Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả lâm sàng trước và sau điều trị
2.4.1. Sử dụng phương pháp đánh giá theo thang điểm VAS (Visual Analogue Scale)
Sử dụng phương pháp đánh giá theo thang điểm Visual Analogue Scale (VAS): vẽ trên giấy một đoạn thẳng dài 10 (cm) chia khoảng từ 0 đến 10.
Bệnh nhân nhìn vào đó và tự đánh giá mức độ đau của mình, trong đó 0: bệnh nhân hoàn toàn không có cảm giác đau, cảm giác đau tăng dần 1,2,3 4,5…
đến 10 là mức độ đau nặng nhất bệnh nhân có thể chịu được
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
* Đánh giá:
Không đau: 0
Đau nhẹ: 1-3 (điểm) Đau vừa: 4-7 (điểm) Đau nặng: 8-10 (điểm)
2.4.2. Đo độ giãn cột sống (chỉ số Schober) Sử dụng thước dây mềm dài 60 (cm)
Bệnh nhân đứng thẳng, người khám vạch một đường ngang qua đốt sống L5 (ngang hai mào chậu) đo ngược lên 10 (cm) rồi vạch một đường ngang thứ hai. Cho bệnh nhân cúi đến mức tối đa, chân vẫn giữ thẳng, đo lại khoảng cách trên.
Độ giãn CSTL = khoảng cách sau -10(cm)
* Đánh giá:
Rất tốt : ≥ 4 cm (14/10 cm)
Tốt : ≥ 3 cm (13/10 – 14/10 cm) Trung bình : ≥ 2-4 cm (12/10 – 13/10 cm) Kém : < 2 (cm) (< 12/10 cm)
2.4.3. Nghiệm pháp Lassègue
Bệnh nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, thầy thuốc nâng cổ chân và giữa gối cho chân thẳng, khi người bệnh thấy đau ở mông và mặt sau đùi thì thôi, Lassègue (+) khi góc đó < 850.
Cách đánh giá:
4 điểm ≥ 800. 3 điểm ≥ 60-800. 2 điểm ≥ 30-600. 1 điểm < 300.
2.4.4. Tầm vận động cột sống thắt lưng
Sử dụng thước đo 2 cành, một cành cố định và một cành dịch chuyển theo sự di chuyển của thân người, điểm cố định của thước được chia độ từ 0-3600.
Gấp: bệnh nhân đứng thẳng, điểm cố định đặt ở gai chậu trước trên, cành cố định đặt dọc đùi, cành di động đặt dọc thân mình, chân hình chữ V, cúi người tối đa, góc đo được là góc của độ gấp cột sống, bình thường >700.
Cách đánh giá:
4 điểm ≥ 700 3 điểm ≥ 600 2 điểm ≥ 400 1 điểm < 400
Duỗi: Điểm cố định đặt ở gai chậu trước trên, cành cố định đặt dọc đùi, cành di động đặt dọc thân mình, yêu cầu người bệnh đứng thẳng, chân để hình chữ V, ngửa người tối đa. Góc đo được là góc của độ ngửa CSTL, bình thường là 350.
Cách đánh giá:
4 điểm ≥ 250 3 điểm ≥ 200 2 điểm ≥ 150 1 điểm < 150
Nghiêng: sang chân đau (hoặc nghiêng sang chân không đau): Bệnh nhân đứng thẳng, điểm cố định ở gai sau S1, cành cố định theo phương thẳng đứng, cành di động đặt dọc cột sống, yêu cầu người bệnh nghiêng tối đa về từng bên, góc đo được là góc nghiêng CSTL, bình thường là 300.
Cách đánh giá:
4 điểm ≥ 300 3 điểm ≥ 250 2 điểm ≥ 200 1 điểm < 200
Xoay sang bên chân đau (hoặc bên chân không đau): bệnh nhân đứng thẳng, hai vai cân, đặt thước đo song song hai vai, bệnh nhân chắp tay vào hông và xoay người tối đa về từng bên, cành di động xoay theo độ xoay của vai, góc đo được là góc xoay của CSTL, bình thường là 300.
Cách đánh giá:
4 điểm ≥ 250 3 điểm ≥ 200 2 điểm ≥ 150 1 điểm < 150
2.4.5. Đánh giá sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày
Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi “oswestry low back pain disability questionaire” để đánh giá sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày.
Bộ câu hỏi Oswestry Disability được Faibanks JC sử dụng lần đầu tiên vào năm 1980 [58]. Hiện nay bộ câu hỏi này đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, được áp dụng chủ yếu cho bệnh nhân đau lưng với mục đích: đánh giá chức năng vận động của cột sống và khả năng lao động sinh hoạt của bệnh nhân.
TVĐĐ là một trong những nguyên nhân chủ yếu của đau lưng nên chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi Oswestry Disability bao gồm 4 phần: chăm sóc cá nhân, nhấc vật nặng, ngồi, đi bộ và để bệnh nhân tự cho điểm. Mỗi phần gồm 5 nội dung nhỏ được tính từ 0 đến 1.
1. Chăm sóc cá nhân 2. Nhấc vật nặng 3. Đi bộ
4. Ngồi
Thang điểm đánh giá kết quả:
- Rất tốt: 4 điểm.
- Tốt: 3 điểm.
- Trung bình: 2 điểm.
- Kém: 1 điểm.
Đánh giá hiệu quả điều trị chung:
Theo Amor.B [59] tiêu chuẩn xếp loại dựa vào tổng số điểm của các chỉ tiêu trên:
- Rất tốt: 36- 40 điểm.
- Tốt: 30-35 điểm.
- Trung bình: 20-29 điểm.
- Kém: <20 điểm.