sử dụng từ trường, nhiệt nóng điều trị, kéo dãn điều trị…
Điều quan trọng là sự kết hợp các phương pháp với nhau để tạo hiệu quả cao nhất trong điều trị. Ta biết rằng, sử dụng đơn độc một phương pháp vật lý trị liệu không thể có kết quả cao được.
Ngoài ứng dụng kết hợp các phương pháp để điều trị thoát vị, người bệnh cần được hướng dẫn tập luyện phù hợp với từng người bệnh cụ thể.
Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đối tượng bệnh nhân của chúng tôi chủ yếu là người bệnh lớn tuổi. Trong nghiên cứu này chúng tôi xử dụng điện xung, ngải cứu nóng điều trị cho bệnh nhân. Sử dụng điện xung và chiếu đèn hồng ngoại trong nhóm chứng.
1.5.5.1. Điều trị bằng điện xung
Trong nghiên cứu này chúng tôi xử dụng dòng TENS để điều trị cho BN.
* Dòng TENS có tác dụng kích thích thần kinh hướng tâm qua da để giảm đau. Dòng TENS là loại xung có tần số 60- 80Hz, có thể biến đổi xoay chiều, một chiều và biến đổi thời gian xung.
Tác dụng chủ yếu là tăng cường tuần hoàn tại chỗ, giảm co cơ, giảm đau [43].
1.5.5.2. Điều trị bằng hồng ngoại
Dưới tác dụng của đèn hồng ngoại (nguồn nhân tạo), tác dụng chủ yếu là nhiệt nóng, qua đó làm giãn cơ, tăng tuần hoàn tại chỗ và làm giảm đau.
1.5.5.3. Điều trị bằng chườm ngải cứu Quy trình điều trị ngải cứu:
- Ngải cứu khô được rửa sạch cho vào nồi đun.
- Đun cách thuỷ trong khoảng 10 – 15 phút.
Quá trình bệnh nhân được xông hơi và chườm ngải cứu nóng diễn ra trong vòng 30 phút.
Kết thúc quá trình 30 phút điều trị, lau sạch vùng điều trị cho bệnh nhân và kết thúc quy trình.
Mục đích sử dụng ngải cứu trong điều trị hướng tới mục tiêu:
- Giảm đau bằng nhiệt nóng và ẩm.
Nhiệt ẩm khác với nhiệt nóng thông thường, tác dụng của nhiệt ẩm sâu trong tổ chức cơ thể hơn nhiệt khô.
Do vậy làm tăng cường tuần hoàn tại chỗ, tăng tưới máu tại vùng đau làm giảm co cơ tốt, đồng thời làm giảm đau.
- Ngoài ra dưới tác dụng giảm đau qua da của chất tinh dầu Alphathyon trong cây ngải cứu, bệnh nhân có cảm giác rễ chịu.